[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,145
Động cơ
907,348 Mã lực
Có ai bóc lột được Mỹ hả cụ.

Mỹ in tiền ra để mua hàng cả thế giới. Cả thế giới chổng mông lên làm lụng để bán hàng vào Mỹ, thu về “tờ giấy màu xanh” do Mỹ nó phát hành. Hình như đúng là có ai đó ở đây đang bị bóc lột, nhưng không phải Mỹ :D.
Thực ra đây là cái giá của "sức mạnh Mỹ", vì Mỹ có sức mạnh nên đồng USD được ưa chuộng, các nước sẵn sàng ôm USD do Mỹ in ra để bán hàng cho Mỹ. Vì in tiền dễ nên dân Mỹ có tâm lý tiêu nhiều hơn là làm ra, ... dần dần thâm hụt trở thành vấn đề lâu dài, chứ với một nước khác không có vị thế như Mỹ thì khi thâm hụt nhiều, đồng tiền sẽ bị mất giá dẫn đến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ thì tự thị trường đã điều chỉnh để thâm hụt không còn là bệnh kinh niên nữa. Tất nhiên tiền Mỹ không thể in vô hạn được, trước sau thị trường cũng sẽ phải điều chỉnh thôi.

Ngược lại, Mỹ cũng có lý khi phàn nàn với các mô hình hướng xuất khẩu như Nhật năm xưa hay Trung Quốc bây giờ, họ cố giữ tỉ giá thấp nên dù Mỹ thâm hụt triền miên thì đồng USD vẫn không bị mất giá, làm cơ chế thị trường điều chỉnh tỉ giá cân bằng thương mại bị mất tác dụng.
 

vanchamngoan

Xe máy
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
99
Động cơ
213,449 Mã lực
Thực ra cái quan điểm “cheating” tức là Mỹ bị các nước lừa ấy, nó cũng là một thành công trong việc mị dân của Trump. Chả có ai cheating được nước Mỹ cả.

Giờ cụ đi nhập khẩu bò Kobe chính hãng loại premium từ … Cuba chẳng hạn, thì cụ tin là thằng nhập khẩu nó cho đó là bò của Cuba à, hay nó thừa biết nó là bò Nhật dán lại nhán nhưng nó lờ đi để nhập cho rẻ :D. Đây là vấn đề làm lại CO hàng Tàu mà nhiều người vẫn gào mồm lên nhé, cái này thì ai cũng biết, Mỹ nó biết lại càng rõ nhưng nó lờ đi vì nó được hưởng lợi, được mua hàng giá rẻ.

Còn về thâm hụt thương mại hàng hoá với các nước, Mỹ nó như thằng đang đi chợ, mua thịt về nấu cơm cho cả nhà ăn, cứ đòi chọn thịt vừa tươi, vừa ngon lại vừa rẻ. Nhưng lại chỉ mặt người bán thịt là mày đang lợi dụng bố mày đấy. Mỹ chỉ bô bô cái mồm là nó bỏ tiền ra cho nước khác, chứ nó lờ đi nó đang được hưởng cái sự sung sướng của việc được ăn thịt.

Còn cái hàng hoá chỉ một phần thôi, cái đống dịch vụ Big Tech của Mỹ lâu nay cũng chỉ ăn thuế 0% ở các nước thôi. Mỹ áp thuế hàng hoá các nước 10% thì xác định tất cả các dịch vụ liên quan đến Mỹ các nước có quyền áp lại 10% hết nhé. Lúc đấy sợ là mệt Mỹ đấy.

Còn bài cụ dẫn thì em đọc chưa thông lắm :D, có lẽ từ ngữ hơi chuyên ngành em không hiểu hết được.
Vậy cháu trích đoạn của Buffet trong bài viết thôi, phần dịch là chatGPT bản quyền nhé ạ, cháu đi làm k ngồi sửa bản dịch được:
Let’s think of it in terms of a family: Imagine that I, WarrenBuffett, can get the suppliers of all that I consume in my lifetime to take Buffett family IOUs that are payable, in goods andservices and with interest added, by my descendants. This scenario may be viewed as effecting an even trade between the Buffett family unit and its creditors. But the generations of Buffettsfollowing me are not likely to applaud the deal (and, heaven forbid, may even attempt to welsh on it).Think again about those islands: Sooner or later the Squanderville government, facing ever greater payments to service debt,would decide to embrace highly inflationary policies—that is, issue more Squanderbucks to dilute the value of each. After all,the government would reason, those irritating Squanderbondsare simply claims on specific numbers of Squanderbucks, not onbucks of specific value. In short, making Squanderbucks less valuable would ease the island’s fiscal pain.That prospect is why I, were I a resident of Thriftville, wouldopt for direct ownership of Squanderville land rather than bondsof the island’s government. Most governments find it much hardermorally to seize foreign-owned property than they do to dilutethe purchasing power of claim checks foreigners hold. Theft bystealth is preferred to theft by force

