- Biển số
- OF-93636
- Ngày cấp bằng
- 2/5/11
- Số km
- 128
- Động cơ
- 403,480 Mã lực
- Tuổi
- 36
- Nơi ở
- Ba Đình - Hà Nội
- Website
- www.youtube.com
Nửa đêm bắt xe ba bánh giữ giấy tờ, hù dọa mức phạt cao, sau đó đòi chủ xe ra quán cà phê chung chi tiền. Nhận đủ tiền, viên trung úy công an dẫn chủ xe ba bánh về biệt thự của mình để... trả giấy tờ.
Chặn xe lúc rạng sáng
Khoảng 1 giờ sáng 14.1, anh Nguyễn Đức Toàn (38 tuổi, làm nghề lái xe ba bánh chở thuê, hiện đang ở trọ thuộc P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) điều khiển xe ba bánh chở hàng thuê từ chợ đầu mối Thủ Đức đi giao cho khách hàng, khi đi tới ngã tư Bình Phước đã bị hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) chặn lại và một trung úy công an P.Hiệp Bình Phước tên Lê Thanh Nghị kiểm tra và thu giữ giấy tờ gồm đăng ký xe ba bánh, CMND, giấy phép lái xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không lập biên bản. Sau khi cầm toàn bộ giấy tờ của anh Toàn, trung úy Nghị yêu cầu anh Toàn có 5 triệu đồng thì ra quán cà phê Nhà Xưa (P.Hiệp Bình Phước) để nhận lại giấy tờ. Cả tuần chạy vay mượn khắp nơi anh Toàn cũng chỉ mượn được 2 triệu đồng, ông Nghị đồng ý và hẹn anh Toàn trưa 19.1 ra quán cà phê Nhà Xưa đưa tiền để nhận giấy tờ.
Đúng hẹn, ông Nghị chạy xe Honda vào quán. Vừa ngồi xuống bàn, anh Toàn năn nỉ “cho em xin lại hai trăm đi xếp”. “Đã nói là không có được, mấy thằng kia đi đông, tôi nói với nó một lời chứ đâu nói nhiều được” - trung úy Nghị cương quyết. Biết không thể xin được nên vừa lấy tiền ra đưa cho ông Nghị anh Toàn vừa than thở. Sau khi đếm đủ hai triệu, ông Nghị đưa lại cho anh Toàn một tờ 100.000 đồng, nói: “Thôi cầm lấy 100 đi, lát về nói tụi nó là uống cà phê rồi”. Ông Nghị nói tiếp: “Uống cà phê đi rồi chạy theo tôi đi lấy giấy tờ”.
Đợi anh Toàn trả tiền cà phê xong, ông Nghị dẫn anh về nhà mình là căn biệt thự trên đường 18, khu phố 4, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức. Anh Toàn đứng ngoài cổng đợi. Khoảng 5 phút sau, ông Nghị cầm đủ giấy tờ đã thu giữ vào rạng sáng 14.1 trả lại cho anh Toàn.
“Thấy xe ba gác nghèo nên lách luật cho”
Anh Toàn không là trường hợp duy nhất mà trung úy Nghị giữ giấy tờ sau đó ép phải chung chi. Khoảng 3 giờ 15 phút sáng 20.1, anh Đoàn Văn Trắng (42 tuổi, hiện đang thuê nhà ở khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước) điều khiển xe ba bánh đến ngã tư Bình Phước cũng bị hai CSCĐ yêu cầu dừng xe để ông Nghị kiểm tra giấy tờ. Do anh Trắng không có giấy phép lái xe nên ông Nghị lập biên bản tạm giữ đăng ký xe và CMND, yêu cầu ngày 22.1 phải nộp phạt 5 triệu đồng thì sẽ trả lại giấy tờ. Sau khi giữ giấy tờ của anh Trắng, ông Nghị cho luôn số điện thoại của mình và dặn “có gì cứ điện thoại cho tôi”. Đến ngày hẹn lên làm việc, anh Trắng chỉ mượn được 3 triệu đồng nên điện thoại cho trung úy Nghị hỏi mức phạt không có giấy phép lái xe là bao nhiêu, thì được trả lời "mức phạt là 5 triệu đồng". “Em khổ lắm, anh cho em xin bớt được không” - anh Trắng nài nỉ. “Không được, quy định của pháp luật phạt đâu phải mua bán đâu mà nói giá chú, không bằng lái phạt từ 4 đến 6 triệu, là phạt 5 triệu, chú cứ đi hỏi đi sau đó điện cho anh, hôm đó nói chú rồi, lập biên bản rồi là căng lắm, nếu không lập biên bản thì sao cũng được” - ông Nghị giải thích.
Anh Trắng năn nỉ tiếp: “Anh cho em đi, em hỏi mượn nhiều quá họ không đưa, hôm nay là ngày anh hẹn mà em không có đủ”. Ông Nghị hỏi lại: “Mày có mấy triệu rồi?”. Anh Trắng nói mới có 3 triệu đồng, thì trung úy Nghị ra chiều thông cảm: “Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao, nếu được điện cho anh liền, không anh đi công tác mất đấy”. Anh Trắng tiếp tục năn nỉ thêm: “Anh bớt cho em 1 triệu nữa đi là còn 3 triệu, em khổ lắm mới đi làm chuyện này”. “Không, không được, vì xe ba gác nghèo tao mới lách, còn ô tô tao khỏi lách luôn, đúng luật mà làm, mày mà nói thêm câu nữa tao khỏi lách luôn…” - ông Nghị cương quyết.
Năn nỉ hết cách nhưng không được, anh Trắng đành chạy khắp nơi, rồi cũng mượn đủ 4 triệu đồng; điện thoại cho ông Nghị thì được hẹn ra quán Nhà Xưa để lấy giấy tờ. Tại đây ông Nghị đếm đủ 4 triệu đồng, cho tiền vào túi quần xong mới lấy giấy tờ ra trả cho anh Trắng.
Hoàn toàn sai
Làm việc với chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Biên, Trưởng công an P.Hiệp Bình Phước cho biết, hằng đêm có 6 CSCĐ phối hợp với công an phường tuần tra trên địa bàn phường để trấn áp tội phạm và xử lý những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. “Việc trung úy Nghị bắt xe ba bánh đang lưu thông là hoàn toàn sai. Để CSCĐ ra đường dừng phương tiện đang lưu thông lại càng sai. Còn hành vi không có giấy phép lái xe mức phạt là 1 triệu đồng, làm gì có mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng. Từ rất lâu rồi tôi không ký các quyết định xử phạt liên quan đến xe ba bánh, vì vậy tôi sẽ cho kiểm tra toàn bộ những quyển biên bản xử phạt vi phạm hành chính của công an phường để có cơ sở xử lý” - trung tá Biên khẳng định.
Cũng theo trung tá Biên, năm 2011 khi còn làm CSKV trung úy Nghị đã bị kỷ luật khiển trách vì có dấu hiệu nhũng nhiễu người dân, sau đó được điều chuyển về công tác ở Tổ Phòng chống tội phạm của Công an phường. Còn trung tá Huỳnh Kim Thanh (Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ, Công an TP.HCM) thì bức xúc: “Công an phường để CSCĐ thổi phạt vi phạm giao thông là hoàn toàn sai. Khi CSCĐ phối hợp với công an phường thì công an phường chịu trách nhiệm chính. Lần nào họp tôi cũng nhắc nhở, vậy mà vẫn để anh em CSCĐ vi phạm”.
Trong một diễn biến khác, ngay sau khi PV thông báo vụ việc đến Ban Chỉ huy Công an P.Hiệp Bình Phước, thì ngay sau đó trung úy Nghị tìm tới phòng trọ của anh Toàn, anh Trắng xin lỗi và trả lại 6 triệu đồng cho hai anh (anh Toàn 2 triệu, anh Trắng 4 triệu), đồng thời xin hai anh làm đơn bãi nại nhưng cả hai anh đều không đồng ý.
Chặn xe lúc rạng sáng
Khoảng 1 giờ sáng 14.1, anh Nguyễn Đức Toàn (38 tuổi, làm nghề lái xe ba bánh chở thuê, hiện đang ở trọ thuộc P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) điều khiển xe ba bánh chở hàng thuê từ chợ đầu mối Thủ Đức đi giao cho khách hàng, khi đi tới ngã tư Bình Phước đã bị hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) chặn lại và một trung úy công an P.Hiệp Bình Phước tên Lê Thanh Nghị kiểm tra và thu giữ giấy tờ gồm đăng ký xe ba bánh, CMND, giấy phép lái xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không lập biên bản. Sau khi cầm toàn bộ giấy tờ của anh Toàn, trung úy Nghị yêu cầu anh Toàn có 5 triệu đồng thì ra quán cà phê Nhà Xưa (P.Hiệp Bình Phước) để nhận lại giấy tờ. Cả tuần chạy vay mượn khắp nơi anh Toàn cũng chỉ mượn được 2 triệu đồng, ông Nghị đồng ý và hẹn anh Toàn trưa 19.1 ra quán cà phê Nhà Xưa đưa tiền để nhận giấy tờ.
Đúng hẹn, ông Nghị chạy xe Honda vào quán. Vừa ngồi xuống bàn, anh Toàn năn nỉ “cho em xin lại hai trăm đi xếp”. “Đã nói là không có được, mấy thằng kia đi đông, tôi nói với nó một lời chứ đâu nói nhiều được” - trung úy Nghị cương quyết. Biết không thể xin được nên vừa lấy tiền ra đưa cho ông Nghị anh Toàn vừa than thở. Sau khi đếm đủ hai triệu, ông Nghị đưa lại cho anh Toàn một tờ 100.000 đồng, nói: “Thôi cầm lấy 100 đi, lát về nói tụi nó là uống cà phê rồi”. Ông Nghị nói tiếp: “Uống cà phê đi rồi chạy theo tôi đi lấy giấy tờ”.
Đợi anh Toàn trả tiền cà phê xong, ông Nghị dẫn anh về nhà mình là căn biệt thự trên đường 18, khu phố 4, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức. Anh Toàn đứng ngoài cổng đợi. Khoảng 5 phút sau, ông Nghị cầm đủ giấy tờ đã thu giữ vào rạng sáng 14.1 trả lại cho anh Toàn.
