Xin trích dẫn nhận định của Bs. Trần Vaen Phúc :
"...Có thể nói rằng, trong bầu trời đầy sao rực rỡ của ngành giải trí dường như không có gì thu hút sự chú ý của công chúng ngoài những vụ bê bối của người nổi tiếng, vụ bê bối nào cũng đẩy sự phẫn nộ của công chúng
Sẽ thật xấu xí nếu một người nổi tiếng sau khi kiếm được nhiều tiền ở Việt Nam, lại quay sang ca ngợi phương Tây, nịnh hót để lấy lòng Hoa Kỳ, trở thành “người tuyên truyền tình nguyện cho Hoa Kỳ” tại Việt Nam. Đối với Tổ quốc Việt Nam, họ không thấy tự hào trước những ngày Quốc khánh, không vui trong những lễ kỉ niệm ngày Nam – Bắc thống nhất. Nhưng ở chiều ngược lại, họ sẵn sàng “Chúc mừng sinh nhật nước Mỹ”, sẵn sàng chạy đến làm “con cháu hiếu thảo” khi Hoa Kỳ mừng ngày lễ.
... Với một số người có tư tưởng ‘thờ đồ ngoại lai – nịnh hót người nước ngoài’, để tăng sự nổi tiếng của bản thân, họ đã cố tình làm mất uy tín của Tổ quốc Việt Nam. Tác động tiêu cực do hành vi lấy lòng Hoa Kỳ của những ngôi sao này gây ra là rất lớn. Người dân cả nước đang nỗ lực hết mình vì sự phát triển kinh tế của đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, thế nhưng những ngôi sao này lại làm những việc "phản bội", khiến dư luận phẫn nộ, thất vọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự gắn kết xã hội.
Hơn nữa, với tư cách là người của công chúng trong xã hội, những người nổi tiếng có lượng người hâm mộ đông đảo nên tác động tiêu cực của họ là rất lớn. Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn quan trọng hình thành giá trị bản thân và mọi động thái của các ngôi sao đều có ảnh hưởng lớn đến họ. Nếu thanh thiếu niên thấy ngôi sao yêu thích của mình tôn sùng những thứ nước ngoài như vậy, điều này có thể khiến họ hiểu sai về giá trị đạo đức, ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc của giới trẻ. Ở góc độ văn hóa, những ngôi sao này quảng bá lợi ích của Hoa Kỳ và phương Tây, hạ thấp Tổ quốc Việt Nam, điều này sẽ làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế của văn hóa Việt, ảnh hưởng đến việc truyền bá văn hóa Việt cũng như việc cải thiện sức mạnh mềm của quốc gia.
Là người Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào về đất nước mình, mà còn phải khiến đất nước tự hào về chúng ta.
Những kẻ phản bội đất nước sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Là người Việt, chúng ta phải yêu nước, phải đặt đất nước lên hàng đầu, phải nỗ lực hết mình vì tương lai đất nước, phải tuân thủ pháp luật, phải kiên quyết không làm bất cứ điều gì phản bội đất nước. Những ngôi sao đang sống ở Việt Nam nhưng bận rộn lấy lòng nước Mỹ và phương Tây cần phải hiểu một điều rằng, nếu không có một đất nước hùng mạnh làm chỗ dựa, thì dù ngôi sao đó có tinh hoa đến đâu, thì cũng chỉ là một “đám hoa lục bình” lạc trôi trên dòng sông Vàm Cỏ mà thôi.
Hãy vui, hãy tự hào và háo hức khi chứng kiến đoàn quân diễu binh trong ngày lễ thống nhất hai miền Nam – Bắc, đó mới là người Việt có văn hoá, có gốc rễ cội nguồn.
Muốn vậy thì phải hiểu ý nghĩa của ngày lễ 30/4.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, hàng chục quốc gia bị chia cắt, trong đó có Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Đức, Tiệp Khắc, Nam Tư, Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ, Sudan, thậm chí cả Trung Quốc với Đài Loan chưa biết đến bao giờ mới trở về Đại Lục.
