[Funland] Đừng để nguồn lực chảy mãi vào bất động sản cản trở sự hùng cường của Việt Nam

Minh_Khang_135

Xe hơi
Biển số
OF-867859
Ngày cấp bằng
13/9/24
Số km
169
Động cơ
738 Mã lực
Thì cứ nới dòng tiền tín dụng ko siết để chảy 1 cách dễ dãi vào bđs xong rồi kêu cả xã hội bị nó bắt làm con tin thì nói chuyện gì nữa. Càng thế càng phải chặn dòng, siết tín dụng bđs. Đừng quên bong bóng nào cũng sẽ vỡ nhất là bong bóng bơm bằng vốn vay.
Thương chiến thuế đối ứng thì ngoài việc hàng Tq trú ẩn tại Vn, Mỹ còn yêu cầu Vn ko phá giá tiền tệ nữa đó. Nói cách khác tỷ giá phải giảm.
giải pháp thì nhiều cụ ơi, nhưng cụ đang nhìn 1 chiều rằng làm như thế sẽ hạn chế đc bơm thổi bđs, nhưng cụ và mình cũng vậy, ko thể biết đc những ảnh hưởng sau đó.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,332
Động cơ
114,150 Mã lực
Vấn đề này đúng và sẽ có biện pháp can thiệp nhưng vấn đề là thời gian.
Theo mình trong bối cảnh căng thẳng thương mại, rủi ro thuế quan cao + dòng vốn FDI rút đi thì muốn duy trì nền kinh tế cần dựa vào nội lực: BĐS, xây dựng, tiêu dùng, dịch vụ...
Giờ mà siết BĐS sớm là tự đâm thêm 1 nhát vào cơ thể đang tổn thương, do đó sẽ chưa can thiệp ngay ít nhất là trong năm nay.
Cơ cấu chuyển dịch xong thị trường xuất/nhập khẩu, kinh tế trụ vững thì mới tính đến siết BĐS.
Ở mình ai cho siết cụ ơi, khi các anh ấy đã leo lên thuyền với nhiều nhóm đan xen chằng chịt
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,332
Động cơ
114,150 Mã lực
Thớt này lên quán cf thì hay hơn là bị giới hạn trong nhóm lợi ích bds này. Nhìn chung những vấn đề cụ đưa ra theo e thì các chóp bu, gần 200 bác trung ủy và 500 cụ ở cuốc hụi đều nắm đc. E đưa ra 3 vấn đề khó khăn nhất để các cụ thấy việc ghìm cương bds nó khó thế nào nên mới lần nữa mãi như thế:
1. NN nắm nguồn lực bds lớn nhất và việc bán quyền sd đất vẫn đang là 1 nguồn thu quan trọng?
2. Những người có quyền định đoạt cũng nắm nhiều tài sản là bds, họ có chịu hy sinh lợi ích cá nhân ko?
3. Giải quyết các vấn đề liên quan đến bank , mối liên hệ giữa bds - bank, lợi ích nhóm, tài sản thế chấp,...để tránh đổ vỡ
Theo e, 3 vấn đề trên mà tìm được giải pháp thì tất cả những yếu tố liên quan đến định danh, định giá, thuế má,... chỉ là kỹ thuật, giải quyết đc hết.
Nhìn chung cần 1 bàn tay mạnh mẽ, đẩy đủ quyền lực mới mong vấn đề này đc giải quyết
Vodka cụ cả thùng, nó động chạm kinh thiên thế thì ai cho làm
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,086
Động cơ
191,868 Mã lực
Tuổi
38
Thớt này lên quán cf thì hay hơn là bị giới hạn trong nhóm lợi ích bds này. Nhìn chung những vấn đề cụ đưa ra theo e thì các chóp bu, gần 200 bác trung ủy và 500 cụ ở cuốc hụi đều nắm đc. E đưa ra 3 vấn đề khó khăn nhất để các cụ thấy việc ghìm cương bds nó khó thế nào nên mới lần nữa mãi như thế:
1. NN nắm nguồn lực bds lớn nhất và việc bán quyền sd đất vẫn đang là 1 nguồn thu quan trọng?
2. Những người có quyền định đoạt cũng nắm nhiều tài sản là bds, họ có chịu hy sinh lợi ích cá nhân ko?
3. Giải quyết các vấn đề liên quan đến bank , mối liên hệ giữa bds - bank, lợi ích nhóm, tài sản thế chấp,...để tránh đổ vỡ
Theo e, 3 vấn đề trên mà tìm được giải pháp thì tất cả những yếu tố liên quan đến định danh, định giá, thuế má,... chỉ là kỹ thuật, giải quyết đc hết.
Nhìn chung cần 1 bàn tay mạnh mẽ, đẩy đủ quyền lực mới mong vấn đề này đc giải quyết
1. Cụ đừng quên giá bđs tăng thì việc gpmb làm đtc càng mất nhiều tiền, còn tiền từ qsd thì là tài nguyên hữu hạn bán là hết chứ có phải đẻ ra được đâu. Sợ gì không ai mua, kinh tế đi lên thì luôn có chỗ cho bđs, tăng bình thường ổn định là được chứ ai cấm nó tăng.
2. Những người ở vị trí cao thì tiền chỉ là 1 con số thôi, và di sản họ để lại cho thế hệ sau sẽ đi vào lịch sử. Cọp chết để da người ta chết để tiếng, ai mà chặn đầu cơ bất động sản em sẵn sàng viết sách ca tụng công ơn của họ. Lãnh đạo quốc gia chẳng lẽ ko quan tâm thế hệ sau nghĩ gì về mình, Park Chun Hy hay Lưu Thiện?
3. Cái này hoàn toàn ko phải vấn đề, muốn làm là trôi hết. Ý chí của cấp cao quyết là xong thôi.
 

