Người ta vẫn hay kể về một câu chuyện quen thuộc: nếu bạn thả một con ếch vào nồi nước đang sôi sùng sục, nó sẽ lập tức bật người nhảy vọt ra ngoài để tự cứu mình. Trái lại, nếu bạn thả nó vào một nồi nước mát lành rồi từ từ đun nóng, nó sẽ nằm yên, chẳng hề hay biết nguy hiểm đang tới gần, cho đến khi bị luộc chín trong chính sự thờ ơ của mình.
Câu chuyện ấy, nghe qua tưởng như đơn giản. Người ta dùng nó để cảnh tỉnh về sự thờ ơ trước những thay đổi âm thầm nhưng nguy hiểm, về cách mà con người dễ dàng trượt dốc trong những cái bẫy ngọt ngào của thói quen và trì hoãn.
Nhưng sự thật thì sao?
Con ếch không hề ngu ngốc. Trái lại, cơ thể nó nhạy cảm với từng thay đổi nhỏ của môi trường. Khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên, làn da ẩm ướt của nó lập tức cảm nhận được. Nó biết. Biết rất rõ.
Thế nhưng, thay vì nhảy ra, nó lại chọn ở lại. Bởi vì nó tin rằng mình vẫn chịu được. Nó vẫn nghĩ rằng cơ thể có thể thích nghi thêm một chút nữa thôi. Chút nữa thôi mà.
Cứ mỗi độ nước nóng thêm một chút, cơ thể nó lại phải điều tiết thêm một phần năng lượng. Ban đầu là điều chỉnh nhẹ nhàng, sau là dồn lực gồng lên chống lại cái nóng. Cứ như vậy, sức lực trong con ếch bị bào mòn dần, từng chút một. Và rồi, khi dòng năng lượng cuối cùng cạn kiệt, con ếch cuối cùng cũng quyết định nhảy. Nhưng khi ấy, đã quá muộn. Đôi chân không còn sức để bật lên, nó đành nằm đó, tuyệt vọng, bất lực, và chết trong chiếc nồi nước tưởng như vô hại.
Nó chết không phải vì nước quá nóng. Nó chết vì không nhận ra giới hạn thật sự của chính mình. Nó chết vì đã đánh đổi tất cả niềm tin vào một khả năng thích nghi không bền vững.
Còn Ukraine? Có lẽ họ nên tìm hiểu hiệu ứng “Comfort Zone Fallacy” (ảo tưởng vùng an toàn) là thế nào. Chắc rằng họ tìm hiểu xong sẽ sốc và ghê tởm bản thân. Thực sự TT Putin và nhóm của ông cực kỳ sâu xa, chủ động và đã bày mưu tính kế hàng chục năm trời.