[Funland] “Made in China” thất bại, Trung Quốc lén lút thâu tóm thương hiệu ngoại

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,344
Động cơ
552,758 Mã lực
Có lẽ người Trung Quốc nhận ra rằng họ sẽ gần như không thể xóa được mối ác cảm của người tiêu dùng khắp thế giới về chất lượng hàng hóa “Made in China” và việc bỏ tiền để làm các thương hiệu Trung Quốc là vô vọng nên họ đang làm cách khác: Mua đứt các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Đa số người dùng trên thế giới không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa "Made in China"
Theo nguồn tin của tờ Globe (Israel), tập đoàn dược phẩm Fosun Pharma vừa thâu tóm thành công Alma Laser – một hãng chuyên sản xuất thiết bị y tế hàng đầu của Israel. Trị giá của bản hợp đồng này là 240 triệu USD và nó sẽ mở ra cơ hội cho Trung Quốc chiếm lĩnh gần 15% thị trường chăm sóc sắc đẹp cao cấp trên thế giới. Không chỉ có vậy, Fusan Pharma sẽ có cơ hội tiếp cận các công nghệ sản xuất thiết bị laser, quang học và siêu âm y tế… điều mà các doanh nghiệp khác của Trung Quốc “có mơ cũng không thể nghĩ mình làm được”.

Cũng mới đây, ngày 24/4/2013, một công ty Trung Quốc là China Haidian đã gây ngạc nhiên cho giới tiêu dùng hàng xa xỉ thế giới bằng việc mua lại hãng đồng hồ Corum của Thụy Sỹ với giá 86 triệu franc Thụy Sĩ (90,9 triệu USD). Hãng đồng hồ Corum, được thành lập năm 1955, hiện có hơn 600 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới. Hãng nổi tiếng với các loại đồng hồ khảm vàng và đá quý có giá từ hơn 4.000 euro đến hàng triệu euro. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn với tay với một biểu tượng của nước Anh là xe taxi sơn đen. Công ty Zhejiang Geely Holding Group (Triết Giang) đang tiến hành đàm phán để mua lại Manganese Bronze Holding – nhà sản xuất của dòng xe lịch sử này. Trước đó, Trung Quốc đã từng “nuốt chửng” 2 thương hiệu ô tô cũng khá nổi tiếng khác của thế giới là Rover và Volvo. Một thương vụ khá đình đám và tiêu tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông thế giới trong thời gian qua là việc hãng dầu khí Trung Quốc CNOOC đã thành công trong việc mua lại công ty dầu khí Nexen của Canada.

Phát biểu trên tờ RUVR (Đài tiếng nói nước Nga), nhà phân tích chính trị Sergei Markov khẳng định đây là một xu hướng đang phát triển mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới. Với nguồn tài chính ngày càng mạnh mẽ, sự bành trướng của Trung Quốc trên thị trường các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Đây cũng chính là một bước chuyển hướng khôn ngoan của Trung Quốc bởi họ đã rút ra được bài học về việc xây dựng các thương hiệu “Made in China” tốn kém mà hiệu quả lại rất thấp bởi ấn tượng xấu của người tiêu dùng rất khó bị loại bỏ.
“Trung Quốc đang chuyển sang chiến lược mua trọn các doanh nghiệp nước ngoài đã xây dựng thương hiệu thành công. Nếu trước kia họ thu hút công nghệ và cho phép đối tác phương Tây xây dựng nhà máy ở Trung Quốc, thì lúc này chiến lược của họ là mua lại các công ty uy tín và tận dụng tối đa công nghệ mới phục vụ nền kinh tế nội địa”, ông Sergei Markov nhận định.


Việc mua lại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được cho là "chiêu bài" nhằm ngụy trang cho hàng hóa của Trung Quốc sản xuất. (Ảnh minh họa)

Không chỉ tấn công vào thị trường sản phẩm hữu hình, Trung Quốc cũng đã bắt đầu “khai chiến” trên mặt trận sản phẩm dịch vụ và giải trí mà cụ thể nhất là việc Tập đoàn Dalian Wanda Group đã nắm quyền kiểm soát 346 cụm rạp chiếu phim ở Mỹ với khoảng 5.000 màn hình sau khi mua lại mạng AMC Entertainment Holdings với giá hơn 2,6 tỷ USD. Theo tiết lộ, bước tiếp theo sẽ là hai chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Tây Âu thuộc sở hữu của các công ty Odeon & UCI Cinemas Holding và Vue Entertainment hiện đang hoạt động ở 7 quốc gia châu Âu (Odeon & UCI) và Vue Entertainment - ở 5 nước với tổng số khoảng 3.300 màn hình lớn.