beautycenter3866

Xì hơi lốp
Biển số
OF-877350
Ngày cấp bằng
14/3/25
Số km
468
Động cơ
4,064 Mã lực
Tuổi
39
cái vấn đề cụ nói ai chẳng biết, ai mà cũng đầu tư vào đất thì đất nước này sẽ đi về đâu, sản xuất mới là mạch máu kinh tế. nhưng đất nước ta vẫn nghèo, nguồn lực thu ngân sách lớn và nhanh nhất vẫn là đất. đất ở đây không chỉ là khu đô thị mà còn là công nghiệp, dịch vụ, thương mại. trung quốc phát triển thế mà cấm đất cái cũng tan hoang mấy năm nay đó thôi.
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,086
Động cơ
191,868 Mã lực
Tuổi
38
cái vấn đề cụ nói ai chẳng biết, ai mà cũng đầu tư vào đất thì đất nước này sẽ đi về đâu, sản xuất mới là mạch máu kinh tế. nhưng đất nước ta vẫn nghèo, nguồn lực thu ngân sách lớn và nhanh nhất vẫn là đất. đất ở đây không chỉ là khu đô thị mà còn là công nghiệp, dịch vụ, thương mại. trung quốc phát triển thế mà cấm đất cái cũng tan hoang mấy năm nay đó thôi.
Nhìn thái indo xem nó có như mình ko. Đó ko phải lý do.
 

Gà lắm cơ

Xe tải
Biển số
OF-868628
Ngày cấp bằng
26/9/24
Số km
442
Động cơ
18,923 Mã lực
Cụ ơi em không biết gì mà bàn đâu ạ. Những thứ em nói chỉ thuần đầu tư cá nhân, dưới góc nhìn của em, trải nghiệm của em, thì một cá nhân vào thị trường có thể kỳ vọng gì rủi ro sao, chứ vĩ mô nó to quá, chỉ cần góc nhìn khác đi một chút, thông tin đầu vào ta nhận được khác đi một chút, kết luận cuối cùng có khi đã ngược chiều rồi.