Hãy tưởng tượng một gia đình, ví dụ như gia đình Buffett. Ta có thể cho rằng, nếu Warren Buffett có thể nhờ các nhà cung cấp chấp nhận những “IOU” (chứng nhận nợ) của gia đình Buffett, hứa trả bằng hàng hoá, dịch vụ và có thêm lãi suất cho các thế hệ sau, thì giao dịch này có vẻ công bằng giữa gia đình Buffett và những người cho vay. Tuy nhiên, những thế hệ sau này có thể sẽ không đồng ý với thỏa thuận này – thậm chí có thể cố gắng lừa đảo, không chịu trả nợ.

Tương tự, hãy xem xét ví dụ về một hòn đảo có chính phủ gọi là Squanderville. Khi chính phủ đó cần trả nợ ngày càng tăng, họ có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền (Squanderbucks) để làm giảm giá trị của từng đồng tiền, từ đó giúp dễ dàng thanh toán nợ vay. Chính sách này được ưa chuộng hơn việc tịch thu tài sản do nước ngoài sở hữu, vì việc “làm bập bẹ” giá trị của các chứng nhận nợ mà người nước ngoài cầm giữ sẽ ít đạo đức vi phạm hơn.

Tóm lại, nếu bạn sống ở Thriftville (Tức là như VN), bạn có thể sẽ thích sở hữu trực tiếp đất đai của Squanderville (tức là Mỹ) hơn là nắm giữ trái phiếu của chính phủ đảo, vì việc giảm giá trị tiền tệ có thể gây thiệt hại cho giá trị của khoản đầu tư đó.

>> Tức sau vài thế hệ thì Mỹ sẽ phải bán đất đai, tài nguyên, công nghê cho con cháu của các nước đang thặng dư với Mỹ.

Câu chuyện bác nhìn chỉ là ở 1 thế hệ thôi nên bác thấy Mỹ như có lợi.

Còn về câu chuyện thặng dư dịch vụ của Mỹ với thế giới thì bác không sai. Nhưng nếu cháu là người Mỹ cháu cũng chỉ quan tâm tới cái cháu đang bị thiệt hại thôi. Nếu các nước cảm thấy thâm hụt dịch vụ với Mỹ là không ok thì có thể đập tariff như EU đang doạ mà.
Có điều về tổng thể cộng cả hàng hoá, dịch vụ theo cháu hiểu Mỹ vẫn đang bị thâm hụt. Với lại điển hình thặng dư dịch vụ và thâm hụt hàng hoá là Ấn thì kinh tế rõ ràng không phát triển nổi nên chắc là thặng dư dịch vụ không có lợi bằng thặng dư hàng hoá.
 

crazy horse

Xe hơi
Biển số
OF-736524
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
124
Động cơ
66,180 Mã lực
Tuổi
125
Samsung cũng có chuyển giao bí kíp cho VN đó cụ, nhưng em ko tiện nói. Thực ra hầu hếtt các việc chuyển giao công nghệ đều dưới dạng li xăng (cho phép sử dụng, ko cho phép tự ý cải tiến, tự chế vì bên bán giữ bí kíp để còn làm ăn).

Nhưng một số li xăng cho phép làm chủ công nghệ chuyển giao cả bí kíp chế tạo; hiếm nhưng không phải không có. Đồng thời mình phải chủ động dấn sâu vào nắm giữ bí kíp chứ ko thể thụ động.

Lịch sử VN khối XHCN cũng có một số chuyển giao nhưng mình làm mất gần hết. Một phần do quá thiếu thốn, một phần do thiếu thị trường, một phần do cách chúng ta ứng xử với chuyên gia kỹ thuật cao và tổng công trình sư.