Có hai nguyên nhân để một quốc gia bị chia cắt thành hai hay nhiều quốc gia mới: một là do bị nước ngoài xâm lược, trong đó kẻ thù dùng vũ lực để chia cắt đất nước, sáp nhập một phần lãnh thổ hoặc lập ra một chính quyền bù nhìn phục tùng; cách khác là do nội chiến.
Khi một quốc gia bị chia cắt, hoặc bị nô lệ thuộc địa, sẽ cần ba điều kiện để thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Ba điều kiện đó là: ý thức dân tộc độc lập, đặc điểm lãnh thổ, ý chí sắt đá của lãnh tụ. Trong ba điều kiện đó, thì ý thức dân tộc độc lập của người dân là quan trọng nhất, nó được kế thừa từ lịch sử dựng nước và giữ nước chuyển thoá thành ý thức dân tộc độc lập. Từ ý thức dân tộc này, mới ra đời “lãnh thổ dân tộc”, lấy “giải phóng dân tộc” và “quyền tự quyết dân tộc” làm biểu ngữ để kích thích sự gắn kết nội bộ và giành được sự đồng cảm, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Đến nay chỉ có Việt Nam và Đức là thống nhất được hai miền.
Sự chia cắt Việt Nam là do các thế lực bên ngoài can thiệp, cuối cùng đã thống nhất thông qua việc sử dụng vũ lực. Đức đã đạt được sự thống nhất thông qua biện pháp hòa bình, bởi lục địa già hiểu hơn bao giờ hết rằng chỉ khi Đức thống nhất thì châu Âu mới thực sự hòa bình và ổn định, nên các bên đã rất nỗ lực tiến tới hoà bình trong bối cảnh tình hình quốc tế được xoa dịu.
Các quốc gia còn lại chưa thống nhất nổi.
Nói đến việc thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam, luôn có sẵn một sự tham chiếu, đó là Bắc Hàn và Nam Hàn.
Một trong những lí do quan trọng nhất khiến Triều Tiên coi Hàn Quốc và Hoa Kỳ là kẻ thù không đội trời chung, còn Hàn Quốc coi Triều Tiên và Trung Quốc cũng như vậy, dẫn đến việc không thể thống nhất Bán đảo Triều Tiên, nguyên nhân cơ bản nhất chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra ác liệt nhưng lãnh tụ không đủ ý chí sắt đá, người dân chưa đủ quyết tâm sẵn sàng đốt cháy cả dãy Bạch Đầu Sơn để giành cho được nền độc lập và thống nhất hai miền Nam – Bắc.
Sau WW2, Hoa Kỳ và Liên Xô đã sử dụng vĩ tuyến 38 làm ranh giới đầu hàng của Nhật Bản, miền Bắc và miền Nam thành lập các chế độ đối lập hoàn toàn dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô.
Để thống nhất hai miền Nam – Bắc, ngày 25 tháng 6 năm 1950, lãnh tụ Kim Nhật Thành đã bất ngờ xua quân vượt qua vĩ tuyến 38, một hỗn cảnh sống còn đã được dàn dựng trên Bán đảo Triều Tiên.
Trước đà tiến quân không thể ngăn cản của Triều Tiên, Hoa Kỳ đã vội vàng thành lập "Quân đội Liên Hợp Quốc" và nhanh chóng đổ bộ vào Incheon, tình hình Chiến tranh Triều Tiên đã đảo ngược và cuộc chiến lan tới sông Áp Lục.
Thời điểm đó, Mao Trạch Đông theo đuổi học thuyết “Tam bá tiêm đao – Ba dao sắc bén”, ông lập luận rằng nếu Mỹ chiếm được Bán đảo Triều Tiên sẽ đi theo con đường của Nhật Bản là xâm lược Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ hung dữ hơn bởi nắm trong tay ba con dao sắc nhọn. Con dao thứ nhất là từ Triều Tiên đâm vào đầu, con dao thứ hai là từ Đài Loan đâm vào eo, con dao thứ ba là từ Việt Nam đâm vào tim. Mao quan niệm, Việt Nam và Triều Tiên là bàn đạp, nên muốn đảm bảo an ninh quốc gia thì Trung Quốc phải điều quân trực tiếp đánh Mỹ ở trên Bán đảo Triều Tiên, quân đội Mỹ đã bị đánh bật từ sông Áp Lục trở lại vĩ tuyến 38.