Em không giấu các cụ em sống ở châu Âu và em hay đi xem bóng đá. Em luôn mua ghế ngồi sát mặt sân nhất, chỗ đẹp nhất với kỳ vọng xem rõ nhất. Tuy nhiên có lúc cầu thủ va chạm trước mặt em mà tình huống nhanh quá em còn chưa kịp nhìn để chắc là có phạm lỗi không, có cố tình đạp nhau thật không. Xem qua TV thì nhìn mọi thứ rất rõ, rồi còn được xem chiếu lại nữa, chưa có VAR cũng rõ hơn nhiều rồi mà hoá ra trên sân lại như vậy. Từ khi đi xem trực tiếp em hiểu là làm trọng tài vô cùng khó. Không nói đến những người nhận tiền để bóp méo kết quả, thì những người muốn công tâm, cũng rất khó khi họ là người trong cuộc, phải ra quyết định ngay lập tức, phải chịu trách nhiệm cho những thứ chưa chắc họ nhìn đã rõ, chỉ vì chỗ đứng của họ nó ở đó. Và cũng có những tình huống em nhìn trên sân nghĩ là phạm lỗi sao không thẻ, xem lại tình huống mới biết à không phải lỗi. Nếu không được xem lại thì mình dễ nghĩ tài yếu kém hoặc ăn tiền hoặc cả hai. VAR mới có mấy năm nay chứ trước đây thì thực sự khó cho người làm trọng tài lắm.

Có một điều nữa là dân tình hay nghĩ nếu ta đưa ra chính sách A sẽ dẫn tới kết quả B mà ta mong muốn nhưng nhiều khi nó lại thành C. Có thể ta chưa nghĩ đến kịch bản C, nhưng vì lãnh đạo không chắc A sẽ dẫn đến B hay C nên họ không thực thi A. Cũng nhiều thứ tính mà không tính hết được, vì phải tính đến hành vi của một đám đông các cá thể không ai giống ai.

Em ví dụ nhé: có một trường mẫu giáo cảm thấy việc nhiều phụ huynh cứ đón con muộn gây phiền hà cho giáo viên và họ quyết thu một khoản phí nhỏ cho việc đón muộn. Họ nghĩ rằng đánh vào kinh thì người ta phải chủ động đón sớm hơn, không ngờ các bậc phụ huynh lại không cảm thấy áy náy khi đón muộn vì họ trả phí mà, và số tiền không lớn nên số phụ huynh đón con muộn lại còn đông hơn trước. Kết quả trường mẫu giáo mong đợi đã không xảy ra, thậm chí nó còn xảy ra theo hướng ngược lại mới ác. Ví dụ này có thật, viết trong sách marketing (hình như của Kotler) em được tây lông dạy trong trường đại học.

Vậy nên vĩ mô chắc em hóng hớt thôi ạ. Em chỉ có thể chia sẻ những thứ em đã trải nghiệm, mà những thứ ấy thì cò con lắm, gói gọn trong quyết định đầu tư cá nhân ném tiền vào đâu cắt lỗ ở đâu là em hết vị.
 

Minh_Khang_135

Xe hơi
Biển số
OF-867859
Ngày cấp bằng
13/9/24
Số km
169
Động cơ
738 Mã lực
Cụ ơi em không biết gì mà bàn đâu ạ. Những thứ em nói chỉ thuần đầu tư cá nhân, dưới góc nhìn của em, trải nghiệm của em, thì một cá nhân vào thị trường có thể kỳ vọng gì rủi ro sao, chứ vĩ mô nó to quá, chỉ cần góc nhìn khác đi một chút, thông tin đầu vào ta nhận được khác đi một chút, kết luận cuối cùng có khi đã ngược chiều rồi.

Em không giấu các cụ em sống ở châu Âu và em hay đi xem bóng đá. Em luôn mua ghế ngồi sát mặt sân nhất, chỗ đẹp nhất với kỳ vọng xem rõ nhất. Tuy nhiên có lúc cầu thủ va chạm trước mặt em mà tình huống nhanh quá em còn chưa kịp nhìn để chắc là có phạm lỗi không, có cố tình đạp nhau thật không. Xem qua TV thì nhìn mọi thứ rất rõ, rồi còn được xem chiếu lại nữa, chưa có VAR cũng rõ hơn nhiều rồi mà hoá ra trên sân lại như vậy. Từ khi đi xem trực tiếp em hiểu là làm trọng tài vô cùng khó. Không nói đến những người nhận tiền để bóp méo kết quả, thì những người muốn công tâm, cũng rất khó khi họ là người trong cuộc, phải ra quyết định ngay lập tức, phải chịu trách nhiệm cho những thứ chưa chắc họ nhìn đã rõ, chỉ vì chỗ đứng của họ nó ở đó. Và cũng có những tình huống em nhìn trên sân nghĩ là phạm lỗi sao không thẻ, xem lại tình huống mới biết à không phải lỗi. Nếu không được xem lại thì mình dễ nghĩ tài yếu kém hoặc ăn tiền hoặc cả hai. VAR mới có mấy năm nay chứ trước đây thì thực sự khó cho người làm trọng tài lắm.

