[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,573
Động cơ
427,737 Mã lực
Cụ có cái nhìn “bài” Tàu nên cách nhận định của cụ nó khá phiến diện.

Giờ VN mà chịu cho Tàu nó đóng khoảng 30k quân trên lãnh thổ và giao quyền chỉ huy quân đội lại cho Tàu như những gì Hàn dành cho Mỹ thì em tin VN muốn gì Tàu cũng chuyển giao hết :D, kể cả Vạn Lý trường Thành nếu muốn.

Lấy ví dụ về phát triển kinh tế ở Hàn thì đừng bao giờ tách biệt khỏi những gì mà họ phải đánh đổi cho Mỹ.
Cụ đang suy nghĩ được tất cả hoặc không có gì. Em chả bài tàu, cụ đọc hết mấy bài em viết chưa? Em rất muốn TQ là đối tác giao công nghệ và em cũng đánh giá VN TQ là cặp bài chuyển giao / học hỏi về công nghệ phù hợp nhất cho VN chứ không phải đám Hàn Nhật. Cái này cũng có lợi cho TQ chứ không chỉ có lợi cho VN, dùng hết công nghệ TQ thì VN sẽ phải theo TQ.

Hai nước văn hóa giống nhau, thừa hiểu nhiều cái nhỏ thôi nhưng nó thể hiện ý định đằng sau. Nhưng trong thời điểm thương chiến này mà TQ vẫn không nhả ra cho ta một cái gì, thậm chí mấy cái đơn giản như mấy cái tàu đô thị, thì về lý lẽ sao em có thể theo TQ đc? Cụ cứ nghĩ đi, viết là tương lai chung như thôi để anh làm hết ăn hết nhé, em về trồng rau thôi anh không cho em gì đâu, cụ có thích thế không? Em chả pro thằng nào, em chỉ muốn VN giàu mạnh hơn cho đất lên giá khà khà.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,194
Động cơ
471,292 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chơi với Nhật, Hàn. Họ có thể chuyển giao cho ta những công nghệ cũ. Những công nghệ mà họ đã bỏ để làm cái tiên tiến hơn. Còn với Tàu thì còn lâu. Vì lực lượng lao động của họ còn rất đông.
Tàu họ sản phẩm từ cái nhỏ nhất, đơn giản nhất đến cái lớn nhất, hiện đại nhất.
Ta ở gần Tàu. Phải khôn khéo để lợi dụng được thị trường rộng lớn của họ. Bán cho họ những mặt hàng họ không thể làm hay làm không tốt như trái cây và thủy sản.
Tận dụng chuỗi cung ứng của họ để sản xuất những mặt hàng của ta. Dần dần từng bước đưa phụ trợ của ta xen vào. Tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng của riêng ta.
Ví dụ như xe Vinfast.
Để tự nghiên cứu thì 50 năm nữa cũng chả ra được chiếc xe. Đi mua công nghệ về làm. Dần dần sẽ nội địa hóa càng nhiều càng tốt.
Người dân cần ủng hộ doanh nghiệp nội, sản phẩm nội.
Không ủng hộ cũng được nhưng đừng ném đá người ta.
Những cái cụ nói nó quá rõ ràng, ai chả bảo vệ nồi cơm của mình? Thế nên em mới muốn TQ chuyển giao những công nghệ không quá quan trọng về mặt thương mại, ví dụ như tàu điện đô thị / tàu cao tốc tầm 150 - 200kmh thì có gì mà tân tiến? Nhiều cái nó không cần xịn nhất nhưng với ta là quá đủ. Mọi thứ đều phải có qua lại, TQ muốn VN gần TQ hơn thì phải cho đi thôi. Lúc này cứ cho là lúc tốt nhất để TQ thúc đẩy VN lại gần, nhưng TQ đâu có làm gì? Đó mới là ý chính của em.

Trái cây và thủy sản ta vẫn bán, nhưng em nói rồi, không vươn mình với ít đất ruộng được.

