[Funland] 30/4/1975- 30/4/2005, những tượng đài " thầm lặng"

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Với tôi trước đây, cha không phải người vĩ đại, vì tôi hầu như không biết gì về ông” - người con của vị tỷ phú nức tiếng Sài thành một thời chia sẻ.

ty-phu-mai-hong-que-27703.jpg

“Tỷ phú Mai Hồng Quế” (10/10/1920-25/6/2002) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Thượng úy, trực thuộc Đơn vị 159 Biệt động quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Ông có tên thật là Trần Văn Lai, bí danh Năm USOM/Năm Lai.

Với vỏ bọc là một nhà thầu khoán trang trí nội thất trong dinh Độc Lập, ông đã thiết lập nên mạng lưới các mối quan hệ với giới chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa để rồi từ đó bí mật đào hầm, vận chuyển và cất giấu vũ khí chuẩn bị cho sự kiện tổng tiến công Mậu Thân 1968…

Năm 2015, ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Ông là nhân vật chính của một trong những câu chuyện tình đẹp thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và trở thành nguyên mẫu của vai diễn ông chủ hãng sơn Đông Á trong bộ phim nổi tiếng "Biệt động Sài Gòn”.

Cuộc đời ông từng được tái hiện qua bộ phim tài liệu lịch sử "Ông thầu khoán biệt động" của Đài Truyền hình TPHCM.

Ông Trần Vũ Bình là con thứ tư (theo cách gọi miền Nam, hoặc thứ ba theo cách gọi miền Bắc - PV) của vị “tỷ phú biệt động” lừng danh. Chia sẻ về những kỷ niệm đối với người cha mà trong suốt thời thơ ấu, cả 5 anh em của ông chỉ được gọi là “bác” hay thậm chí là “má”, ông Bình cho biết: “Với tôi trước đây, cha không phải người vĩ đại, vì tôi hầu như không biết gì về ông”.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
125a4466-27704.jpg

( Ông Trần Vũ Bình, con trai cụ Lai)

2 năm sau ngày thống nhất, tôi mới được nhận cha"
“Sau giải phóng 10 năm, tôi mới được gọi ông tiếng 'ba'. Trước đó, tới tận năm 1977, tôi mới được nhận cha, nhưng mà chỉ kêu là 'bác'.
Ông có sống gần gũi, chăm sóc chúng tôi đâu. Thậm chí lúc đó, tôi xem ông như một người xa lạ” - ông Bình bồi hồi nhớ lại.

Sau này lớn lên, tìm hiểu thì ông Bình mới biết nguyên nhân cha của ông phải giấu hoàn toàn việc có gia đình mới, có các con.
“Nhưng cái đó, sau này tôi mới hiểu, và lúc đó thì trễ quá rồi. Còn trước thì tôi buồn, thậm chí là hận” - người con nay đã ngoại ngũ tuần ngậm ngùi.

“Ông có người vợ đầu là bà Phạm Thị Chinh bị địch bắt và tra tấn, hy sinh năm 1964. Sau đó, tổ chức sắp xếp cho ông lấy má tôi là Đặng Thị Thiệp vào năm 1965. Hai ông bà sinh anh đầu năm 1966, rồi liên tục thêm anh em chúng tôi ra đời trong các năm 67, 68, 69. Thế nhưng, tuổi thơ của anh em tôi không có cha.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Ngay cả khi đất nước đã thống nhất, ông cũng không bao giờ đi chơi chung với vợ con mặc dù ông không đi đâu, bận gì. Con cái đi trước, ông đi cửa sau. Còn có lần, đang chở tôi đi trên đường bỗng ba thắng gấp xe, mặc cho tôi bị va đầu vào kính đau đến phát khóc, ông vẫn mặc kệ mà băng qua đường để bắt kẻ tình nghi.

Gia đình tôi đông con nên rất khó khăn. Lương không bao nhiêu nhưng bạn bè, đồng đội đến than khổ là ba tôi có bao nhiêu cũng đưa.

