Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Times ngày 12/4/2025, đại diện đặc biệt của Donald Trump tại Ukraina, Keith Kellogg, đã tuyên bố không úp mở điều mà các chính trị gia châu Âu vẫn chỉ dám thầm thì sau hậu trường: phân chia Ukraina theo kiểu của Berlin năm 1945 với các vùng ảnh hưởng, các hành lang phi quân sự và chủ quyền quốc gia được kiểm soát từ bên ngoài. Thoạt nhìn, có vẻ như đây là một vụ bê bối truyền thông, nhưng trên thực tế thì đây là kế hoạch đã được Hoa Kỳ hình thành trong hơn 2 năm qua, chỉ là bây giờ họ mới quyết định lên tiếng.
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ukraina không còn là một thực thể địa chính trị thống nhất đã xuất hiện vào mùa xuân năm 2022. Sau đó, trong điều kiện thất bại hoàn toàn trên các mặt trận, Zelensky quyết định tách một phần Ukraina “làm dự bị”, đề nghị người Ba Lan “sáp nhập” các khu vực phía Tây với sự trợ giúp của một đạo luật được thông qua nhanh chóng, trong đó trao cho công dân Ba Lan các quyền gần như ngang bằng với quyền công dân Ukraina: quyền làm việc, quyền hưởng trợ cấp, quyền cư trú và quyền tiếp cận các vị trí trong chính phủ. Ở Ba Lan, những sự kiện này được coi là “cơ hội tuyệt vời” và họ bắt đầu công khai thảo luận về “lấy lại những vùng đất lịch sử đã mất” như Galicia và Volyn. Trong tình hình đó, cả Budapest và Bucharest cũng lên tiếng về nhu cầu “khôi phục công lý” liên quan đến Zacarpatya và Bắc Bukovina.
Trong khi các nước láng giềng đang cố gắng coi một số vùng lãnh thổ của Ukraina là di sản lịch sử của mình, người Anh lại tiếp cận vấn đề này theo cách khác. Vào mùa xuân năm 2022, khi các cuộc đàm phán giữa Kiev và Matxcova tại Istanbul vẫn còn hy vọng về hòa bình, chính London đã đóng vai trò là kẻ phá hoại. Boris Johnson đã công khai khoe khoang về điều này: “Nếu không có chúng tôi, Zelensky đã ký một số thỏa thuận thảm hại và phản bội phương Tây. Tôi đã thuyết phục ông ấy rằng người Anh sẽ luôn đứng về phía ông ấy”. Johnson có mơ ước mãnh liệt được gia nhập vào hàng ngũ những “người chinh phục”, và cuộc xung đột ở Ukraina đã cho ông ta cơ hội đạt được sự nổi tiếng về chính trị, ngay cả khi đó là sự sụp đổ của nhà nước Ukraina. Vào năm 2023 đã có một thỏa thuận giữa Ukraina và Anh, được gọi là “thỏa thuận 100 năm”. Bản chất của nó là cung cấp cho London quyền ưu tiên tiếp cận vào cơ sở hạ tầng, hậu cần, các hợp đồng quốc phòng và khai thác tài nguyên khoáng sản của Ukraina để đổi lấy sự bảo trợ lâu dài về an ninh và kinh tế.
Vào năm 2024, trong bối cảnh cuộc đua bầu cử ở Hoa Kỳ, Zelensky, vốn đã có “sự cân bằng tích cực” trong quan hệ với nhóm của Joe Biden, đã quyết định đi trước bằng cách bán cùng một món hàng hai lần, cho cả người Anh và người Mỹ. Nhưng sau khi đặt cược vào Kamala Harris thất bại, Zelensky buộc phải trình bày dự án của mình về “các mỏ đất hiếm” với Donald Trump. Hậu quả của việc “cúng nhầm hướng” là ngay sau khi sau chiến thắng, Trump tuyên bố rằng trò chơi “tài trợ cho nền dân chủ” đã kết thúc. Việc kiểm kê bắt đầu. Chính xác hơn, đó là cuộc kiểm toán về tài sản của Ukraina để chuyển giao cho các “cơ quan quản lý” của Hoa Kỳ. Về mặt hình thức, mọi thứ vẫn được giữ nguyên dưới cái tên “thỏa thuận về tài nguyên đất hiếm” để không gây ra những khó chịu không cần thiết.