Để gầy dựng lại nền khoa học công nghệ bí kíp cực kỳ gian nan. Nhưng tại sao nó gian nan? Vì nó chiến lược tối quan trọng với sự sống còn của một nền kinh tế, một quốc gia. Giữ bí kíp nhue giữ con ngươi của mắt mình.

Nên khó mấy cũng phải làm, đừng bàn lùi! càng gian nan càng phải làm; chấp nhận trên con đường đó sẽ có thương binh, liệt sỹ cũng phải làm.
Lx chỉ hỗ trợ chứ có chuyển giao cho mình cái gì đâu.
Lx có chuyển giao cho TQ, và bị TQ chống lại nên có lẽ đó là bài học về sau Lx không bao giờ chuyển giao công nghệ nữa.
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,145
Động cơ
907,348 Mã lực
Thực ra em thấy đơn giản nếu Mỹ không làm bây giờ và làm lớn, chỉ vài năm nữa là không thể làm gì được, TQ đã quá mạnh rồi còn Mỹ thì càng ngày càng đi lùi với đủ thứ vấn đề, chỉ có xốc lại toàn bộ từ kinh tế xã hội chính trị thì may ra còn có cửa.
Chính cụ đang tự đặt mình vào thế zero-sum game y như cách suy nghĩ của Mỹ. Tại sao Mỹ giàu có thì được mà nhất quyết không cho TQ giàu cùng, tại sao không thể cùng chung sống hòa bình?
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
24,205
Động cơ
700,613 Mã lực
Những cái cụ nói nó quá rõ ràng, ai chả bảo vệ nồi cơm của mình? Thế nên em mới muốn TQ chuyển giao những công nghệ không quá quan trọng về mặt thương mại, ví dụ như tàu điện đô thị / tàu cao tốc tầm 150 - 200kmh thì có gì mà tân tiến? Nhiều cái nó không cần xịn nhất nhưng với ta là quá đủ. Mọi thứ đều phải có qua lại, TQ muốn VN gần TQ hơn thì phải cho đi thôi. Lúc này cứ cho là lúc tốt nhất để TQ thúc đẩy VN lại gần, nhưng TQ đâu có làm gì? Đó mới là ý chính của em.

Trái cây và thủy sản ta vẫn bán, nhưng em nói rồi, không vươn mình với ít đất ruộng được.



Rõ ràng phải có điều kiện rồi, có thằng nào làm gì miễn phí? Gốc rễ là cụ nói không có việc chuyển giao công nghệ, nhưng thực ra đó là việc xảy ra rất nhiều, chả có thằng nào một phát lên trời được cả. HQ sau chiến tranh còn thua kém xa Bắc Triều Tiên, nếu không được chuyển giao công nghệ thì còn lâu mới bật lên được. Đài cũng thế thôi, ko được bảo hộ thì đâu biết học làm hàng điện tử từ Nhật (nguồn)? Giờ có khi vẫn trồng lúa chứ ngồi đó mà bán dẫn.
Vừa rồi nếu mà Tập chuyển giao công nghệ tàu hơi cao tốc cho VN như cụ muốn thì theo lý lẽ thông thường là chứng tỏ VN đã chọn phe. Đó không phải là chủ trương của VN.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,075
Động cơ
20,456 Mã lực
Thực ra đây là cái giá của "sức mạnh Mỹ", vì Mỹ có sức mạnh nên đồng USD được ưa chuộng, các nước sẵn sàng ôm USD do Mỹ in ra để bán hàng cho Mỹ. Vì in tiền dễ nên dân Mỹ có tâm lý tiêu nhiều hơn là làm ra, ... dần dần thâm hụt trở thành vấn đề lâu dài, chứ với một nước khác không có vị thế như Mỹ thì khi thâm hụt nhiều, đồng tiền sẽ bị mất giá dẫn đến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ thì tự thị trường đã điều chỉnh để thâm hụt không còn là bệnh kinh niên nữa. Tất nhiên tiền Mỹ không thể in vô hạn được, trước sau thị trường cũng sẽ phải điều chỉnh thôi.

