Khoa học chính là cái đẩy xã hội đi theo xoáy trôn ốc đi lên chứ không phải trở về điểm xuất phát cũ. Theo Hegel.Cháu hiểu cái bác đang liên hệ triết học.
Nhưng thế giới hiện đại này cháu nghĩ khác.
Ý cháu là mục tiêu cuối cùng là phải dẫn đầu về khoa học - công nghệ. Làm kinh tế, hay làm tài chính chỉ là phương tiện để có được cái đó thôi.
Kiểu như nếu không có lãi thì khó mà khuyến khích người ta nghiên cứu sâu thêm cái đó. Tự khoa học kiểu đó sẽ chết yểu (như liên xô cũ).
Hay có dư tiền bạc, có cơ hội là phải tìm cách mua rẻ, thâu tóm ngay công nghệ nguồn nước khác, kể cả phải vay. Vì công nghệ nguồn, mà sau phát triển bán được hàng, có thị trường là thắng, còn vay có nhiều cách trả hoặc làm devaluation cái con số mình phải trả, hay thậm chí đàm phán lại nợ >> đó gọi là làm tài chính.
KH-CN quan trọng vậy vì ví dụ, bác có vài trăm ông Khổng tử, Phật tổ, hoặc vài ngàn tấn gạo trong kho, mà không có vũ khí thì đén lúc chiến tranh là sẽ như Nhật khi gặp Hắc Thuyền, Trung trong chiến tranh Thanh - Nhật ngay.
Khi đó lai nói như Chu Ân Lai: Học làm gì khi tổ quốc biến mất.
Hegel ko nói trực tiếp khoa học là lực lượng đó mà nói một cách gián tiếp, đó là logic giữa tư duy và thực tiễn (science of logic)
Khoa học cũng vậy thôi, là tư duy chúng ta tìm ra hiểu rõ bí kíp thực tiễn. Khi tìm được bí kíp ứng dụng vào thực tiễn thì đẩy được spiral xã hội lên cấp cao hơn.
Trông kinh tế học, equilibrium cũng không phải là điểm cân bằng cố định.