Việt Nam khác với Triều Tiên, cho dù Mao Trạch Đông có muốn đưa quân vào Việt Nam, thì lãnh tụ và nhân dân Việt Nam cũng không chấp nhận, sự sống còn của Việt Nam phải để người Việt Nam tự quyết.
Vào thời điểm này, Stalin nhằm giảm bớt sức ép của bá quyền Mỹ-Xô ở châu Âu, đã cố gắng hết sức để kiềm chế Hoa Kỳ trên Bán đảo Triều Tiên. Sau khi Stalin qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã nhanh chóng được thiết lập, hai bên quyết định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, nhưng Bán đảo Triều Tiên về cơ bản vẫn duy trì tình trạng đối đầu giữa hai miền Nam - Bắc dọc theo vĩ tuyến 38. Xét theo tình hình, căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra trong nhiều thập kỉ, thực tế là cuộc đối đầu khốc liệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bởi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa thực sự có chủ quyền, nên hai miền Nam – Bắc Triều Tiên không có thực quyền tự quyết số phận sống còn.
Thời điểm Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Hoa Kỳ và Liên Xô đang ở giai đoạn đầu của sự bá quyền, Trung Quốc lại đang vô cùng đói kém. Bởi vậy, ba quốc gia này coi vấn đề của Bán đảo Triều Tiên không phải là hoà bình và thống nhất, mà mục tiêu chỉ là vĩ tuyến 38 để cả ba cùng có lợi. Nếu giúp Bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ dẫn đến rắc rối, như Mỹ không có chỗ đứng triển khai vũ khí ở Đông Á, còn Liên Xô thì hết vai trò, trong khi Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một người hàng xóm hùng mạnh ở bên cạnh. Vì thế, cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên Xô cuối cùng vẫn duy trì chiến tuyến ở vĩ tuyến 38.
Nhưng khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã bước vào giai đoạn thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Brezhnev, sức mạnh toàn diện của Liên Xô đạt đến đỉnh cao, buộc Hoa Kỳ phải chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Thời điểm đó, sự viện trợ của Liên Xô có tính vô điều kiện, quyết tâm để Việt Nam giành chiến thắng. Trung Quốc kiềm chế Mỹ không cho vượt qua vĩ tuyến 17, nhưng Trung Quốc không thể ngăn cản Bắc Việt chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ là cường quốc hải quân, Liên Xô là cường quốc lục địa, thực tế về mặt tổng thể Hoa Kỳ mạnh hơn Liên Xô nhưng không thể so găng với Liên Xô. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thế mạnh, vì Hàn Quốc có đường bờ biển cả phía đông và phía tây, Nhật Bản là chư hầu của Hoa Kỳ, vì thế mà Hàn Quốc cũng dễ dàng trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ trước con mắt bực bội của Liên Xô và Trung Quốc.
Ngược lại, mặc dù Việt Nam vẫn là tình trạng đối đầu giữa Trung Quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ, nhưng không có Nhật Bản đối diện với Nam Việt Nam. Những quốc gia như Philippines rất thân thiện Mỹ và Singapore rất trung thành với Mỹ, Malaysia với tư cách là thuộc địa cũ của Anh cũng có mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ, nhưng sức mạnh của ba quốc gia này cộng lại cũng chẳng là gì để so với Nhật Bản.
