- Biển số
- OF-5855
- Ngày cấp bằng
- 17/6/07
- Số km
- 925
- Động cơ
- 552,869 Mã lực
- Website
- www.giaothongmienbac.com.vn
Nhiều anh tài khắp Miền Bắc đã đến xem xét hiện trường chiếc máy xúc 35 tấn chìm sâu trong bùn, hứa hẹn và thể hiện tài năng nhưng rốt cuộc đành ngậm ngùi rời bỏ chiến trường. Cuối cùng có một doanh nhân đến từ làng Tề Lỗ, Vĩnh Yên, đưa ra phương án cứu hộ bằng cách “xẻ thịt” chiếc máy xúc tại trận và mang từng mảng lên bờ.
Quá lưu luyến chiếc máy xúc có giá bạc tỷ đã gắn bó với mình bao năm, thôi thì “còn nước, còn tát”, người chủ máy lắc đầu từ chối và quyết định lên mạng Internet tìm thầy cứu chữa, may mắn ông đã thấy hình ảnh một chiếc máy xúc khác vừa được cứu hộ ngay trên địa bàn Thanh Hóa.
Sau khi nghe người chủ máy rãi bày nỗi khổ sở cứu hộ chiếc máy ròng rã suốt hai tháng trời , Đội trưởng Cứu hộ 116 đồng ý cử nhân viên lên đường xem xét hiện trường.
Chuyện kể bên hiện trường
Nhóm khảo sát đến khu vực máy bị nạn là một công trường bên cạnh Quốc lộ 10, thuộc địa bàn Nga Sơn, Thanh Hóa, tại đây những người công nhân cho biết, trong đợt ra quân đầu xuân vừa rồi, khi thi công phục vụ công trình làm cầu vượt sông, chiếc máy Komasu 35 tấn không may đã bị tụt xuống một hố bom trũng sâu. Lúc đầu máy còn hoạt động được nên chủ máy kêu 2 chiếc máy xúc nữa đến thực hiện công tác cứu hộ. Cả 3 chiếc máy vùng vẫy dưới đáy hồ cứu nhau suốt một tuần, kết quả chiếc Komasu bị chìm xuống thêm 2 mét, động cơ bị sặc bùn chết cứng, chiếc máy tham gia cứu bạn tý nữa cũng tụt tiếp xuống hố nên việc cứu hộ tạm dừng.
Một đơn vị có chuyên môn nạo vét hút bùn “nghe tiếng” đến đề nghị cứu hộ, một hợp đồng trị giá đến mấy chục triệu đã được ký, máy bơm nước, máy hút bùn được điều đến. Hàng nghìn mét khối nước và bùn đã được hút bơm ra ngoài, hàng trăm cây tre to được mua về chèn xuống dưới gầm máy xúc đề phòng nó chìm tiếp, công việc tiến hành thêm một tuần thì không tiến triển thêm bước nào. Mặc dù đội dùng máy tời khỏe và thêm trợ lực kéo từ 2 chiếc máy xúc lớn nhưng chiếc máy Komasu vẫn ì ra như trêu ngươi đội cứu hộ. Lực bất tòng tâm , việc cứu hộ lại bế tắc.
Máy hút bùn vẫn túc trực bên chiếc máy xúc
Đây là khu vực chiến lược bên Quốc lộ 10 đã từng bị máy bay Mỹ oanh tạc nhiều lần trong chiến tranh. Hòa bình đã lâu, dấu vết chiến tranh không còn nhưng chính chiếc hồ nơi chiếc máy Komasu lâm nạn là được tạo thành bởi các hố bom lớn, đáy hồ rất sâu và nền rất yếu, đó là lý do tại sao chiếc máy bị chìm.
Động cơ đã bị ngập trong nước bùn
Xung quanh ao là dấu vết đào phá của các đội cứu hộ đã thực hiện, chi chít hố đóng cọc neo, cáp thép to gần bằng thân cây mía bị đứt vương lại. Những người sống gấn đó cho biết, sau khi đội hút bùn dùng tời không kết quả đã bỏ cuộc, một thời gian sau có đội khác từ Hải Phòng về, mang theo một chiếc tời to tướng thấy nói có sức kéo cả trăm tấn. Đội này đào hố đóng cọc neo làm điểm tựa rồi chạy máy tời, chiếc máy xúc có di chuyển một ít nhưng lại theo hướng.... chui sâu thêm vào lòng đất. Thế là họ lại di chuyển máy tời sang hướng khác, tời sang được ngày thứ ba thì không may cáp bị đứt, sợi cáp bật vào đúng chiếc máy xúc đang hỗ trợ làm kính cabin vỡ vụn, bác tài kịp cúi xuống tránh nên chỉ bị mảnh kính vỡ văng vào người.