Ngược lại, Mỹ cũng có lý khi phàn nàn với các mô hình hướng xuất khẩu như Nhật năm xưa hay Trung Quốc bây giờ, họ cố giữ tỉ giá thấp nên dù Mỹ thâm hụt triền miên thì đồng USD vẫn không bị mất giá, làm cơ chế thị trường điều chỉnh tỉ giá cân bằng thương mại bị mất tác dụng.
Ko hẳn đâu cụ. Ngay trong thống kê gọi là primary, secondary, tertiary cơ cấu kinh tế 1, 2, 3 nên các nước đều theo một mô hình pattern đến lúc nào đó thì giảm nông (1) đến lúc nào đó thì giảm công (2) rồi đến (3) dịch vụ ko biết giảm cái gì? e phải tạo ra nền kinh tế (4) hoặc quay lại (1) (2)?

Như các cụ xưa trêu: nhất sỹ nhì nông hết gạo chạy rông nhất nông nhì sỹ. Đây là bài toán rất thú vị về cơ cấu kinh tế trong mỗi nước, mỗi giai đoạn, mỗi xu thế thời đại.

Các nước phát triển luôn nghĩ rằng (3) sẽ là lối thoát, phương cách "vượt trần" (lấy thặng dư dịch vụ bù thâm hụt hàng hoá). Nhưng không chắc đâu? Em vẫn thích câu của Tq: Phi nông bất ổn /Phi công bất phú /Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng.

Tư duy phương Đông là hài hoà, và có thể sẽ bền vững hơn một cơ cấu quá lệch. Phương Tây giật mình rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,466
Động cơ
387,355 Mã lực
Có ai bóc lột được Mỹ hả cụ.

Mỹ in tiền ra để mua hàng cả thế giới. Cả thế giới chổng mông lên làm lụng để bán hàng vào Mỹ, thu về “tờ giấy màu xanh” do Mỹ nó phát hành. Hình như đúng là có ai đó ở đây đang bị bóc lột, nhưng không phải Mỹ :D.
Mỹ có thể in đô la nhưng không in được dược phẩm, ô tô, sắt thép ạ:D Một ngày nào đó thế giới không bán hàng cho nó thì sao ạ:))
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,145
Động cơ
907,348 Mã lực
Ko hẳn đâu cụ. Ngay trong thống kê gọi là primary, secondary, tertiary cơ cấu kinh tế 1, 2, 3 nên các nước đều theo một mô hình pattern đến lúc nào đó thì giảm nông (1) đến lúc nào đó thì giảm công (2) rồi đến (3) dịch vụ ko biết giảm cái gì? e phải tạo ra nền kinh tế (4) hoặc quay lại (1) (2)?

Như các cụ xưa trêu: nhất sỹ nhì nông hết gạo chạy rông nhất nông nhì sỹ. Đây là bài toán rất thú vị về cơ cấu kinh tế trong mỗi nước, mỗi giai đoạn, mỗi xu thế thời đại.

Các nước phát triển luôn nghĩ rằng (3) sẽ là lối thoát, phương cách "vượt trần" (lấy thặng dư dịch vụ bù thâm hụt hàng hoá). Nhưng không chắc đâu? Em vẫn thích câu của Tq: Phi nông bất ổn /Phi công bất phú /Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng.

Tư duy phương Đông là hài hoà, và có thể sẽ bền vững hơn một cơ cấu quá lệch. Phương Tây giật mình rồi.
Đấy là giảm về số nhân lực và tỉ trọng đóng góp vào GDP chứ không phải giảm về sản lượng tuyệt đối cụ nhé.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,530
Động cơ
459,435 Mã lực
Tuổi
44
Đợt này TQ cũng o bế VN nhỉ. Cụ này ko đi cùng đoàn cụ Tập sang Malaysia và Cambodia mà vẫn ở lại trao đổi hợp tác.

 

vanchamngoan

Xe máy
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
99
Động cơ
213,449 Mã lực
Ko hẳn đâu cụ. Ngay trong thống kê gọi là primary, secondary, tertiary cơ cấu kinh tế 1, 2, 3 nên các nước đều theo một mô hình pattern đến lúc nào đó thì giảm nông (1) đến lúc nào đó thì giảm công (2) rồi đến (3) dịch vụ ko biết giảm cái gì? e phải tạo ra nền kinh tế (4) hoặc quay lại (1) (2)?

Như các cụ xưa trêu: nhất sỹ nhì nông hết gạo chạy rông nhất nông nhì sỹ. Đây là bài toán rất thú vị về cơ cấu kinh tế trong mỗi nước, mỗi giai đoạn, mỗi xu thế thời đại.

