Xin được bàn riêng về nội dung này, xin nhắc lại, để tránh nhầm lẫn với việc sáp nhập tỉnh, chuyển trung tâm hành chính tỉnh, đặt tên tỉnh mới…
Xưa tới nay, chỉ tiêu “Đô thị hóa” tại các khu vực hành chính, như cấp tỉnh, vùng, miền và cả một quốc gia luôn luôn là một thông số tổng hợp và dĩ nhiên nó rất quan trọng. Xin xem lại các văn kiện, nghị quyết, nghị định, báo cáo tổng hợp kinh tế xã hội, chỉ tiêu, năm X…. tỉ lệ đô thị hóa tại khu vực Y là Z, đó là một chỉ dấu, một thước đo tổng hợp của quá trình phát triển tại địa bàn, ở đây cần nhấn mạnh, tỉ lệ đô thị hóa luôn luôn tỉ lệ thuận với mức sống, với thu nhập, với mức hiện đại…. và cũng hầu hết tỉ lệ với chỉ số tổng hợp ghi nhận phát triển của một quốc gia.
(Tham khảo: Năm 1975 tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam là 18%, năm 2015 là: 35%, năm 2025 là: khoảng 50%, nguồn: Google)
Như link ở bài báo dưới (Bỏ các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam từ ngày….) có các vấn đề như sau cần đặt ra:
1/ Bỏ tên các thành phố vốn đã được lưu danh thương hiệu, đánh dấu sự ghi nhớ một phần của Việt Nam ở cấp độ quốc tế. Khách du lịch nước ngoài biết tới Hạ Long, tới Nha Trang, tới Hội An, tất nhiên sẽ vô cùng thắc mắc. Nhưng dù sao, cũng có thể tạm xử lý được vấn đề này ở mức tương đối ổn. Không có thành phố Đà Lạt, thành phố Nha Trang,… ta có phường Đà Lạt, phường Nha Trang. Cảnh quan vẫn đó, con người vẫn đó, khả năng quản lý thì chắc sẽ tốt hơn mỗi ngày, không sao.
2/ Như ta thấy, theo dự kiến ở 1 tỉnh ví dụ không sáp nhập, như Quảng Ninh, có thể hiểu ngay, trung tâm hành chính tỉnh, không còn ở thành phố Hạ Long nữa, nó sẽ (có trong tương lai) ở một phường nào đó, ví dụ như phường Hạ Long 1 hay Hạ Long A. Vậy một thực thể Hạ Long cũ (city) sẽ có bao nhiêu % phát triển lên một …….. thành phố to đẹp hơn và dự kiến thành một thành phố trực thuộc trung ương theo đà phát triển đô thị hóa của nó (Vì tính đô thị toàn phần của nó và diện tích, quy mô đủ lớn). Vì khi đó liên phường sẽ rời rạc, rất khó để một chính quyền tỉnh, chỉ đạo như sau: Lập một đồ án, phường A phường B phường C…. tập hợp thành một thành phố dự kiến …… thuộc trung ương. Xin được nêu băn khoăn ở tình huống này.
3/ Hai tỉnh dự kiến sẽ sáp nhập, tạm lấy 1 ví dụ giả dụ sáp nhập như Quảng Bình và Quảng Trị hiện tại.
Giả dụ rằng trung tâm hành chính tỉnh mới đặt tại phường A ở nơi mà thành phố trung tâm tỉnh Quảng Bình (cũ) là thành phố Đồng Hới (cũ). Vậy tương lai đô thị hóa của các phường thuộc thành phố Đông Hà (mà sắp giải thể thành phố), vốn là trung tâm hành chính đô thị của tỉnh Quảng Trị (cũ) sẽ như thế nào? Tỉ lệ nào để các phường được chia ra từ thành phố Đông Hà, có một lộ trình + các địa bàn xung quanh tiến lên một thành phố……. trực thuộc trung ương trong tương lai? Trong khi vốn trước nó là một trung tâm của tỉnh, được đầu tư trọng điểm tối đa, còn khó. Mà bây giờ ít nhất cũng phải kém hơn trung tâm tỉnh mới (điều này không phải bàn cãi, dù có thể có một vài ngoại lệ).
4/ Chúng ta thường biết và đang có các hệ thống đô thị loại V tới loại I và là một thực thể. Ví dụ thị trấn là đô thị loại V, IV. Thị xã là đô thị loại IV, III, thành phố loại III, II, I. Ít nhất nó phải có đủ không gian và dư địa và vị trí trọng điểm, tức là có sự quan tâm đủ lớn, để phát triển lên một cấp đô thị kế tiếp. Vậy sẽ làm thế nào với nhóm các phường, xã…. để nâng cấp lên một …. vùng (hay gì đó) đô thị cấp cao hơn? Vì là một nhóm ngang hàng nhau thì mọi sự tập trung của cấp cao hơn và của chính nội tại các thành viên trong nhóm, sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với một thực thể duy nhất. Cứ ví dụ luôn như các phường Móng Cái 1, Móng Cái 2… ở tỉnh Quảng Ninh để nhìn nhận trực quan.
Ở đây nên nhớ, hiện tại, việc đưa một cụm/nhóm các phường, hoặc nhóm thị xã+huyện, thành phố thuộc tỉnh+các địa danh lân cận….nâng lên một cấp đô thị cao hơn (và cao nhất là tách ra thành một thành phố trực thuộc trung ương) hoàn toàn phải là nỗ lực tối đa của từng địa phương. Cũng phải nói thêm, hầu hết, rất khó để một tỉnh (như hiện tại), đưa một thành phố đầu não của mình, lên cấp độ trực thuộc trung ương, vì khi đó họ sẽ…….. mất nó và lập tức, đầu não này còn trở thành đối thủ cạnh trạnh về một mặt nào đó, tại cùng khu vực, cùng tập tính, thổ nhưỡng, nhưng là hai đơn vị hành chính ngang hàng.
Như vậy, phải xem xét lại, chúng ta có cần hướng tới tăng tỉ lệ đô thị hóa tại các đơn vị hành chính không. Và nếu cần thì làm như thế nào? Nếu về mặt lí thuyết, nhìn thấy đã bất khả thi, thì có nghĩa là việc thực hiện, hoàn toàn bất khả thi.
Có thể phải có một giải thưởng giá trị vô cùng cao, cho cá nhân hay tổ chức đưa ra giải pháp hợp lý trong tương lai gần.
Theo dự thảo Luật Chính quyền địa phương mới nhất vừa được Bộ Nội vụ chỉnh lý trình Chính phủ, chính quyền cấp huyện, bao gồm 84 thành phố thuộc tỉnh sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7.
vietnamnet.vn