Mấy đứa con nheo nhóc thèm ăn phở thì ba tôi dùng chút tiền dư hàng tháng mua tô phở về đổ vào nồi lớn, chế thêm nước sôi, nêm thêm mắm muối. Đám chúng tôi nhìn vậy tức lắm. Còn ba tôi thì bảo ‘tụi con ăn đi, ba ăn rồi’” - ông Bình nghẹn lời nhớ lại.

biet-dong-sg-27705.jpg


Tôi từng buồn và hận cha đến mức có lần muốn treo cổ tự tử. Nhưng rồi tôi lại nghĩ tại sao mình phải chọn cách thức cực đoan là cái chết, nên đã tháo dây tuột xuống và đi bụi đời.

Rồi trong quá trình lang bạt kiếm sống, tôi gặp vợ tôi bây giờ. Cũng trong quá trình đó, tôi lần dò trên con đường tìm sự thật về cha mình. Và khi càng biết về ông, cảm giác uất hận và buồn tủi dần biến thành sự thương yêu và kính phục.

Tôi hiểu ba mình làm như thế là để đảm bảo sự an toàn cho vợ con, và cũng là nguyên tắc hoạt động. Cao hơn nữa, đó chính là sự hy sinh”.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Bài học 3 chữ "hóa"
Giờ đây, ông Bình tự hào “Có lẽ, tôi là người giống cha nhất trong gia đình”.
Có những bài học từ cha mà ông Bình trở thành người học trò tiếp thu xuất sắc.

ty-phu-mai-hong-que-1-27706.jpg


“Khi hoạt động cách mạng, cha được người ta cực kỳ thương quý. Tôi học được ở cha cách sống để đi đến đâu người ta cũng che chở, bao bọc.

Người từ miền Bắc vào đến miền Nam và được nhân dân bao bọc, thương yêu không phải dễ. Cha tôi thường nói nhiều lần thoát được trong các cuộc truy lùng của địch là do được người dân bao bọc.

Một trong những bí quyết của ông là hóa thân.
Ví dụ, trong thời chiến, người ta thường thành lập liên gia trưởng (theo mô hình của Ngô Đình Diệm), tức là cứ 3 hộ thì có 1 hộ là trưởng, quản lý 2 hộ kia. Bởi vậy, nếu đụng chuyện gì là có khả năng bị tố cáo liền. Vì vậy, khi tới một địa bàn mua nhà để đào hầm, đào hố, ba tôi phải hóa thân.

Có 3 kiểu hóa thân: nghề nghiệp hóa, quần chúng hóa và hợp pháp hóa. Trong đó, với ba tôi, quan trọng nhất là quần chúng hóa. Tức là người dân biết, thân thiện với mình thì mình mới an toàn được.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Như ba kể lại với tôi, do có nhiều nhà quá nên mỗi nhà đều ít về. Nhưng khi về tới là ông phải sà vào các nhà xung quanh. Ba nắm quy luật ông bà hàng xóm đó hay đi vắng vào giờ đó, và sẽ nói 'Mấy nay con về ghé thăm cô Tám/cô Tư/chú Hai… mà không gặp'. Người ta hỏi lại 'Ghé giờ nào?', ông trả lời ghé vào thời điểm mà theo quy luật nắm được, họ đi ra ngoài. Người kia liền đáp 'Tao bận đi công chuyện rồi thì sao mày gặp được'

Cách này khiến người ta nghĩ ba vẫn về đây hoài, gặp đây hoài. Vì vậy, khi có người bên ngoài như cảnh sát hoặc liên gia trưởng hỏi, người ta sẽ khẳng định là ba tôi thường xuyên ở đó.

Về nghề nghiệp hóa, ba nói phải làm thật, biết thật. Có thể không học ở trường lớp nhưng ông vẫn phải theo thầy học đến nơi đến chốn. Ông nói là thầu khoán mà không biết xây nhà cửa, sao người ta tin? Hay ông nói là bác sĩ mà không biết khám bệnh thì sao được? Ba tôi tiêm rất giỏi, tiêm chữa bệnh cho mình rồi cho cả người khác.