Có một điều nữa là dân tình hay nghĩ nếu ta đưa ra chính sách A sẽ dẫn tới kết quả B mà ta mong muốn nhưng nhiều khi nó lại thành C. Có thể ta chưa nghĩ đến kịch bản C, nhưng vì lãnh đạo không chắc A sẽ dẫn đến B hay C nên họ không thực thi A. Cũng nhiều thứ tính mà không tính hết được, vì phải tính đến hành vi của một đám đông các cá thể không ai giống ai.

Em ví dụ nhé: có một trường mẫu giáo cảm thấy việc nhiều phụ huynh cứ đón con muộn gây phiền hà cho giáo viên và họ quyết thu một khoản phí nhỏ cho việc đón muộn. Họ nghĩ rằng đánh vào kinh thì người ta phải chủ động đón sớm hơn, không ngờ các bậc phụ huynh lại không cảm thấy áy náy khi đón muộn vì họ trả phí mà, và số tiền không lớn nên số phụ huynh đón con muộn lại còn đông hơn trước. Kết quả trường mẫu giáo mong đợi đã không xảy ra, thậm chí nó còn xảy ra theo hướng ngược lại mới ác. Ví dụ này có thật, viết trong sách marketing (hình như của Kotler) em được tây lông dạy trong trường đại học.

Vậy nên vĩ mô chắc em hóng hớt thôi ạ. Em chỉ có thể chia sẻ những thứ em đã trải nghiệm, mà những thứ ấy thì cò con lắm, gói gọn trong quyết định đầu tư cá nhân ném tiền vào đâu cắt lỗ ở đâu là em hết vị.
cụ này chắc dùng AI trả phí, comment nào cũng rất dài mà ít liên quan =))
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,900
Động cơ
276,075 Mã lực
Tuổi
44
Bước đi đầu tiên có thể là đánh thuế vào các dự án mới hoặc các đất nền được chuyển đổi lên thô cư, không áp dụng cho các nền đất đấu giá, không áp dụng cho các dự án cũ và không áp dụng cho các đất thổ cư đã có sẵn.

Ưu điểm là sẽ không gây tác động đến thị trường bất động sản đang có, không gây ra hạn chế, bó hẹp nguồn cung mới, các chủ đầu tư vẫn cứ triển khai dự án nếu họ đánh giá thị trường vẫn có người mua, người mua tự cân đối nếu họ muốn sở hữu hay tạm dừng nếu nhu cầu chưa có.

Với phương pháp tiếp cận này sẽ hạn chế việc chuyển đổi thổ cư tràn lan, hạn chế việc triển khai dự án mới bừa bãi mà không tính đến hiệu quả sử dụng, khai thác.
 