Rõ ràng phải có điều kiện rồi, có thằng nào làm gì miễn phí? Gốc rễ là cụ nói không có việc chuyển giao công nghệ, nhưng thực ra đó là việc xảy ra rất nhiều, chả có thằng nào một phát lên trời được cả. HQ sau chiến tranh còn thua kém xa Bắc Triều Tiên, nếu không được chuyển giao công nghệ thì còn lâu mới bật lên được. Đài cũng thế thôi, ko được bảo hộ thì đâu biết học làm hàng điện tử từ Nhật (nguồn)? Giờ có khi vẫn trồng lúa chứ ngồi đó mà bán dẫn.
Các cụ vẫn nghĩ quá đơn giản về chuyển giao công nghệ thời nay. Tôi đã viết khá nhiều lần trong OF này là hiện giờ thế giới không còn chuyển giao công nghệ nữa.

Vì đã có 2 kinh nghiệm đau thương là Nhật-Hàn và Phương Tây-Trung quốc. Phía chuyển giao (Nhật/Phương Tây) sau 1 thời gian bị phía nhận chuyển giao (Hàn/Trung) dùng chính công nghệ đó làm cơ sở, quay lại cạnh tranh thậm chí chèn ép ngành sản xuất tương ứng của bên chuyển giao công nghệ. Cho nên bây giờ các nước có công nghệ đều giữ chặt không chuyển giao, kể cả các công nghệ cách 2-3 đời.

Trung quốc chính là nước hưởng lợi từ chuyển giao và copy công nghệ nên hiểu hơn ai hết nguy cơ của việc đánh mất công nghệ. Bảo Trung quốc chuyển giao các công nghệ cơ bản? Đừng mơ.

Như cụ Quangzizi nói về công nghệ tàu 150-200km/h. Hiện tại TQ vẫn sản xuất tàu CR200 ở dải tốc độ này, dùng nội địa khá nhiều và xuất sang Mã lai, Lào và Châu Phi. Làm sao họ có thể chuyển giao cho VN?

Với TQ thì có thể mua được một số công nghệ nhỏ/bậc thấp khi các công nghệ này đã tràn lan trong nội địa TQ, không còn gì bí mật. Còn bảo các công nghệ cơ bản hoặc bậc cao thì chắc chắn là không được.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,077
Động cơ
20,454 Mã lực
Các cụ vẫn nghĩ quá đơn giản về chuyển giao công nghệ thời nay. Tôi đã viết khá nhiều lần trong OF này là hiện giờ thế giới không còn chuyển giao công nghệ nữa.

Vì đã có 2 kinh nghiệm đau thương là Nhật-Hàn và Phương Tây-Trung quốc. Phía chuyển giao (Nhật/Phương Tây) sau 1 thời gian bị phía nhận chuyển giao (Hàn/Trung) dùng chính công nghệ đó làm cơ sở, quay lại cạnh tranh thậm chí chèn ép ngành sản xuất tương ứng của bên chuyển giao công nghệ. Cho nên bây giờ các nước có công nghệ đều giữ chặt không chuyển giao, kể cả các công nghệ cách 2-3 đời.

Trung quốc chính là nước hưởng lợi từ chuyển giao và copy công nghệ nên hiểu hơn ai hết nguy cơ của việc đánh mất công nghệ. Bảo Trung quốc chuyển giao các công nghệ cơ bản? Đừng mơ.

Như cụ Quangzizi nói về công nghệ tàu 150-200km/h. Hiện tại TQ vẫn sản xuất tàu CR200 ở dải tốc độ này, dùng nội địa khá nhiều và xuất sang Mã lai, Lào và Châu Phi. Làm sao họ có thể chuyển giao cho VN?

Với TQ thì có thể mua được một số công nghệ nhỏ/bậc thấp khi các công nghệ này đã tràn lan trong nội địa TQ, không còn gì bí mật. Còn bảo các công nghệ cơ bản hoặc bậc cao thì chắc chắn là không được.
Em nghĩ công nghệ có thể chủ động được và thiết thực nhất hiện nay là chế tạo Nhà máy điện đốt Than. Trung quốc Mr Xi ra lệnh không cho vay điện than nữa rồi nên VN có thể tự vay vốn trong nước tự làm, nội địa hóa. Số nhà máy điện than trong nước cũng là một thị trường tương đối tốt để kỹ thuật làm chủ, làm chủ cả vận hành bảo trì chế tạo.