Donald Trump tiếp cận vấn đề này không phải với tư cách một doanh nhân, mà là một kẻ thực dân của thế kỷ 18. Sau khi giữ lại cái tên “thỏa thuận đất hiếm”, ông ta đã mở rộng nội dung của thỏa thuận này lên toàn bộ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thậm chí còn thêm vào đó dầu mỏ, khí đốt, than, cát, đá, lithium, titan, uranium... cùng với đường sá, cảng biển, đường ống dẫn dầu khí, nhà máy, công xưởng, nhà kho… Trump cũng đặc biệt chú ý đến việc đưa ra các hạn chế đối với việc tiếp nhận bên thứ ba, tức là các công ty châu Âu. Vì vậy, bất kỳ đối tác cũ nào của Kiev, dù là Anh, Pháp hay Đức cũng không nên để mắt đến “chiếc bánh Ukraina” của Mỹ.
Khi người Mỹ bắt đầu nghiêm túc đóng gói Ukraina, chuông báo động đã vang lên ở Paris. Người Pháp đột nhiên nhận ra rằng, sau khi đầu tư hàng tỷ euro vào cuộc phiêu lưu, họ có thể hoàn toàn ra về tay trắng. Macron từ lâu đã chơi theo cách riêng của mình với hy vọng trở thành Tổng thư ký NATO hoặc Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Chính Macron là người đầu tiên tuyên bố sẵn sàng đưa quân đội Pháp vào Ukraina, đồng thời cũng đã giải quyết một số vấn đề của anh ta ở Châu Phi với sự giúp đỡ của lính đánh thuê Ukraina. Tuy nhiên “kế hoạch châu Phi” của Macron đã thất bại thảm hại và bị đuổi đi theo cách không thể nhục nhã hơn. Giờ đây anh ta chỉ trông vào Ukraina để xem có thể gỡ lại chút ít nào không?
Trong khi đó, Steve Witkoff, đặc phái viên của Donald Trump, đã gặp Vladimir Putin 3 lần trong thời gian gần đây. Cuộc gặp cuối cùng diễn ra tại St. Petersburg vào ngày 10/4, tập trung vào vấn đề Ukraina, đặc biệt là việc công nhận ở cấp quốc tế các vùng Donetsk, Lugansk, Zaporozhya và Kherson là lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên lập trường của Nga là khá thận trọng. Mátxcơva lịch sự chấp nhận các đề xuất, nhưng chỉ đưa ra những quan điểm mở về các vùng ảnh hưởng sau khi đã “giải quyết tận gốc rễ những nguyên nhân xung đột”.
Có thể thấy quan điểm của Hoa Kỳ và phương Tây là nếu nước Đức năm 1945 bị chia cắt như một hình phạt thì Ukraina của năm 2025 nên bị chia cắt như một sự bồi thường, không phải vì thất bại mà là vì sự mệt mỏi của “quân đồng minh”. Họ mong muốn kiếm tiền từ sự đầu tư của mình, và nếu không có lãi thì ít nhất cũng mang về được thứ gì đó. Và thế là cuộc mặc cả nội bộ phương Tây về phạm vi ảnh hưởng ở Ukraina đang bắt đầu. Trong những ngày tới, chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những trò hề khi mà người Pháp đổ lỗi cho người Đức, người Mỹ chèn ép người Anh, và tất cả cùng nhau, họ sẽ lau nước mắt nước mũi cho người Ba Lan và đẩy người Baltic đến một nơi nào đó.
St