MrTomCangTo

Xe buýt
Biển số
OF-146819
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
811
Động cơ
376,079 Mã lực
1. Cụ đừng quên giá bđs tăng thì việc gpmb làm đtc càng mất nhiều tiền, còn tiền từ qsd thì là tài nguyên hữu hạn bán là hết chứ có phải đẻ ra được đâu. Sợ gì không ai mua, kinh tế đi lên thì luôn có chỗ cho bđs, tăng bình thường ổn định là được chứ ai cấm nó tăng.
2. Những người ở vị trí cao thì tiền chỉ là 1 con số thôi, và di sản họ để lại cho thế hệ sau sẽ đi vào lịch sử. Cọp chết để da người ta chết để tiếng, ai mà chặn đầu cơ bất động sản em sẵn sàng viết sách ca tụng công ơn của họ. Lãnh đạo quốc gia chẳng lẽ ko quan tâm thế hệ sau nghĩ gì về mình, Park Chun Hy hay Lưu Thiện?
3. Cái này hoàn toàn ko phải vấn đề, muốn làm là trôi hết. Ý chí của cấp cao quyết là xong thôi.
Cái ý số 2 và 3 cụ nói giống như e bảo : Cần 1 bàn tay mạnh mẽ và đầy đủ quyền lực để giải quyết.
Cái ý số 2 trông vậy thôi là rào cản lớn đấy cụ, bởi lẽ 500 ae cầm đầu ăn sung mặc sướng nhiều đời ko hết, họ có đồng lòng thay đổi ko thì phải dựa hết vào bàn tay mạnh mẽ, ý chí và quyền lực của bác cả.
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,086
Động cơ
191,868 Mã lực
Tuổi
38
Cái ý số 2 và 3 cụ nói giống như e bảo : Cần 1 bàn tay mạnh mẽ và đầy đủ quyền lực để giải quyết.
Cái ý số 2 trông vậy thôi là rào cản lớn đấy cụ, bởi lẽ 500 ae cầm đầu ăn sung mặc sướng nhiều đời ko hết, họ có đồng lòng thay đổi ko thì phải dựa hết vào bàn tay mạnh mẽ, ý chí và quyền lực của bác cả.
Yep do lựa chọn của người có quyền quyết thôi. Được cái này mất cái kia, được di sản đất nước phồn vinh lưu danh hậu thế thì con cháu bớt giàu(nhưng vẫn đâu có thiếu phải ko nào).
 

khanhlinh19

Xe đạp
Biển số
OF-870124
Ngày cấp bằng
22/10/24
Số km
46
Động cơ
250 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Bài toán là làm thế nào để tiền vào sản xuất kinh doanh có lãi hơn tiền vào bất động sản.
Nếu lãi hơn thì tự khắc nguồn lực sẽ đổ về kinh doanh sản xuất.
Theo em thì là thế :D
 

Yui Hatano

Xe hơi
Biển số
OF-877461
Ngày cấp bằng
16/3/25
Số km
151
Động cơ
663 Mã lực
Tuổi
34
Em thấy vấn đề của Hà Nội là nguồn cung quá ít, nên giá bị đẩy lên cao. giá tăng nhanh nên tâm lý đầu cơ nổi lên.
ơn giời mấy năm nay có ocp 2,3, VDP, VCL nên nguồn cung cải thiện dc tí.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,584
Động cơ
659,074 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cháu cũng muốn giá BĐS thấp để đổi sang căn có góc đất trồng cây xanh thư giãn. chứ giờ toàn phải trồng trên sàn bê tông bé tý chăm sóc vất vả mà cây vẫn cằn cỗi. :)
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,643
Động cơ
263,275 Mã lực
Được truyền cảm hứng từ còm của cụ Hự. em xin viết 1 bài nêu góc nhìn về bds đã và đang cản trở đất nước giàu mạnh hùng cường trong bối cảnh đầy biến động hiện nay.
1. Làm giàu cho một số ít, méo mó cơ chế phân bổ nguồn lực xã hội
• Thực trạng: Trong 20 năm qua, đầu cơ BĐS đã tạo ra một tầng lớp giàu có mới – những cá nhân và doanh nghiệp kiếm hàng nghìn tỷ đồng từ “lướt sóng” đất đai, trong khi phần lớn người dân không được hưởng lợi.
• Hệ lụy:
• Phân bổ nguồn lực méo mó: Vốn xã hội (ước tính hàng triệu tỷ đồng từ ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân) bị hút vào BĐS thay vì sản xuất, công nghệ, hay giáo dục. Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng BĐS chiếm 20-25% tổng dư nợ, cao hơn nhiều so với mức lý tưởng (10-15%) ở các nước phát triển. Đó là còn chưa kể vay cá nhân hay doanh nghiệp sau đó đi đầu tư bđs, số này ko hề ít ai cũng hiểu.
• Bất bình đẳng gia tăng: Lợi nhuận từ chênh lệch địa tô (do hạ tầng công cộng như metro, đường vành đai) không vào ngân sách mà chảy vào túi một số ít, làm suy yếu khả năng tái đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực thiết yếu.
• Tầm quan trọng: Chặn đầu cơ BĐS là cách sửa lại cơ chế phân bổ nguồn lực, đưa vốn về đúng chỗ – sản xuất và sáng tạo – để phục vụ lợi ích chung, thay vì chỉ làm giàu cho một nhóm nhỏ.

