- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 347
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
Huy động thì đơn giản mà. làm cái quy hoạch, lấy vài mảnh ruộng, đổ đất, chia mỗi lô 100m2 rồi đấu giá thì dân lại đua nhau bán vàng bán đô ra để mua, ez
https://m.vietnamfinance.vn/y-tuong...ngoan-kem-chuyen-nghiep-20180504224260018.htm
‘Ý tưởng huy động USD, vàng trong dân là thiếu khôn ngoan, kém chuyên nghiệp’
Vĩnh Chi - 07:36 19/10/2021
(VNF) – Đó là quan điểm của TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, nêu ra tại tọa đàm “Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022”.
‘Ý tưởng huy động USD, vàng trong dân là thiếu khôn ngoan, kém chuyên nghiệp’
Tại tọa đàm này, TS Nguyễn Đức Thành đã khái lược tình hình kinh tế Việt Nam trong 9 tháng vừa qua và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021.
Ở kịch bản thấp, GDP chỉ tăng 0,2%, trong đó nông lâm thủy sản tăng 1,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 1%, dịch vụ âm 0,7%.
Ở kịch bản cao, GDP sẽ tăng 1,8%, trong đó nông lâm thủy sản tăng 2,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 4% còn dịch vụ không tăng trưởng.
Khuyến nghị chính sách, TS Thành cho rằng có 4 điểm Chính phủ cần lưu ý.
Một là Chính phủ cần đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương, khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa.
Hai là thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế và lực lượng y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc (đặc biệt trong khu vực phi chính thức). Chính phủ cần yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại địa phương trên toàn quốc.
Ba là thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng (đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%) đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Bốn là các nhà lãnh đạo cần nhất quán trong các phát ngôn về điều hành kinh tế, nếu không sẽ gây ra bất ổn cho thị trường. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo phải kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập để điều hành kinh tế.
“Ý tưởng huy động USD (hoặc vàng) trong dân (hình thức trái phiếu, lãi suất với đồng USD) dưới bất kỳ hình thức nào, là một chính sách thiếu khôn ngoan và kém chuyên nghiệp, làm tăng bất ổn vĩ mô. Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính mà đối tượng điều hành duy nhất là VNĐ”, TS Thành nhấn mạnh.
Bình luận sâu hơn về diễn biến tiền tệ, TS Thành cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng thấp (1,82%, theo Tổng cục Thống kê - PV) chưa phản ánh hết diễn biến của nền kinh tế, bởi một lượng lớn tiền đang chảy vào kênh tài sản mà giá tài sản lại không được tính vào CPI.
Điều đáng nói là CPI thấp nhưng chỉ số giá sản xuất lại tăng rất mạnh. Dự báo trong quý IV hoặc đầu năm sau, giá cả hàng hóa sẽ bắt đầu tăng.
“Giá tăng nhưng sức mua của dân lại không được cải thiện nhiều, đây là điển hình của tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ trong nền kinh tế - một tình trạng rất khó chạy chữa.
“Trong khi đó, vốn tiếp tục nằm trong thị trường tài sản khiến điều hành tiền tệ rất khó khăn. Nếu Chính phủ tiếp tục mở rộng tiền tệ thì chỉ thổi bong bóng giá tài sản lên thôi, không cải thiện được sản xuất hay tiêu dùng. Dùng tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế có thể xoa dịu được cơn đau nhưng nó sẽ tích lũy những yếu tố mất cân đối lớn trong nền kinh tế.
“Bởi vậy, điều hành tiền tệ phải đảm bảo đồng thời 2 yếu tố: vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa kiểm soát rủi ro vừa phải, không chặt quá nhưng cũng không được chủ quan. Cung tiền tăng mạnh mà sức hấp thụ không cao sẽ phản ánh ngay vào giá cả. Khi giá bùng lên thì việc kiểm soát sẽ gây ra đau đớn cho nền kinh tế, vì phải tăng lãi suất”, TS Thành bình luận.
Bổ sung cho các phân tích này, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô – Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết nguy cơ lạm phát hiện nay tương đối lớn, vì chỉ số giá sản xuất 9 tháng qua tăng tới 23%, trước sau gì cũng sẽ phản ánh vào giá cả hàng hóa.
Trong bối cảnh đó, tiền vẫn đang đổ mạnh vào kênh tài sản. Bong bóng giá tài sản đã xảy ra từ năm ngoái và kéo dài sang năm nay.