Điều đáng chú ý là song song với trào lưu mua lại các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp trong nước của họ lại đang phải gánh chịu những thất bại rất nghiêm trọng. Theo kết quả kiểm toán năm 2012, riêng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã thâm hụt đến 8 tỷ USD. Hai năm liên tiếp, China Cosco Holdings Co đứng đầu danh sách các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ. “Chúa Chổm” đứng thứ 2 trong danh sách này Tổng công ty nhôm Trung Quốc (Aluminium Corp of China). Tiếp nối bảng xếp hạng thảm hại là tổng công ty luyện kim Metallurgical Corporation of China Ltd…
Lương Minh
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Ai có tiền cũng muốn làm vậy.
 

Luxury eBikes

Xe hơi
Biển số
OF-414112
Ngày cấp bằng
1/4/16
Số km
153
Động cơ
223,898 Mã lực
Nơi ở
LUXURY E-BIKES
Website
www.facebook.com
tại bọn tàu nó vội quá, chứ vẫn kế hoạch đó từ từ làm trong 50 năm chắc sẽ ngon và mọi người sẽ chấp nhận.
 

Bông Giấy

Xe buýt
Biển số
OF-419375
Ngày cấp bằng
27/4/16
Số km
704
Động cơ
223,860 Mã lực
Khựa công khai chứ lén lút gì đâu. Mua hai chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Tây Âu liên quan gì đến xóa mặc cảm "made in China" nhỉ?
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Khựa công khai chứ lén lút gì đâu. Mua hai chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Tây Âu liên quan gì đến xóa mặc cảm "made in China" nhỉ?
Cái này mới là khôn ngoan này cụ.
Các hệ thống chiếu phim đó sẽ không bao giờ được chiếu các bộ phim có nội dung nói xấu Trung Quốc và sẽ ưu tiên chiếu các bộ phim TQ vào giờ vàng.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứ thương hiệu nào bị TQ mua thì người dùng tẩy chay, vì nó chỉ núp bóng chứ không khác gì thương hiệu gốc cả, thế là ổn :D
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Cụ quên đó là thị trường phương Tây sao? Rạp không có khán giả ắt sẽ chết.
Phim sản xuất hàng năm cũng nhiều, đủ để cung vượt cầu của các rạp chiếu. Phim cũng có thể bị từ chối mua để chiếu rạp hoặc cắt xén nội dung mà cụ.
 

supporter

Xe điện
Biển số
OF-130683
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
3,997
Động cơ
401,765 Mã lực
Cái này mới là khôn ngoan này cụ.
Các hệ thống chiếu phim đó sẽ không bao giờ được chiếu các bộ phim có nội dung nói xấu Trung Quốc và sẽ ưu tiên chiếu các bộ phim TQ vào giờ vàng.
Phim sản xuất hàng năm cũng nhiều, đủ để cung vượt cầu của các rạp chiếu. Phim cũng có thể bị từ chối mua để chiếu rạp hoặc cắt xén nội dung mà cụ.
cụ ngây thơ thật hay giả vờ thế
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
cụ ngây thơ thật hay giả vờ thế
Em trả lời vào việc cụ Bông Giấy nói rằng việc TQ mua các tập đoàn rạp chiếu phim không liên quan đến việc xoá bỏ ác cảm với Made in China.

Việc đánh vào truyền thông là rất hiệu quả. Lịch sử đã chứng minh đó là Đức Quốc Xã, các nước CS.

Việc mua các hệ thống chiếu rạp chỉ là bước đầu. TQ thừa sức mua luôn các nhà sản xuất phim, đặt hàng nhà kịch bản phim.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Thị hiếu khán giả quyết định sinh mệnh rạp. Và việc cắt xén nội dung nguy cơ chạm đến chiến tranh bản quyền, phản ứng dư luận. Không một tập đoàn kinh doanh sừng sỏ nào dám quên bài vỡ lòng này.
Nếu chỉ không chiếu các phim nói xấu TQ thì có gì sai.
Còn việc kiểm soát toàn bộ quá trình từ viết kịch bản, sản xuất phim, phát hành phim thì có gì mà không làm được.
 

supporter

Xe điện
Biển số
OF-130683
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
3,997
Động cơ
401,765 Mã lực
Em trả lời vào việc cụ Bông Giấy nói rằng việc TQ mua các tập đoàn rạp chiếu phim không liên quan đến việc xoá bỏ ác cảm với Made in China.

Việc đánh vào truyền thông là rất hiệu quả. Lịch sử đã chứng minh đó là Đức Quốc Xã, các nước CS.