Về phía Trung Quốc, Mao Trạch Đông không cho phép một Liên bang Đông Dương hùng mạnh xuất hiện ở phía Nam, nhưng Trung Quốc không quyết liệt ngăn cản Việt Nam thống nhất. Lí do là bởi vì, nếu Việt Nam thống nhất thì diện tích cũng chỉ bằng một tỉnh của Trung Quốc, nên không đáng sợ. Hơn nữa, Hoa Kỳ mất chỗ đứng ở Đông Dương cũng là quá tốt với Trung Quốc, trong khi Liên Xô thời điểm đó cũng chẳng thể kiềm hãm nổi Trung Quốc. Phía sườn tây, Campuchia thân thiện với Trung Quốc nên sẵn sàng đâm thọc sườn Việt Nam, Thái Lan cũng coi Việt Nam là mối đe doạ nên ngã vào Trung Quốc, Lào thân thiện với Việt Nam nhưng cơ bản là trung lập. Nhưng điều quan trọng là, ý chí của người dân Việt hun đúc từ ngàn năm, đó là non sông liền một dải, công lao ông cha mở mang bờ cõi không thể bị mất vào tay đế quốc tàn ác.
Bởi vậy, sau cuộc chiến ở Trân Bảo năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô trở thành kẻ thù của nhau, Việt Nam đã chọn theo Liên Xô đang ở đỉnh cao về sức mạnh, cùng với quyết tâm đốt cả dãy Trường Sơn của người dân và ý chí sắt đá của lãnh đạo, Việt Nam đã thống nhất được hai miền Nam – Bắc.
Tổng thống Hoa Kỳ Lincoln đã nói rất đúng: "Một ngôi nhà chia rẽ thì không thể tồn tại!"
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc trực thăng cuối cùng đã rơi xuống Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Vài giờ sau, xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc đổ cổng sắt và bức tường bảo vệ của Dinh Độc lập, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của siêu cường đầu tiên trên thế giới, Hoa Kỳ, nước đã tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất kể từ Thế chiến II tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ, tiêu tốn 150 tỉ đô la (tương đương hơn 800 tỉ đô la ngày nay) và khiến 58.318 lính Mỹ thiệt mạng, hơn 305.000 lính Mỹ bị thương, hơn 100.000 cựu chiến binh Mỹ phải tự tử khi trở về Mỹ, kết quả cuối cùng Hoa Kỳ đã mất tất cả. Đồng minh của Mỹ tham chiến, Hàn Quốc có 5.099 lính bị thiệt mạng và 14.232 bị thương, Úc có 426 lính thiệt mạng và 3.129 lính bị thương, chưa kể những quốc gia khác như Thái Lan và New Zealand.
Tổng số bom Mỹ dội xuống Việt Nam gấp 2 lần số bom dội xuống trong Thế chiến 2, mỗi người dân Việt đội trên đầu hơn 2 tấn bom Mỹ, hơn 2 triệu bộ đội Việt Nam đã hi sinh, hơn 4 triệu thường dân vô tội bị thiệt mạng, toàn bộ đất nước là một đống tro tàn đổ nát như thời kì đồ đá.
Sau khi bỏ chạy khỏi Nam Việt Nam, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và Tư lệnh Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng cùng các quan chức cấp cao khác hạ cánh xuống Hawaii trên một chiếc máy bay quân sự của Hoa Kỳ, trong lúc họ vẫn còn sốc vì phải chạy thoát thân và nghĩ rằng các nhà lãnh đạo quân sự cùng với chính trị gia Hoa Kỳ sẽ đến chào đón họ. Thay vào đó, chỉ có một sĩ quan cấp thấp với thái độ thờ ơ đến và ra lệnh cho họ cởi bỏ quân phục có gắn sao tướng, mặc quần áo thường phục, giọng điệu đối xử của viên sĩ quan như đối với những người nhập cư bất hợp pháp. Người ta nói rằng, để tránh sự chú ý của các phóng viên quốc tế, Kissinger đã đặc biệt ra lệnh cho phía Hawaii cởi bỏ quân phục của những người này, cô lập họ khỏi tầm mắt của báo chí, để tránh làm nhục mặt Nhà Trắng.
Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến có bối cảnh cực kì phức tạp và diễn biến cực kì hỗn loạn. Đây là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên được "phát sóng trực tiếp", để lại một số lượng lớn video và hồ sơ văn bản, nhưng điều kì lạ là cho đến nay vẫn chưa có một cuốn sách lịch sử có thẩm quyền nào về Chiến tranh Việt Nam trên thế giới mô tả được một phần nhỏ quy mô cuộc chiến này.