Trump cũng rút khỏi JETP rồi nên bây giờ đố ông tây nào dám cản Việt Nam phát triển điện than. Nếu tự chủ được công nghệ giá thành hợp lý thì tiềm năng xuất khẩu ra Lào, Cam, Myanmar, Châu Phi etc cực lớn, vì Trung quốc đã bỏ thị trường này. Cái gì Trung quốc bỏ thì mình làm. Cơ hội có 1 không 2.
 
Chỉnh sửa cuối:

vanchamngoan

Xe máy
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
99
Động cơ
213,449 Mã lực
Các cụ vẫn nghĩ quá đơn giản về chuyển giao công nghệ thời nay. Tôi đã viết khá nhiều lần trong OF này là hiện giờ thế giới không còn chuyển giao công nghệ nữa.

Vì đã có 2 kinh nghiệm đau thương là Nhật-Hàn và Phương Tây-Trung quốc. Phía chuyển giao (Nhật/Phương Tây) sau 1 thời gian bị phía nhận chuyển giao (Hàn/Trung) dùng chính công nghệ đó làm cơ sở, quay lại cạnh tranh thậm chí chèn ép ngành sản xuất tương ứng của bên chuyển giao công nghệ. Cho nên bây giờ các nước có công nghệ đều giữ chặt không chuyển giao, kể cả các công nghệ cách 2-3 đời.

Trung quốc chính là nước hưởng lợi từ chuyển giao và copy công nghệ nên hiểu hơn ai hết nguy cơ của việc đánh mất công nghệ. Bảo Trung quốc chuyển giao các công nghệ cơ bản? Đừng mơ.

Như cụ Quangzizi nói về công nghệ tàu 150-200km/h. Hiện tại TQ vẫn sản xuất tàu CR200 ở dải tốc độ này, dùng nội địa khá nhiều và xuất sang Mã lai, Lào và Châu Phi. Làm sao họ có thể chuyển giao cho VN?

Với TQ thì có thể mua được một số công nghệ nhỏ/bậc thấp khi các công nghệ này đã tràn lan trong nội địa TQ, không còn gì bí mật. Còn bảo các công nghệ cơ bản hoặc bậc cao thì chắc chắn là không được.
Cháu níu áo bác chút, chắc lần đầu ở đây.
Thực ra cháu đồng ý logic là TQ sẽ không chuyển giao vì họ mới ở giai đoạn nhận mua từ nơi khác, còn chưa hoàn vốn IRR khoản đầu tư, họ cũng còn sức để phát triển nên không bán cho VN ta.
Nhưng VN cũng không mua từ TQ đâu, mà ta quay về cái gốc là Mitsubishi để mua, thông qua Primetals ạ, theo cháu hiểu:
heo thỏa thuận, Primetals sẽ thiết kế, cung cấp, lắp đặt máy đúc phôi cho phép Hòa Phát sản xuất sản phẩm thép làm tanh lốp ô tô (tire cord, bead wire), thép chế tạo, thép vòng bi, thép dự ứng lực..vv và nhiều sản phẩm chất lượng cao khác. Đặc biệt, dây chuyền còn tích hợp dự chờ cho module đúc phôi khổ lớn để sản xuất thép đường ray (bloom), và phôi beam blank để sản xuất các loại thép hình đến 800mm phục vụ ngành kết cấu thép.

Đồng thời, Primetals cung cấp cho Hòa Phát các thiết bị dây chuyền cán thép dây cuộn wire rod chất lượng cao. Sản phẩm của dây chuyền là thép làm bố lốp, tanh lốp ô tô (steel cord và beadwire), thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác..vv. Dây chuyền cũng được tích hợp sản xuất thép thanh tròn trơn và thép thanh dạng cuộn phục vụ cho các ngành chế biến chế tạo, cho công nghiệp quốc phòng.

Đây là những dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Primetals – Tập đoàn sở hữu bởi Mitsubishi Heavy Industries có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Theo tiến độ, dự kiến Quý 3/2026 dây chuyền cán có thể cung cấp những sản phẩm đầu tiên và Quý 4/2026 đưa dây chuyền đúc đi vào hoạt động.

Chính Primetals cũng cung cấp các dây chuyền cũ cho Hoà Phát. Đồng thời dây chuyền này chế được thép quân sự, tức bản chất là lưỡng dụng, khả năng cháu n ghĩ đã được greenlight từ phía Mỹ - Phương Tây rồi.

Còn Vin thì đang đề xuất đóng tàu , rất đúng thời điểm để thay cho Trung quốc. Chắc sẽ mua thép của Hoà Phát để đóng tàu thôi, còn mua công nghệ từ ai hay bao giờ mua công nghệ SX thép chắc phải xem tổng cầu như nào.
"Vingroup cùng đối tác quốc tế đề xuất tổ hợp dự án Khu công nghiệp - Logistics, Cảng Nam Đồ Sơn và tổ hợp nhà máy đóng tàu tại Khu Kinh tế Nam Hải Phòng.Dự án có quy mô 13.725 Ha, tổng vốn đầu tư 14,4 tỷ USD. Dự án được đầu tư theo 3 giai đoạn từ 2026-2045. "
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,194
Động cơ
471,292 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em nghĩ công nghệ có thể chủ động được và thiết thực nhất hiện nay là chế tạo Nhà máy điện đốt Than. Trung quốc không cho vay điện than nữa rồi nên VN có thể tự vay vốn trong nước tự làm, nội địa hóa. Số nhà máy điện than trong nước cũng là một thị trường tương đối tốt để kỹ thuật làm chủ, làm chủ cả vận hành bảo trì. Trump cũng rút khỏi JETP rồi nên bây giờ đố ông tây nào dám cản Việt Nam phát triển điện than. Nếu tự chủ được công nghệ thì tiềm năng xuất khẩu ra Lào, Cam, Myanmar, Châu Phi etc cực lớn, vì Trung quốc đã bỏ thị trường này.
Trung tâm của nhà máy điện than là turbine hơi nước:

1744864272107.png


Cái này Việt nam chưa thể làm được cụ ợ.
 

tnu

Xe hơi
Biển số
OF-615395
Ngày cấp bằng
12/2/19
Số km
115
Động cơ
115,141 Mã lực
sự thật phũ phàng nó thế mà cụ. Nga bây giờ dần ngang bằng Triều Tiên rồi
Nga tài nguyên gần như khồng thiếu gì , tự chủ từ nông nghiệp tới công nghiệp . Cậu ấm già ngáo ngơ Trump giờ phang kinh tế TQ , quân sự với Nga . Chẳng biết thằng nào sẽ suy yếu đâu =))
 

Binhan.4ever

Xe buýt
Biển số
OF-576942
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
728
Động cơ
153,573 Mã lực
Tuổi
44
qua đây có thể thấy cụ k những tư duy nô lệ,cụ còn cơ hội lợi dụng lúc khó khăn đòi hỏi,cụ sống ngoài đời cũng thế à, có đối tác ,bạn bè nào bị cụ đòi hỏi vô lý thế chưa?cụ chém nhiều nhưng đầu óc rỗng tuếch chả cái nào ăn nhập với chủ trương của nhà nước cả
Chuẩn cụ ơi. Em đọc thấy cụ ấy viết như này em chán hẳn luôn


...... Nhưng trong thời điểm thương chiến này mà TQ vẫn không nhả ra cho ta một cái gì, thậm chí mấy cái đơn giản như mấy cái tàu đô thị, thì về lý lẽ sao em có thể theo TQ đc? ........
Quốc gia mà như này thì không bao giờ khá lên được. Đúng kiểu nhân lúc cháy nhà hôi của.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,077
Động cơ
20,454 Mã lực
Trung tâm của nhà máy điện than là turbine hơi nước:

View attachment 9079595

Cái này Việt nam chưa thể làm được cụ ợ.
Vâng trừ turbine hơi :) cái đó vẫn mua được. Ngay cả Hàn Quốc Trung Quốc còn đánh vật với turbine hơi mình tuổi gì mà chế được. Nhưng những phần còn lại thì mình làm tốt và có thể mời nhà máy làm turbine hơi đầu tư nhà máy chế tạo ở VN với điều kiện ưu đãi
 
Chỉnh sửa cuối:

Anh_he

Xe tải
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
365
Động cơ
164,818 Mã lực
Cụ đang suy nghĩ được tất cả hoặc không có gì. Em chả bài tàu, cụ đọc hết mấy bài em viết chưa? Em rất muốn TQ là đối tác giao công nghệ và em cũng đánh giá VN TQ là cặp bài chuyển giao / học hỏi về công nghệ phù hợp nhất cho VN chứ không phải đám Hàn Nhật. Cái này cũng có lợi cho TQ chứ không chỉ có lợi cho VN, dùng hết công nghệ TQ thì VN sẽ phải theo TQ.

Hai nước văn hóa giống nhau, thừa hiểu nhiều cái nhỏ thôi nhưng nó thể hiện ý định đằng sau. Nhưng trong thời điểm thương chiến này mà TQ vẫn không nhả ra cho ta một cái gì, thậm chí mấy cái đơn giản như mấy cái tàu đô thị, thì về lý lẽ sao em có thể theo TQ đc? Cụ cứ nghĩ đi, viết là tương lai chung như thôi để anh làm hết ăn hết nhé, em về trồng rau thôi anh không cho em gì đâu, cụ có thích thế không? Em chả pro thằng nào, em chỉ muốn VN giàu mạnh hơn cho đất lên giá khà khà.
Giờ đòi Tàu nó nhả cho công nghệ tàu đô thị.

Mai lại đòi EU nhả công nghệ luyện kim nếu không tao không theo mày.

Ngày kia lại gõ đầu thằng Nhật, Hàn nhả công nghệ sản xuất ô tô.

Thế mấy hôm nữa thằng Cam nó sang nó bảo Mỹ áp thuế tao còn cao hơn m, m nhả cho tao công nghệ sản xuất giống lúa mới của m nhé, không là tao không theo mày đâu. Lúc đấy cụ là lãnh đạo quốc gia cụ có nhả cho thằng Cam không.

Sống thế này thì lại khôn quá, chả mấy chốc hoá rồng :)).
 
Chỉnh sửa cuối:

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,573
Động cơ
427,737 Mã lực
Các cụ vẫn nghĩ quá đơn giản về chuyển giao công nghệ thời nay. Tôi đã viết khá nhiều lần trong OF này là hiện giờ thế giới không còn chuyển giao công nghệ nữa.

Vì đã có 2 kinh nghiệm đau thương là Nhật-Hàn và Phương Tây-Trung quốc. Phía chuyển giao (Nhật/Phương Tây) sau 1 thời gian bị phía nhận chuyển giao (Hàn/Trung) dùng chính công nghệ đó làm cơ sở, quay lại cạnh tranh thậm chí chèn ép ngành sản xuất tương ứng của bên chuyển giao công nghệ. Cho nên bây giờ các nước có công nghệ đều giữ chặt không chuyển giao, kể cả các công nghệ cách 2-3 đời.

Trung quốc chính là nước hưởng lợi từ chuyển giao và copy công nghệ nên hiểu hơn ai hết nguy cơ của việc đánh mất công nghệ. Bảo Trung quốc chuyển giao các công nghệ cơ bản? Đừng mơ.

Như cụ Quangzizi nói về công nghệ tàu 150-200km/h. Hiện tại TQ vẫn sản xuất tàu CR200 ở dải tốc độ này, dùng nội địa khá nhiều và xuất sang Mã lai, Lào và Châu Phi. Làm sao họ có thể chuyển giao cho VN?

Với TQ thì có thể mua được một số công nghệ nhỏ/bậc thấp khi các công nghệ này đã tràn lan trong nội địa TQ, không còn gì bí mật. Còn bảo các công nghệ cơ bản hoặc bậc cao thì chắc chắn là không được.
Tại sao không hả cụ? Pakistan nghèo đói thế mà TQ còn dạy và bảo kê cho làm bom nguyên tử, chả lẽ TQ không sợ một ngày Pakistan quay sang phang lại TQ? Công nghệ cũng chỉ là một con bài và lợi ích của đất nước mới là cái cao nhất. Đổi được cái gì to lớn hơn thì đổi thôi.

Công nghệ tàu của TQ chuyển giao cho ta rồi yêu cầu ta không tái xuất là được, em viết rồi xuất là cấm nông sản ta chết trước. Mà ta có biết làm thì cũng phải mất 10 năm mới làm xong ở nội bộ VN, chứ nói gì xuất khẩu, ai sẽ mua hàng VN khi mà hệ thống VN chưa hoạt động chơn chu?

Tóm lại TQ có thể ôm hết, nhưng ôm hết chả cho ai gì rồi sẽ chả ai chơi cùng. Mọi thứ có đi có lại thôi, TQ ko cho chúng ta thì chúng ta quay sang bên khác.
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,091
Động cơ
115,305 Mã lực
Tuổi
48
Em nghĩ công nghệ có thể chủ động được và thiết thực nhất hiện nay là chế tạo Nhà máy điện đốt Than. Trung quốc Mr Xi ra lệnh không cho vay điện than nữa rồi nên VN có thể tự vay vốn trong nước tự làm, nội địa hóa. Số nhà máy điện than trong nước cũng là một thị trường tương đối tốt để kỹ thuật làm chủ, làm chủ cả vận hành bảo trì chế tạo.

Trump cũng rút khỏi JETP rồi nên bây giờ đố ông tây nào dám cản Việt Nam phát triển điện than. Nếu tự chủ được công nghệ giá thành hợp lý thì tiềm năng xuất khẩu ra Lào, Cam, Myanmar, Châu Phi etc cực lớn, vì Trung quốc đã bỏ thị trường này. Cái gì Trung quốc bỏ thì mình làm. Cơ hội có 1 không 2.
Chế tạo thế nào được Turbin, còn nhập Turbin của thằng khác thì là EPC . Nói chung là đừng mơ những thứ như này, thời xưa Narime cũng có đề tài " Nội địa hóa một số thành phần nhà máy nhiệt điện đốt than 600MW" nhưng chắc là kết quả thì ai cũng biết.
 

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,573
Động cơ
427,737 Mã lực
Giờ đòi Tàu nó nhả cho công nghệ tàu đô thị.

Mai lại đòi EU nhả công nghệ luyện kim nếu không tao không theo mày.

Ngày kia lại gõ đầu thằng Nhật, Hàn nhả công nghệ sản xuất ô tô.

Sống thế này thì lại khôn quá, chả mấy chốc hoá rồng :)).
Cụ cứ lan man viết xa chủ đề, đang nói thời điểm này giữa ta và TQ, cụ tạo tình huống không tưởng mấy bọn kia vào để thể hiện cái gì? Mà không khôn chả lẽ phải ngu mới được?
 

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,573
Động cơ
427,737 Mã lực
Quốc gia mà như này thì không bao giờ khá lên được. Đúng kiểu nhân lúc cháy nhà hôi của.
Chỉ có kiếp nô lệ mới bị chủ bảo làm gì làm đấy, không dám hỏi, không dám yêu cầu lợi ích. Nghĩ đi rồi hẵng theo Chí phèo.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,077
Động cơ
20,454 Mã lực
Chế tạo thế nào được Turbin, còn nhập Turbin của thằng khác thì là EPC . Nói chung là đừng mơ những thứ như này, thời xưa Narime cũng có đề tài " Nội địa hóa một số thành phần nhà máy nhiệt điện đốt than 600MW" nhưng chắc là kết quả thì ai cũng biết.
Tâm lý chưa đánh đã thua thì ko bao gờ có chaebol nhu HQ. Thế thì làm sao "làm kinh tế như đánh trận" được?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,194
Động cơ
471,292 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu níu áo bác chút, chắc lần đầu ở đây.
Thực ra cháu đồng ý logic là TQ sẽ không chuyển giao vì họ mới ở giai đoạn nhận mua từ nơi khác, còn chưa hoàn vốn IRR khoản đầu tư, họ cũng còn sức để phát triển nên không bán cho VN ta.
Nhưng VN cũng không mua từ TQ đâu, mà ta quay về cái gốc là Mitsubishi để mua, thông qua Primetals ạ, theo cháu hiểu:
heo thỏa thuận, Primetals sẽ thiết kế, cung cấp, lắp đặt máy đúc phôi cho phép Hòa Phát sản xuất sản phẩm thép làm tanh lốp ô tô (tire cord, bead wire), thép chế tạo, thép vòng bi, thép dự ứng lực..vv và nhiều sản phẩm chất lượng cao khác. Đặc biệt, dây chuyền còn tích hợp dự chờ cho module đúc phôi khổ lớn để sản xuất thép đường ray (bloom), và phôi beam blank để sản xuất các loại thép hình đến 800mm phục vụ ngành kết cấu thép.

Đồng thời, Primetals cung cấp cho Hòa Phát các thiết bị dây chuyền cán thép dây cuộn wire rod chất lượng cao. Sản phẩm của dây chuyền là thép làm bố lốp, tanh lốp ô tô (steel cord và beadwire), thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác..vv. Dây chuyền cũng được tích hợp sản xuất thép thanh tròn trơn và thép thanh dạng cuộn phục vụ cho các ngành chế biến chế tạo, cho công nghiệp quốc phòng.

Đây là những dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Primetals – Tập đoàn sở hữu bởi Mitsubishi Heavy Industries có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Theo tiến độ, dự kiến Quý 3/2026 dây chuyền cán có thể cung cấp những sản phẩm đầu tiên và Quý 4/2026 đưa dây chuyền đúc đi vào hoạt động.

Chính Primetals cũng cung cấp các dây chuyền cũ cho Hoà Phát. Đồng thời dây chuyền này chế được thép quân sự, tức bản chất là lưỡng dụng, khả năng cháu n ghĩ đã được greenlight từ phía Mỹ - Phương Tây rồi.

Còn Vin thì đang đề xuất đóng tàu , rất đúng thời điểm để thay cho Trung quốc. Chắc sẽ mua thép của Hoà Phát để đóng tàu thôi, còn mua công nghệ từ ai hay bao giờ mua công nghệ SX thép chắc phải xem tổng cầu như nào.
"Vingroup cùng đối tác quốc tế đề xuất tổ hợp dự án Khu công nghiệp - Logistics, Cảng Nam Đồ Sơn và tổ hợp nhà máy đóng tàu tại Khu Kinh tế Nam Hải Phòng.Dự án có quy mô 13.725 Ha, tổng vốn đầu tư 14,4 tỷ USD. Dự án được đầu tư theo 3 giai đoạn từ 2026-2045. "
Đó chính là cái tôi định viết ở post sau: Nếu có chuyển giao công nghệ thì nguồn khả thi hơn là Châu Âu. Vì các nước này đã từ bỏ 1 số ngành sản xuất, nên khi chuyển giao công nghệ trong các ngành đó thì không có xung đột lợi ích.

Như Anh quốc từng có ngành luyện kim rất phát triển, nhưng do chi phí quá cao nên các nhà máy thép đã đóng cửa gần hết. Anh (và Italia, cả Australia) chuyển sang cung cấp dây chuyền và bán 1 số công nghệ luyện thép. Đó là tiến triển tất yếu của nền kinh tế, không như Trum đòi mang sản xuất về Mỹ.

Kể cả ngành đường sắt cao tốc. Cách đây 1 số năm thì có thể dựa vào Bombarrdier Canada vì Bombardier không nhắm cạnh tranh nên khá thoáng trong hợp tác công nghệ ĐSCT. Tiếc là Bombardier đã bị Astom Pháp mua lại.

Phải thấy là kiểu mua công nghệ như Hòa Phát có thể làm 1 số công ty hoặc 1 vài ngành tiến bộ lên. Nhưng bảo quốc gia phát triển bằng cách này thì không thể vì nó không đồng bộ. Muốn cả nước phát triển thì phải có 1 hệ thống công nghệ cơ bản chứ không phải kiểu người khác bỏ đi thì mình mua lại.
 

vanchamngoan

Xe máy
Biển số
OF-447194
Ngày cấp bằng
21/8/16
Số km
99
Động cơ
213,449 Mã lực
Đó chính là cái tôi định viết ở post sau: Nếu có chuyển giao công nghệ thì nguồn khả thi hơn là Châu Âu. Vì các nước này đã từ bỏ 1 số ngành sản xuất, nên khi chuyển giao công nghệ trong các ngành đó thì không có xung đột lợi ích.

Như Anh quốc từng có ngành luyện kim rất phát triển, nhưng do chi phí quá cao nên các nhà máy thép đã đóng cửa gần hết. Anh (và Italia, cả Australia) chuyển sang cung cấp dây chuyền và bán 1 số công nghệ luyện thép. Đó là tiến triển tất yếu của nền kinh tế, không như Trum đòi mang sản xuất về Mỹ.

Kể cả ngành đường sắt cao tốc. Cách đây 1 số năm thì có thể dựa vào Bombarrdier Canada vì Bombardier không nhắm cạnh tranh nên khá thoáng trong hợp tác công nghệ ĐSCT. Tiếc là Bombardier đã bị Astom Pháp mua lại.

Phải thấy là kiểu mua công nghệ như Hòa Phát có thể làm 1 số công ty hoặc 1 vài ngành tiến bộ lên. Nhưng bảo quốc gia phát triển bằng cách này thì không thể vì nó không đồng bộ. Muốn cả nước phát triển thì phải có 1 hệ thống công nghệ cơ bản chứ không phải kiểu người khác bỏ đi thì mình mua lại.
Nói cho đúng là cháu nghĩ không phải châu Âu mà cháu nghĩ chính là cái gốc, tức là Nhật. (Cũng là bên đã chuyển giao cho Hàn , vv... trước đây).
Nhưng Nhật này cũng sẽ không phải Nhật gốc, mà sẽ là 1 tập đoàn holdings giữ các patent của Nhật, nhưng đặt ở Anh - trung tâm tài chính của thế giới, để Mỹ và phương Tây vẫn gián tiếp kiểm saots được.
Việc này cũng sẽ phải rất từ từ, gần như một dạng tin cậy chính trị, mỗi vài năm mới mua được dần dần dây chuyền. Nhưng mua của phương Tây thì mới dễ bán được sản phẩm, tiếp cận thị trường toàn cầu chứ mua Trung quốc dễ dính xâm phạm bản quyền như vụ thép Baosteel lắm.
Con đường để 1 quốc gia trong thời kỳ này phát triển khó có thể đồng bộ toàn diện được, phải từ từ thôi.
Lưu ý là vụ Nhật đồng ý bán dây chuyền kia, chắc chắn có bàn từ trước, nhưng diễn ra đúng 10.4.2025, tức là sau khi Mỹ đã dự áp thuế quan nên sẽ là xu thế không để đảo ngược, từ cả về phía Việt Nam, lẫn phía phương Tây về chuyển giao công nghệ luyện kim này. Cháu hiểu vậy.
 

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,573
Động cơ
427,737 Mã lực
qua đây có thể thấy cụ k những tư duy nô lệ,cụ còn cơ hội lợi dụng lúc khó khăn đòi hỏi,cụ sống ngoài đời cũng thế à, có đối tác ,bạn bè nào bị cụ đòi hỏi vô lý thế chưa?cụ chém nhiều nhưng đầu óc rỗng tuếch chả cái nào ăn nhập với chủ trương của nhà nước cả
Đâu thế văn kiện đâu? Sai cái gì? Thiếu cái gì? Lệch chỗ nào? TQ cho cái gì khác? Viết ra, ngồi chửi như Chí không chán à?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top