Anh Toàn không là trường hợp duy nhất mà trung úy Nghị giữ giấy tờ sau đó ép phải chung chi. Khoảng 3 giờ 15 phút sáng 20.1, anh Đoàn Văn Trắng (42 tuổi, hiện đang thuê nhà ở khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước) điều khiển xe ba bánh đến ngã tư Bình Phước cũng bị hai CSCĐ yêu cầu dừng xe để ông Nghị kiểm tra giấy tờ. Do anh Trắng không có giấy phép lái xe nên ông Nghị lập biên bản tạm giữ đăng ký xe và CMND, yêu cầu ngày 22.1 phải nộp phạt 5 triệu đồng thì sẽ trả lại giấy tờ. Sau khi giữ giấy tờ của anh Trắng, ông Nghị cho luôn số điện thoại của mình và dặn “có gì cứ điện thoại cho tôi”. Đến ngày hẹn lên làm việc, anh Trắng chỉ mượn được 3 triệu đồng nên điện thoại cho trung úy Nghị hỏi mức phạt không có giấy phép lái xe là bao nhiêu, thì được trả lời "mức phạt là 5 triệu đồng". “Em khổ lắm, anh cho em xin bớt được không” - anh Trắng nài nỉ. “Không được, quy định của pháp luật phạt đâu phải mua bán đâu mà nói giá chú, không bằng lái phạt từ 4 đến 6 triệu, là phạt 5 triệu, chú cứ đi hỏi đi sau đó điện cho anh, hôm đó nói chú rồi, lập biên bản rồi là căng lắm, nếu không lập biên bản thì sao cũng được” - ông Nghị giải thích.
Anh Trắng năn nỉ tiếp: “Anh cho em đi, em hỏi mượn nhiều quá họ không đưa, hôm nay là ngày anh hẹn mà em không có đủ”. Ông Nghị hỏi lại: “Mày có mấy triệu rồi?”. Anh Trắng nói mới có 3 triệu đồng, thì trung úy Nghị ra chiều thông cảm: “Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao, nếu được điện cho anh liền, không anh đi công tác mất đấy”. Anh Trắng tiếp tục năn nỉ thêm: “Anh bớt cho em 1 triệu nữa đi là còn 3 triệu, em khổ lắm mới đi làm chuyện này”. “Không, không được, vì xe ba gác nghèo tao mới lách, còn ô tô tao khỏi lách luôn, đúng luật mà làm, mày mà nói thêm câu nữa tao khỏi lách luôn…” - ông Nghị cương quyết.
Năn nỉ hết cách nhưng không được, anh Trắng đành chạy khắp nơi, rồi cũng mượn đủ 4 triệu đồng; điện thoại cho ông Nghị thì được hẹn ra quán Nhà Xưa để lấy giấy tờ. Tại đây ông Nghị đếm đủ 4 triệu đồng, cho tiền vào túi quần xong mới lấy giấy tờ ra trả cho anh Trắng.
Hoàn toàn sai
Làm việc với chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Biên, Trưởng công an P.Hiệp Bình Phước cho biết, hằng đêm có 6 CSCĐ phối hợp với công an phường tuần tra trên địa bàn phường để trấn áp tội phạm và xử lý những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. “Việc trung úy Nghị bắt xe ba bánh đang lưu thông là hoàn toàn sai. Để CSCĐ ra đường dừng phương tiện đang lưu thông lại càng sai. Còn hành vi không có giấy phép lái xe mức phạt là 1 triệu đồng, làm gì có mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng. Từ rất lâu rồi tôi không ký các quyết định xử phạt liên quan đến xe ba bánh, vì vậy tôi sẽ cho kiểm tra toàn bộ những quyển biên bản xử phạt vi phạm hành chính của công an phường để có cơ sở xử lý” - trung tá Biên khẳng định.
Cũng theo trung tá Biên, năm 2011 khi còn làm CSKV trung úy Nghị đã bị kỷ luật khiển trách vì có dấu hiệu nhũng nhiễu người dân, sau đó được điều chuyển về công tác ở Tổ Phòng chống tội phạm của Công an phường. Còn trung tá Huỳnh Kim Thanh (Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ, Công an TP.HCM) thì bức xúc: “Công an phường để CSCĐ thổi phạt vi phạm giao thông là hoàn toàn sai. Khi CSCĐ phối hợp với công an phường thì công an phường chịu trách nhiệm chính. Lần nào họp tôi cũng nhắc nhở, vậy mà vẫn để anh em CSCĐ vi phạm”.
Trong một diễn biến khác, ngay sau khi PV thông báo vụ việc đến Ban Chỉ huy Công an P.Hiệp Bình Phước, thì ngay sau đó trung úy Nghị tìm tới phòng trọ của anh Toàn, anh Trắng xin lỗi và trả lại 6 triệu đồng cho hai anh (anh Toàn 2 triệu, anh Trắng 4 triệu), đồng thời xin hai anh làm đơn bãi nại nhưng cả hai anh đều không đồng ý.