Việc mua các hệ thống chiếu rạp chỉ là bước đầu. TQ thừa sức mua luôn các nhà sản xuất phim, đặt hàng nhà kịch bản phim.
Khán giả ko thích phim thì bán cho mà à? Đặt hàng phim là chuyện nước nào cũng làm nhưng chuyện công chiếu ở rạp hay trên tv là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Rạp chiếu phim mà ko có khán giả thì tồn tại dc bao lâu? Nhiều cụ cái gì cũng lấy yếu tố ctri vào
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Khán giả ko thích phim thì bán cho mà à? Đặt hàng phim là chuyện nước nào cũng làm nhưng chuyện công chiếu ở rạp hay trên tv là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.
Rạp chiếu phim mà ko có khán giả thì tồn tại dc bao lâu? Nhiều cụ cái gì cũng lấy yếu tố ctri vào
Họ chỉ cần không chiếu các phim có nội dung nói xấu TQ thôi. Còn các phim khác chiếu bt. Thỉnh thoảng gài vài phim ca ngợi tuyên truyền về TQ là được. Như loạt phim panda kungfu giới thiệu hơi nhiều về TQ
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Phương Tây độc quyền thế và lực đánh phá truyền thông nước khác. Chưa từng có tiền lệ ngược lại, tức truyền thông CS đánh phá phương Tây.
Khi TB có tiền thì có sức mạnh truyền thông. Khi TQ có tiền thì họ cũng dùng chính bài đó để phản hồi lại. Nói chung truyền thông là khôn khéo, mưa dầm thấm lâu, hiệu quả lâu dài. TQ và các nước CS có truyền thống về vấn đề này và cũng quá thừa kinh nghiệm.
 

namtuocBMWZ4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396449
Ngày cấp bằng
12/12/15
Số km
434
Động cơ
237,800 Mã lực
Tuổi
44
Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ làm thuê thôi , xuất khẩu của TQ hơn 2000 tỉ đô la nhưng 1000 tỉ đô la là do doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào xuất khẩu của TQ chiếm 44% nhưng vẫn đỡ hơn ở VN mình là 70% . TQ vẫn chỉ mang danh xuất khẩu hộ và gia công . Dần dần lương công nhân cao thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng chuyển nhà máy sang nước khác và TQ cũng chả học hỏi tí công nghệ nào cả

Việc TQ muốn vượt Mỹ là ko thể nào khi họ chả có mặt hàng công nghệ cao nào cả vẫn chỉ hàng may mặc , giày dép , sắt thép , tài nguyên , linh kiện điện tử rẻ tiền do là công xưởng nên hàng hóa TQ được xuất khẩu ké với hàng chất lượng cao của Mỹ , Eu , Nhật , Hàn . So với Nhật , Hàn ở Châu Á thì TQ đã tụt hậu rồi

Xuất khẩu năm 2015 theo bộ thương mại TQ thì TQ vẫn đang sống nhờ vào doanh nghiệp nước ngoài chứ chả có gì

http://english.mofcom.gov.cn/article/newsrelease/press/201601/20160101244116.shtml

In terms of business entities, the export of private enterprises remained its growth, becoming the main force of export. In 2015, the export of private enterprises was US$ 1,029.5 billion, up 1.8% year on year, accounting for 45.2% of the total export, 2.1 percentage points higher than that of the same period of 2014; the export of foreign invested enterprises was US$ 1,004.7 billion, down 6.5% year on year, accounting for 44.2% of the total export; the export of state owned enterprises was US$ 242.4 billion, down 5.5% year on year, accounting for 10.6% of the total export.
 

laozizou88

Xe hơi
Biển số
OF-424056
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
114
Động cơ
218,330 Mã lực
Tuổi
36
Khựa thì món gì cũng Khựa, chưa dám hung hăng cạnh tranh với nó...
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,861
Động cơ
523,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chỉ có mấy thằng bị bắt nạt mới lo nói xâu thằng bắt nạt thôi :))
Thằng TQ bản chất là con buôn ngàn năm, nó đã ra sân chơi thế giới thì quan tâm đếu gì chính trị.
Trước đây nó đề cao Madeinchina để tận dụng sự ủng hộ của thị trường nội địa hơn tỷ dân nhà nó thôi !
 

