Nhiều câu thỉnh thoảng lúc uống bia với bạn bè em vẫn có thể ca lại, kiểu như đoạn "Giảo, mày hãy rút súng ra..."
Mấy vở sau này, như thời... Vũ Linh thì em chịu, chả xem được vở nào. :)
Vở Lá sầu riêng em được xem là kịch của Kim Cương. Em không để ý có bản cải lương hay không.
Hồi xưa đài TH TPHCM chỉ chiếu cải lương và thỉnh thoảng là kịch vào tối T7, trước khi có Chuyện trong nhà ngoài phố vào tối T5 thì T7 là tối mọi người hay tập trung xem TV nhiều nhất.
Cụ không phân biệt được sĩ quan và hạ sĩ quan.
Trong Tìm lại cuộc đời, Diệp Lang đóng vai trung sĩ Tám, VC nằm vùng trong quân đội VNCH.
Vai này khá thường so với các vai ông hội đồng trong Tiếng hò sông Hậu, Đời cô Lựu.
Trong MN em cũng nghe câu chuyện tương tự, không nêu đích danh Thái Hậu và các phi tần thôi.
Ngoài ra cũng nghe giải thích vì sao người MB thường bẻ đôi quả chuối trước khi ăn.
Tuy vậy HDV giới thiệu với du khách những nội dung kiểu đó thì mang vạ miệng là đúng rồi.
Tiểu thuyết của Hoàng Lại Giang, hồi xưa quyển này cũng hot, nhưng chỉ được một thời gian thôi. Tác giả này về sau có mảng sách nghiên cứu về Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giảng, Trương Vĩnh Ký đọc khá thú vị. :)
Sai nơi làm khai sinh thì phải sửa lại mã số rồi cụ. Cái này phường mổ vài cái là chỉ hết trách nhiệm của phường thôi, tiếp theo chuyển lên cục sửa... chưa biết đến bao giờ xong nhé. Bốc phét quát tháo ở phường chả nước nôi gì đâu. :)
Một bộ xích xe tăng chạy được vài trăm km thôi, xích xe Liên Xô lại không có guốc cao su. Cho tự chạy cả đoàn từ Nam ra Bắc thì xích đâu, đường nào chịu cho nổi.
Điện thế thôi chứ sau đó báo vụ Nguyễn Duy Mạc và chính trị viên Trần Xuân Ngọc cùng cán bộ chiến sĩ còn lại của đồn này thoát ra được cụ ạ.
Bức điện từ đồn Pha Long
Phim Tuổi thơ, em quên mất tên đạo diễn. Thằng chỉ huy TQ trước chiến tranh hình như là lái buôn, tay lính thì trước là lính biên phòng TQ, có quen với 2 em bé, hắn tên Lý Xuân thì phải