Các nước phát triển luôn nghĩ rằng (3) sẽ là lối thoát, phương cách "vượt trần" (lấy thặng dư dịch vụ bù thâm hụt hàng hoá). Nhưng không chắc đâu? Em vẫn thích câu của Tq: Phi nông bất ổn /Phi công bất phú /Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng.

Tư duy phương Đông là hài hoà, và có thể sẽ bền vững hơn một cơ cấu quá lệch. Phương Tây giật mình rồi.
Đoạn này cháu kéo áo cụ phát.
1 là đúng hơn là tư duy Đông Á Hán quyển (Sinophere). Phương Đông là cả cận đông, trung đông, nam á, chúng ta không rõ họ như nào.
Thứ 2 là các nước đông á tuỳ theo ông nào thoát cái hài hoà đó trước thì mới bật lên, phát triển, thoát được cảnh "Bách niên quốc sỉ".
Lý do vì thế giới hiện đại là thế giới của khoa học-kỹ thuật. Khoa học - kỹ thuật thì có nhanh nhất, bền vững nhất, phổ biến nhanh đến toàn bộ quốc dân nhất chỉ có qua sản xuất công nghiệp hàng loạt (Mass manufacturing).
Nó không chỉ là câu chuyện làm kinh tế, mà là câu chuyện phát triển KH-KT theo hướng hiện đại để không ai bắt nạt chèn ép được ạ.
Về dịch vụ, hay nông nghiệp có cải tiến KH-KT được, gọi là khoa học quản lý (quản lý tài chính, kinh doanh, nhân sự, quản lý rủi ro trong bán nông sản...) nhưng nó có mức độ thôi và không có tính phổ biến cho quốc dân (Không phải ai cũng đủ trí tuệ để làm tài chính, IT, lãnh đạo). Nông nghiệp cũng tương tự, thậm chí cái dư địa để phát triển còn thấp hơn cả dịch vụ (vì dịch vụ còn dùng ít tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước).
Đây cháu viết theo kiểu nửa tây nửa tàu :) như cách cụ đang viết. Chứ cháu thích kiểu khoa học của Tây, định lượng, định nghĩa hơn.
 

hp78

Xe container
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
5,466
Động cơ
387,355 Mã lực
Trump bị khùng thật rồi
Cụ Trump yêu cầu giải tán đám sinh viên đấu tranh cho Palestine và Hamas, thì hiệu trưởng nó bảo đây là trường tư nhân nên nó thích làm gì thì làm, nên cụ Trump cắt tiền thôi=))
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,075
Động cơ
20,456 Mã lực
Đấy là giảm về số nhân lực và tỉ trọng đóng góp vào GDP chứ không phải giảm về sản lượng tuyệt đối cụ nhé.
Dân số thế giới tăng phát khùng nên số tuyệt đối không có nhiều ý nghĩa (mà số tương đối, cơ cấu ý nghĩa hơn). Ngày xưa cứ lo nguồn lực giới hạn nên dân số bớt bớt đi, nhưng ko phải càng lắm dân lại càng cách mạng nông công nghiệp 1, 2, 3, 4 đẻ ra đủ cho dân thậm chí còn thịnh vượng hơn.

Có thể nói đại nhảy vọt về dân số và vật chất. Đó là nhờ phát minh ra nợ & khoa học, công nghiệp, công nghệ. Nhưng đến một lúc định luật Moore chững lại, hiệu suất chuyển hoá vật chất năng lượng kịch trần. Thế giới cần một cuộc cách mạng mới.

Có thể là AI? em chưa tin lắm vì AI rất ngốn năng lượng mà hiệu quả thực tế chưa cao. Năng lượng từ đâu ra, từ vô tận mặt trời? Em vẫn nghĩ phải có cách mạng năng lượng vật chất thì thế giới mới đẻ thêm 5-7 tỷ người và Gdp (tuyệt đối) lại tăng vọt

Chứ bây giừo năng lượng hoá thạch, động cơ hơi nước vvv vẫn là chủ đạo năng lượng toàn cầu. Có thể tư duy em hơi bị cơ bản và cổ lỗ sỹ các cụ cứ chém em thoải mái :)