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,344
Động cơ
552,758 Mã lực
Nói TQ xấu thì dễ nhưng khen nó mới khó. Khi chửi nó, ta cũng quên mất là bên cạnh những cái xấu, bẩn bựa ,TQ còn có biết bao nhiêu cái hay cái giỏi mà chúng ta không nghĩ đến việc học tập.
Ví dụ: Thời kỳ Liên Xô sụp đổ, Chị Na điều hẳn một Thứ trưởng Bộ KH&CN qua ngồi ở sứ quán TQ ở Moscow để thu mua (băng mọi giá) các bí quyết, thành quả KH&CN của các nhà khoa học Soviet bán tống bán tháo trong cơn bĩ cực. Nghe nói nhiều kỹ thuật mang tính bí mật quốc gia (hàng không vũ trụ, quân sự...) đã về tay người Hán với giá quá rẻ mạt. Trong khi đó thì Việt Nam ta tọa thiền, không có bất cứ một động thái nào đáng gọi là coi được, coi như là con số 0 tròn trĩnh.
Ví dụ: Bây giờ nhà sản xuất hàng gia dụng lớn nhất thế giới không phải là Electrolux, Philips, Panasonic, Hitachi, Mitsubishi hay Sanyo (mới bị TQ mua) mà (các bác kiểm giùm) là Haier - một thương hiệu tới từ đại lục (cùng Midea )- chủ mới của Sanyo gia dụng nay có tên mới là Aqua(?). Anh chàng này còn đang lăm le mua lại mảng gia dụng của General Electrics - một thương vụ hứa hẹn sẽ rất đình đám.
Link: http://ndh.vn/neu-ban-nghi-sanyo-aqua-la-cua-nhat-dung-bo-qua-bai-viet-nay-2016011603167676p0c6.news
Nếu không bị phương Tây cấm vận vũ khí, giờ chắc các thương hiệu Lockheed Martin, Northrop Grumman,... giờ cũng ít nhiều rơi vào tay TQ rồi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

namtuocBMWZ4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396449
Ngày cấp bằng
12/12/15
Số km
434
Động cơ
237,800 Mã lực
Tuổi
44
Theo báo cáo của chính phủ TQ thì nợ nước ngoài của họ là 1680 tỉ đô la . 80% nợ bằng đô la , 6% nợ bằng Euro và 4% nợ bằng yên nhật . TQ ko công bố chủ nợ của họ là những ai nhưng với 80% nợ bằng đô la thì chắc chắn chủ nợ là các ngân hàng Mỹ . Vì vậy Mỹ hay TQ cũng đều là nợ lẫn nhau , Mỹ thuận lợi hơn khi họ nợ bằng đô la . Còn chưa tính Hồng Kong hay Ma Cao .
Trái phiếu kho bạc Mỹ lãi suất chưa tới 2%/ năm nếu kỳ hạn 10 năm . Còn TQ đi vay ngân hàng nước ngoài chắc chắn lãi suất cao hơn mà lại phải giả bằng đô la

http://english.gov.cn/archive/statistics/2015/10/02/content_281475202939874.htm
China’s external debt stands at $1.68 trillion in June

BEIJING — China’s outstanding foreign debt settled at around $1.68 trillion by the end of June, slightly up by $6.9 billion from the end of March, data from the country’s forex regulator showed.

Most of the debt owed to foreign creditors, or around 70 percent of the total foreign debt, resulted from short-term borrowing, as outstanding external debt with a term of one year or less amounted to about $1.17 trillion, while long- and medium-term outstanding external debt came in at $510 billion, the State Administration of Foreign Exchange (SAFE) said in a statement on its website.

In terms of currency structure, debt denominated in US dollars accounted for 80 percent of the outstanding registered external debt, and that in euros and Japanese yen accounted for 6 percent and 4 percent, respectively.

The amount does not include the outstanding external debt of the Hong Kong and Macao special administrative regions or that of Taiwan, SAFE said.
Alibaba mà TQ tự hào thì Nhật - Mỹ đang nắm cổ phần lớn nhất



Alibaba kiếm càng nhiều tiền thi vào tay Nhật - Mỹ hết thôi
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/bill-gates-nhat-ban-kiem-gan-60-ty-usd-tu-alibaba-2987763.html
'Bill Gates' Nhật Bản kiếm gần 60 tỷ USD từ Alibaba
Khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) IPO, người được lợi lớn nhất không phải là nhà sáng lập – Jack Ma hay các lãnh đạo công ty, mà là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản - Masayoshi Son.
14 năm trước, nhà sáng lập SoftBank liều lĩnh rót 20 triệu USD vào một website không tên tuổi, kết nối công ty Trung Quốc với khách hàng nước ngoài. Website này sau đó phát triển thành hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc và cổ phần của SoftBank tại đây được định giá 58 tỷ USD. Đây là lợi nhuận không tưởng, kể cả theo chuẩn mực tại Thung lũng Silicon.
 
Chỉnh sửa cuối:

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,344
Động cơ
552,758 Mã lực
Lạy cụ, thời LX sụp đổ, Vn kg chết đói đã may rồi. Hàng ngàn lưu hs, nghiên cứu sinh, cán bộ được cử sang LX học tập tinh hoa, công nghệ nhảy ra ngoài đi buôn lậu, chạy chợ và tìm cách lủi sang Tây Đức.
Vấn đề là Nhà nước có tiền và thừa tiền để mua những công nghệ (được bán với giá rẻ mạt) đó. Cán bộ KH&CN thường trực ở sứ quán có đề nghị được mua nhưng TƯ từ chối phắt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top