Cuối cùng mới là hợp pháp hóa. Hợp pháp hóa là căn cước giả, giấy tờ giả cho ông vào thành để hoạt động. Những giấy tờ này ông đưa ra là người ta tin, bởi ông thực sự có thể làm công việc như ghi trên giấy tờ đó”.

Ba tôi bị bệnh và qua đời vào năm 2002. Ông là một người sống hết lòng vì tổ chức, vì đất nước. Lúc ba qua đời ở bệnh viện Chợ Rẫy, tôi nhớ chị Phó giám đốc tới gặp gia đình tôi và có nói rằng ba đã đăng ký hiến xác cho y học. Khi đó, mẹ tôi mới khóc, bảo là cha đã cống hiến cả cuộc đời và mọi thứ ông có cho cách mạng. Bây giờ chỉ còn lại chút này của ông, mẹ tôi xin được giữ riêng cho gia đình...”.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Tìm lại di sản của cha

“Sau ngày thống nhất, ba tôi vẫn đào hầm trong nhà. Những tài liệu quan trọng, ông đều cất trong đó. Tôi nhân lúc ông đi vắng đã lén xem tài liệu để tìm hiểu, chứ bình thường ba không nói.
Tôi cũng tìm gặp những người biết về ba, để nghe họ kể chuyện ngày xưa”…

Screenshot_20250409-124011_Chrome.jpg

Càng nghe về ba, những câu hỏi càng xuất hiện nhiều và thôi thúc người con đi tìm sự thật. Đây cũng chính là sự khởi đầu cho việc mua lại và phục hồi các di tích, hiện vật có liên quan đến “tỷ phú Mai Hồng Quế” của ông Bình - công việc mà ông xác định theo đuổi từ những năm 1980, khi chưa đầy 20 tuổi.

“Việc này, tôi nghĩ nếu sống đầy đủ ngay từ đầu thì có lẽ, tôi không thể làm được”.
Theo ông Bình, trong quá trình hoạt động, ba của ông thường vận động những người dân không có liên quan họ hàng.

“Giống như chúng ta bây giờ đi làm, 1 ngày 8 tiếng, trừ lúc đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ thì thời gian tiếp xúc, làm việc nhiều nhất là với đồng nghiệp. Vì vậy, ba tôi sẽ bắt đầu vận động từ những người đồng ngành, xong đến đồng nghề, rồi cuối cùng là đồng hương.
Thế nên tôi học ba, gần gũi với người dân. Chính vì sự gần gũi đó người ta mới mách những nơi ba từng hoạt động lúc trước hiện ai đang ở, để tôi tìm tới. Bởi người Sài Gòn nếu không thân tình thì sẽ không nhiều chuyện, không chỉ dẫn.

Ba tôi sống rất chân tình, nhà cửa toàn để người khác đứng tên. Có những người khi tôi tìm đến hỏi chuyện đã nói thẳng 'Nhà của ba cậu đó, nhưng giờ nếu trả cho cậu thì tôi ở đâu?'. Thì thôi, mình phải mua lại của người ta, có khi trả nhiều hơn mặt bằng chung, đủ để lo cho những người con của họ.
Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến công việc tìm kiếm và phục dựng các địa điểm di tích của ba tôi kéo dài.

Tôi nghĩ là nhờ vào sự phù hộ của những người đã khuất nữa mới có thể làm được”. Người con của biệt động Sài Gòn chia sẻ việc tìm di sản và xin mua lại rất khó khăn, làm việc này sẽ không được việc khác, thậm chí từ bỏ luôn cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

“Có những lần tôi tính dừng, nhưng tại điểm dừng lại phát hiện thông tin về điểm mới, lại là mở đầu chuyện tiếp theo. Tôi vẫn chưa thể ngủ ngon, luôn đau đáu vì biết đó, thấy đó nhưng vẫn chưa làm được do có nhiều rào cản”.
 