IMG_5189.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,075
Động cơ
20,456 Mã lực
Đoạn này cháu kéo áo cụ phát.
1 là đúng hơn là tư duy Đông Á Hán quyển (Sinophere). Phương Đông là cả cận đông, trung đông, nam á, chúng ta không rõ họ như nào.
Thứ 2 là các nước đông á tuỳ theo ông nào thoát cái hài hoà đó trước thì mới bật lên, phát triển, thoát được cảnh "Bách niên quốc sỉ".
Lý do vì thế giới hiện đại là thế giới của khoa học-kỹ thuật. Khoa học - kỹ thuật thì có nhanh nhất, bền vững nhất, phổ biến nhanh đến toàn bộ quốc dân nhất chỉ có qua sản xuất công nghiệp hàng loạt (Mass manufacturing).
Nó không chỉ là câu chuyện làm kinh tế, mà là câu chuyện phát triển KH-KT theo hướng hiện đại để không ai bắt nạt chèn ép được ạ.
Về dịch vụ, hay nông nghiệp có cải tiến KH-KT được, gọi là khoa học quản lý (quản lý tài chính, kinh doanh, nhân sự, quản lý rủi ro trong bán nông sản...) nhưng nó có mức độ thôi và không có tính phổ biến cho quốc dân (Không phải ai cũng đủ trí tuệ để làm tài chính, IT, lãnh đạo). Nông nghiệp cũng tương tự, thậm chí cái dư địa để phát triển còn thấp hơn cả dịch vụ (vì dịch vụ còn dùng ít tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước).
Đây cháu viết theo kiểu nửa tây nửa tàu :) như cách cụ đang viết. Chứ cháu thích kiểu khoa học của Tây, định lượng, định nghĩa hơn.
Trong lúc Dịch chuyển thì có lúc mất cân bằng Thiên Âm hoặc Thiên Dương, chính sự mất cân bằng đó tạo động lực cho Dịch (mâu thuẫn là động lực phát triển (c) Marx Engels) nhưng xu hướng sẽ trở về equilibrium. Đúng chuẩn của cụ Đông Tây Y kết hợp chưa? :)

Trung Đông, Nam Á lúc nào lại chém gió tiếp cùng cụ. Đoạn này là thuần tuý chém gió lý thuyết cho vui thôi, chứ ko ứng dụng thực tiễn cụ thể lắm.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,236
Động cơ
968,433 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Mỹ có thể in đô la nhưng không in được dược phẩm, ô tô, sắt thép ạ:D Một ngày nào đó thế giới không bán hàng cho nó thì sao ạ:))
Thì ăn bom dân chủ hoặc ăn bom thật ( Ấp Gà, 1 Rắc ... )
 

Anh_he

Xe tải
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
365
Động cơ
164,655 Mã lực
Thực ra đây là cái giá của "sức mạnh Mỹ", vì Mỹ có sức mạnh nên đồng USD được ưa chuộng, các nước sẵn sàng ôm USD do Mỹ in ra để bán hàng cho Mỹ. Vì in tiền dễ nên dân Mỹ có tâm lý tiêu nhiều hơn là làm ra, ... dần dần thâm hụt trở thành vấn đề lâu dài, chứ với một nước khác không có vị thế như Mỹ thì khi thâm hụt nhiều, đồng tiền sẽ bị mất giá dẫn đến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ thì tự thị trường đã điều chỉnh để thâm hụt không còn là bệnh kinh niên nữa. Tất nhiên tiền Mỹ không thể in vô hạn được, trước sau thị trường cũng sẽ phải điều chỉnh thôi.

Ngược lại, Mỹ cũng có lý khi phàn nàn với các mô hình hướng xuất khẩu như Nhật năm xưa hay Trung Quốc bây giờ, họ cố giữ tỉ giá thấp nên dù Mỹ thâm hụt triền miên thì đồng USD vẫn không bị mất giá, làm cơ chế thị trường điều chỉnh tỉ giá cân bằng thương mại bị mất tác dụng.
Thực ra việc Mỹ thâm hụt thương mại là chủ ý của Mỹ cụ ah, không phải là câu chuyện về phi công nghiệp hoá hay cái gì ở đây cả.

Cụ biết cụm từ “xuất khẩu lạm phát” không. Cái đấy mới là ngành xuất khẩu thu lại cho Mỹ nhiều tiền nhất, không phải ba cái ô tô vớ vẩn đâu :D.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top