2. Làm lệch lạc dòng chảy đào tạo ngành nghề
• Thực trạng: Sự bùng nổ của BĐS đã định hướng sai lệch lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ. Nhiều người từ bỏ các ngành kỹ thuật, khoa học để lao vào kinh doanh BĐS, môi giới, hoặc đầu cơ đất đai vì lợi nhuận nhanh và lớn. Ví dụ, một môi giới BĐS có thể kiếm 100-200 triệu/tháng, trong khi kỹ sư giỏi chỉ được 20-30 triệu.
• Hệ lụy:
• Thiếu nhân lực chất lượng cao: Các ngành sản xuất, công nghệ (như cơ khí, điện tử, AI) thiếu hụt nhân tài, trong khi đây là những lĩnh vực quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam hiện chỉ có khoảng 10% sinh viên theo học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (25-30%) hay Singapore (40%).
• Tâm lý làm giàu nhanh: Xã hội tôn vinh “đầu cơ kiếm tiền tỷ” thay vì lao động sáng tạo, làm suy giảm động lực học tập và nghiên cứu dài hạn.
• Tầm quan trọng: Chặn đầu cơ BĐS giúp định hướng lại dòng chảy nhân lực, khuyến khích thế hệ trẻ đầu tư vào giáo dục và các ngành nghề tạo giá trị thực, thay vì chạy theo lợi nhuận ngắn hạn.

3. Cản trở phát triển sản xuất và khởi nghiệp
• Thực trạng: Giá đất tăng phi mã do đầu cơ đã đẩy chi phí sản xuất lên cao, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp. Ví dụ, giá thuê mặt bằng tại TP.HCM tăng từ 20-30 USD/m² (2015) lên 50-70 USD/m² (2023), trong khi giá đất khu công nghiệp ở Đồng Nai, Long An tăng gấp 3-4 lần trong 10 năm.
• Hệ lụy:
• Doanh nghiệp sản xuất gặp khó: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) – chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam – không đủ vốn để mua đất xây nhà xưởng, dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh so với Thái Lan, Indonesia.
• Khởi nghiệp bị bóp chết: Các startup công nghệ, sản xuất non trẻ không thể thuê văn phòng hay nhà xưởng với giá hợp lý, trong khi vốn đầu tư bị hút vào BĐS thay vì quỹ mạo hiểm. Ví dụ, vốn FDI vào công nghệ tại Việt Nam chỉ chiếm 5-7%, thấp hơn nhiều so với 15-20% ở Ấn Độ.
• Tầm quan trọng: Chặn đầu cơ BĐS giải phóng đất đai và vốn cho sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và khởi nghiệp bứt phá – yếu tố then chốt để Việt Nam hùng cường.

4. Không tạo ngoại tệ, không nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
• Thực trạng: BĐS là ngành “nội tại,” không xuất khẩu được, không mang lại ngoại tệ như sản xuất hàng hóa (may mặc, điện tử). Trong khi đó, xuất khẩu chiếm 100% GDP Việt Nam, là nguồn ngoại tệ chính để nhập khẩu máy móc, công nghệ.
• Hệ lụy:
• Không tạo giá trị thực: Đầu cơ BĐS chỉ làm tăng giá đất “ảo,” không đóng góp vào năng suất lao động hay năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam hiện xếp hạng 67/141 về năng lực cạnh tranh toàn cầu (WEF 2019), thấp hơn Singapore (1), Malaysia (27).
• Phụ thuộc FDI: Khi vốn FDI rút đi (do chiến tranh thương mại, thuế đối ứng), Việt Nam không có ngành nội lực thay thế, vì nguồn lực đã bị khóa trong BĐS thay vì công nghệ hay sản xuất.
• Tầm quan trọng: Chặn đầu cơ giúp chuyển nguồn lực sang các ngành xuất khẩu và công nghệ, tăng dự trữ ngoại tệ và năng lực cạnh tranh, tránh để quốc gia “nghèo đi” khi chỉ còn tay đầu cơ “chuyền hòn than.”