Các hố đào chôn cọc , dấu tích của các trận chiến trước
Sau khi thay sợi cáp mới, họ lại tời tiếp, chiếc Komasu vẫn không hề nhúc nhích mà cáp lại tiếp tục đứt. Họ thay sợi cáp to hơn vào máy tời, cáp này chắc, khỏe, không đứt nhưng máy tời không chịu nổi đã bị gãy hỏng. Đoán chắc gặp phải “cường địch” khó chơi, thế là đội Hải Phòng thu quân rút về bảo toàn lực lượng.
Quá lưu luyến chiếc máy xúc có giá bạc tỷ đã gắn bó với mình bao năm, thôi thì “còn nước, còn tát”, người chủ máy lắc đầu từ chối và quyết định lên mạng Internet tìm thầy cứu chữa, may mắn ông đã thấy hình ảnh một chiếc máy xúc khác vừa được cứu hộ ngay trên địa bàn Thanh Hóa.
Sau khi nghe người chủ máy rãi bày nỗi khổ sở cứu hộ chiếc máy ròng rã suốt hai tháng trời , Đội trưởng Cứu hộ 116 đồng ý cử nhân viên lên đường xem xét hiện trường.
Chuyện kể bên hiện trường
Nhóm khảo sát đến khu vực máy bị nạn là một công trường bên cạnh Quốc lộ 10, thuộc địa bàn Nga Sơn, Thanh Hóa, tại đây những người công nhân cho biết, trong đợt ra quân đầu xuân vừa rồi, khi thi công phục vụ công trình làm cầu vượt sông, chiếc máy Komasu 35 tấn không may đã bị tụt xuống một hố bom trũng sâu. Lúc đầu máy còn hoạt động được nên chủ máy kêu 2 chiếc máy xúc nữa đến thực hiện công tác cứu hộ. Cả 3 chiếc máy vùng vẫy dưới đáy hồ cứu nhau suốt một tuần, kết quả chiếc Komasu bị chìm xuống thêm 2 mét, động cơ bị sặc bùn chết cứng, chiếc máy tham gia cứu bạn tý nữa cũng tụt tiếp xuống hố nên việc cứu hộ tạm dừng.
Một đơn vị có chuyên môn nạo vét hút bùn “nghe tiếng” đến đề nghị cứu hộ, một hợp đồng trị giá đến mấy chục triệu đã được ký, máy bơm nước, máy hút bùn được điều đến. Hàng nghìn mét khối nước và bùn đã được hút bơm ra ngoài, hàng trăm cây tre to được mua về chèn xuống dưới gầm máy xúc đề phòng nó chìm tiếp, công việc tiến hành thêm một tuần thì không tiến triển thêm bước nào. Mặc dù đội dùng máy tời khỏe và thêm trợ lực kéo từ 2 chiếc máy xúc lớn nhưng chiếc máy Komasu vẫn ì ra như trêu ngươi đội cứu hộ. Lực bất tòng tâm , việc cứu hộ lại bế tắc.
Máy hút bùn vẫn túc trực bên chiếc máy xúc
Đây là khu vực chiến lược bên Quốc lộ 10 đã từng bị máy bay Mỹ oanh tạc nhiều lần trong chiến tranh. Hòa bình đã lâu, dấu vết chiến tranh không còn nhưng chính chiếc hồ nơi chiếc máy Komasu lâm nạn là được tạo thành bởi các hố bom lớn, đáy hồ rất sâu và nền rất yếu, đó là lý do tại sao chiếc máy bị chìm.
Động cơ đã bị ngập trong nước bùn
Xung quanh ao là dấu vết đào phá của các đội cứu hộ đã thực hiện, chi chít hố đóng cọc neo, cáp thép to gần bằng thân cây mía bị đứt vương lại. Những người sống gấn đó cho biết, sau khi đội hút bùn dùng tời không kết quả đã bỏ cuộc, một thời gian sau có đội khác từ Hải Phòng về, mang theo một chiếc tời to tướng thấy nói có sức kéo cả trăm tấn. Đội này đào hố đóng cọc neo làm điểm tựa rồi chạy máy tời, chiếc máy xúc có di chuyển một ít nhưng lại theo hướng.... chui sâu thêm vào lòng đất. Thế là họ lại di chuyển máy tời sang hướng khác, tời sang được ngày thứ ba thì không may cáp bị đứt, sợi cáp bật vào đúng chiếc máy xúc đang hỗ trợ làm kính cabin vỡ vụn, bác tài kịp cúi xuống tránh nên chỉ bị mảnh kính vỡ văng vào người.
Các hố đào chôn cọc , dấu tích của các trận chiến trước
Sau khi thay sợi cáp mới, họ lại tời tiếp, chiếc Komasu vẫn không hề nhúc nhích mà cáp lại tiếp tục đứt. Họ thay sợi cáp to hơn vào máy tời, cáp này chắc, khỏe, không đứt nhưng máy tời không chịu nổi đã bị gãy hỏng. Đoán chắc gặp phải “cường địch” khó chơi, thế là đội Hải Phòng thu quân rút về bảo toàn lực lượng.