“Dư địa tiền tệ hẹp, không chỉ đối diện với sức ép lạm phát mà còn với bong bóng giá tài sản đang hiện hữu. Khả năng hạ lãi suất là không còn, bơm tiền cũng khó”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
https://m.vietnamfinance.vn/y-tuong...ngoan-kem-chuyen-nghiep-20180504224260018.htm
‘Ý tưởng huy động USD, vàng trong dân là thiếu khôn ngoan, kém chuyên nghiệp’
Vĩnh Chi - 07:36 19/10/2021
(VNF) – Đó là quan điểm của TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, nêu ra tại tọa đàm “Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022”.
‘Ý tưởng huy động USD, vàng trong dân là thiếu khôn ngoan, kém chuyên nghiệp’
Tại tọa đàm này, TS Nguyễn Đức Thành đã khái lược tình hình kinh tế Việt Nam trong 9 tháng vừa qua và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021.
Ở kịch bản thấp, GDP chỉ tăng 0,2%, trong đó nông lâm thủy sản tăng 1,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 1%, dịch vụ âm 0,7%.
Ở kịch bản cao, GDP sẽ tăng 1,8%, trong đó nông lâm thủy sản tăng 2,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 4% còn dịch vụ không tăng trưởng.
Khuyến nghị chính sách, TS Thành cho rằng có 4 điểm Chính phủ cần lưu ý.
Một là Chính phủ cần đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương, khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa.
Hai là thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế và lực lượng y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc (đặc biệt trong khu vực phi chính thức). Chính phủ cần yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại địa phương trên toàn quốc.
Ba là thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng (đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%) đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Bốn là các nhà lãnh đạo cần nhất quán trong các phát ngôn về điều hành kinh tế, nếu không sẽ gây ra bất ổn cho thị trường. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo phải kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập để điều hành kinh tế.
“Ý tưởng huy động USD (hoặc vàng) trong dân (hình thức trái phiếu, lãi suất với đồng USD) dưới bất kỳ hình thức nào, là một chính sách thiếu khôn ngoan và kém chuyên nghiệp, làm tăng bất ổn vĩ mô. Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính mà đối tượng điều hành duy nhất là VNĐ”, TS Thành nhấn mạnh.
Bình luận sâu hơn về diễn biến tiền tệ, TS Thành cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng thấp (1,82%, theo Tổng cục Thống kê - PV) chưa phản ánh hết diễn biến của nền kinh tế, bởi một lượng lớn tiền đang chảy vào kênh tài sản mà giá tài sản lại không được tính vào CPI.
Điều đáng nói là CPI thấp nhưng chỉ số giá sản xuất lại tăng rất mạnh. Dự báo trong quý IV hoặc đầu năm sau, giá cả hàng hóa sẽ bắt đầu tăng.
“Giá tăng nhưng sức mua của dân lại không được cải thiện nhiều, đây là điển hình của tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ trong nền kinh tế - một tình trạng rất khó chạy chữa.
“Trong khi đó, vốn tiếp tục nằm trong thị trường tài sản khiến điều hành tiền tệ rất khó khăn. Nếu Chính phủ tiếp tục mở rộng tiền tệ thì chỉ thổi bong bóng giá tài sản lên thôi, không cải thiện được sản xuất hay tiêu dùng. Dùng tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế có thể xoa dịu được cơn đau nhưng nó sẽ tích lũy những yếu tố mất cân đối lớn trong nền kinh tế.
“Bởi vậy, điều hành tiền tệ phải đảm bảo đồng thời 2 yếu tố: vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa kiểm soát rủi ro vừa phải, không chặt quá nhưng cũng không được chủ quan. Cung tiền tăng mạnh mà sức hấp thụ không cao sẽ phản ánh ngay vào giá cả. Khi giá bùng lên thì việc kiểm soát sẽ gây ra đau đớn cho nền kinh tế, vì phải tăng lãi suất”, TS Thành bình luận.
Bổ sung cho các phân tích này, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô – Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết nguy cơ lạm phát hiện nay tương đối lớn, vì chỉ số giá sản xuất 9 tháng qua tăng tới 23%, trước sau gì cũng sẽ phản ánh vào giá cả hàng hóa.
Trong bối cảnh đó, tiền vẫn đang đổ mạnh vào kênh tài sản. Bong bóng giá tài sản đã xảy ra từ năm ngoái và kéo dài sang năm nay.
“Dư địa tiền tệ hẹp, không chỉ đối diện với sức ép lạm phát mà còn với bong bóng giá tài sản đang hiện hữu. Khả năng hạ lãi suất là không còn, bơm tiền cũng khó”, PGS.TS Phạm Thế Anh nói.
Chỉnh sửa cuối: