Có một số anh em đưa ra ý kiến về việc Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, xin chia sẻ một số số liệu để hình dung chính xác hơn về bức tranh:
Xét về nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:
Theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2024: khoảng 144 tỷ USD, chiếm khoảng 37% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Căn cứ vào phân tích từ báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương và các nghiên cứu của WB, UNCTAD, có thể tính toán cơ cấu sử dụng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như sau:
Phân bổ theo mục đích sử dụng và tỷ lệ ước tính:
* Để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: chiếm khoảng 55%, tập trung ở các ngành điện tử, dệt, may mặc, da giày.
* Để tiêu dùng trực tiếp trong nước: khoảng 25%, bao gồm hàng tiêu dùng, điện tử gia dụng, dược phẩm, thiết bị y tế.
* Để sản xuất ra hàng hóa cho tiêu dùng nội địa: khoảng 20%, chủ yếu là nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước.
Bên dưới là bảng phân nhóm các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và mục đích sử dụng:
Xét về xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc:
Tổng giá trị xuất khẩu: 61,2 tỷ USD, giảm nhẹ khoảng 100 triệu USD so với năm 2023.
Phân bổ mục đích sử dụng của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam:
* Để sản xuất công nghiệp: chiếm khoảng 35%, tập trung ở các ngành điện tử, máy móc, thiết bị.
* Để tiêu dùng trực tiếp: khoảng 65%, bao gồm trái cây, rau quả, thủy sản, cà phê, hạt điều.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực:
* Nông sản, thủy sản và lâm sản: Tổng kim ngạch đạt 13,5 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó, trái cây và rau quả đạt 5 tỷ USD .
* Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Ước tính đạt khoảng 14,5 tỷ USD, tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.
* Điện thoại và linh kiện: khoảng 13,1 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
* Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Ước tính đạt khoảng 5,1 tỷ USD, phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
* Cao su và sản phẩm từ cao su: Ước tính đạt khoảng 2,9 tỷ USD, chủ yếu phục vụ ngành công nghiệp ô tô và sản xuất.
* Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Ước tính đạt khoảng 2,1 tỷ USD, phục vụ ngành xây dựng và nội thất.
Như vậy, nếu loại bỏ phần nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (chủ yếu do các doanh nghiệp FDI nhập khẩu), phần giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ tiêu dùng trực tiếp và sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước sẽ chiếm 45%, tương đương 64.8 tỷ USD.
Trong khi đó, với cùng mục đích nhập khẩu để sản xuất hàng hóa và tiêu dùng trực tiếp của Trung Quốc sẽ chiếm 100% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam, tương đương 61,2 tỷ USD.
Phần thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu loại bỏ phần giá trị nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI thì chỉ là 3,6 tỷ USD.