5. Quốc gia nghèo đi trong bối cảnh quốc tế biến động
• Thực trạng: Bối cảnh quốc tế hiện nay (chiến tranh Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung, thuế đối ứng của Trump) đòi hỏi Việt Nam phải tự cường kinh tế. Nhưng nếu nguồn lực chảy hết vào BĐS, đất nước sẽ không đủ sức đối phó khi xuất khẩu suy giảm.
• Hệ lụy:
• “Hòn than nóng”: Khi bong bóng BĐS vỡ (như Trung Quốc 2021-2023), giá trị tài sản giảm mạnh, ngân hàng nợ xấu, người dân mất tiền, nhưng quốc gia không có nền tảng sản xuất để phục hồi. Chỉ còn lại các tay đầu cơ chuyền tay nhau “hòn than nóng” – đất đai mất giá trị thực.
• Nội lực cạn kiệt: Không có công nghệ, không có sản xuất mạnh, Việt Nam sẽ rơi vào suy thoái kéo dài, phụ thuộc vào viện trợ hoặc vay nợ quốc tế.
• Tầm quan trọng: Chặn đầu cơ ngay bây giờ là cách giữ vững nội lực, tránh để Việt Nam trở thành một quốc gia “nghèo đi” trong bối cảnh thế giới hỗn loạn.

Tại sao đầu cơ BĐS là “chặn đường cản trở sự hùng cường”?
• Ngắn hạn: Đầu cơ làm giàu cho một số ít, nhưng làm méo mó kinh tế, đẩy giá đất và chi phí sống lên cao, triệt tiêu cơ hội cho người dân và doanh nghiệp nhỏ.
• Dài hạn: Nó khóa nguồn lực quốc gia (vốn, đất, nhân lực) vào một lĩnh vực phi sản xuất, không tạo ngoại tệ, không nâng cao sức mạnh nội tại, khiến Việt Nam tụt hậu so với các nước đang vươn lên (Hàn Quốc, Singapore).
• Bối cảnh quốc tế: Khi thế giới biến động, các quốc gia hùng cường là những nước có nội lực sản xuất và công nghệ mạnh, không phải những nước để nguồn lực “chết” trong đất đai.

Kết luận:
Đầu cơ BĐS không chỉ là vấn đề kinh tế, mà là mối đe dọa chiến lược đối với sự hùng cường của Việt Nam. Nó làm méo mó cơ chế phân bổ nguồn lực, bóp nghẹt sản xuất và khởi nghiệp, làm lệch lạc đào tạo nhân lực, và để lại một nền kinh tế “nghèo đi” khi thế giới thay đổi. Sự cần thiết chặn đầu cơ nằm ở việc bảo vệ nội lực quốc gia, định hướng lại dòng chảy nguồn lực vào sản xuất và công nghệ – con đường duy nhất để Việt Nam vươn mình trong bối cảnh quốc tế đầy thách thức.
Bài viết có sử dụng AI.
Em chi rằng Khi nào hết quỹ đất hoặc ít đất trong vành đai 4 HN, HCM thì vòng kim cô mới được siết. Đánh thuế bđs sẽ tạo ra nguồn thu tiếp theo sau khi nguồn thu từ bán đất đã cạn
 

BloodOwl87

Xe container
Biển số
OF-547061
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
5,086
Động cơ
191,868 Mã lực
Tuổi
38
Bài toán là làm thế nào để tiền vào sản xuất kinh doanh có lãi hơn tiền vào bất động sản.
Nếu lãi hơn thì tự khắc nguồn lực sẽ đổ về kinh doanh sản xuất.
Theo em thì là thế :D
Thì siết tín dụng bđs, mua nhà thứ 2 trở đi chỉ được vay 30%, với lãi suất cao hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top