Toàn Hoa

Xe tải
Biển số
OF-518510
Ngày cấp bằng
27/6/17
Số km
395
Động cơ
208,937 Mã lực
Nói thật, kỷ niệm GPMN bi tráng quá, cảm xúc không giống như Điện Biên Phủ
Cùng là dòng máu Lạc Hồng phải đánh nhau, ngày kỷ niệm trên nước VN có người vui có người buồn
Giá như không có chế độ Mỹ Diệm thì tốt biết bao..
 

Mr. Bảnh

Xe buýt
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
596
Động cơ
1,613,286 Mã lực
Tuổi
55
Nơi ở
Phố Hiến
Cụ Ba Quốc cũng ác liệt, bị lộ rồi vẫn vởn vơ lên office 2 3 ngày chưa thèm trốn ngay L-)
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
biet-dong-sg-2-27707.jpg


(Những kỷ vật tại di tích hộp thư bí mật và hầm nổi ở 113A Đặng Dung, quận 1)


Hiện nay, ông Bình “sở hữu” một loạt điểm di tích ở TPHCM, phục vụ người dân miễn phí, như: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định ở quận 1; hộp thư bí mật và hầm nổi ở 113A Đặng Dung, quận 1; hầm vũ khí bí mật, hầm trú ém quân 287/70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3; hiệu vàng Phú Xuân - Vĩnh Xuân 368 Hai Bà Trưng, quận 1; biệt thự thi công nội thất Dinh Độc lập và hầm ngầm bí mật dưới lòng biệt thự số 8 Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận; trạm giao liên tình báo ở huyện Củ Chi; nhà và hầm Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; nhà và hầm Tư lệnh Nam Bộ, khu căn cứ Hội đồng Sầm, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An…

“Điều tôi mong mỏi là vĩnh viễn không có chiến tranh. Mà muốn vậy thì chúng ta phải có những bài học, cơ sở, những điểm đến trực quan sinh động. Bởi với lớp trẻ bây giờ, nếu sách vở dài quá là không chịu đọc. Tôi suy nghĩ là đưa lớp trẻ đến những điểm di tích đó, trước là tham quan lối sống sinh hoạt xưa, sau có thể bắt đầu tìm hiểu từ cái hầm đến hiện vật hay câu chuyện lịch sử một cách nhẹ nhàng. Rồi khi giới trẻ bắt đầu yêu những thứ thuộc về lịch sử thì sẽ ngẫm nghĩ để sống sao cho xứng đáng.
Ngay cả trong nhà không phải ai cũng ủng hộ tôi làm công việc này. Bởi kinh tế thị trường, không ai bỗng dưng hy sinh mấy chục cái nhà như vậy trong khi con cháu còn nghèo, chưa có nhà cửa. Nhưng tôi phải vượt qua cái sự tầm thường đó, vượt cao hơn nữa để tiếp tục cống hiến giống cha mình.
Ba tôi trong thời chiến mà còn làm được, tôi sống trong thời bình mà không làm được thì quá dở. Tôi làm để làm gì? Để trả lại cho ba. Nhưng sau này tôi nghiệm ra, cho đi là còn mãi”.

Screenshot_20250409-142433_Chrome.jpg


 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,489
Động cơ
4,951,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, với thắng lợi ĐBP 1954 "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu", mong ước về độc lập, tự do, thống nhất đất nước, thoát khỏi chế độ phong kiến trì trệ, thối nát và sự bóc lột của ách đô hộ thực dân của nhân dân Việt Nam tưởng như đã có cơ hội thành hiện thực. Nhưng viễn cảnh đó đã bị âm mưu của bọn tay sai và các thế lực can thiệp từ bên ngoài phá vỡ. Đất nước tiếp tục bị chia cắt, bao nhiêu gia đình ly tán kẻ Bắc người Nam, dân tộc Việt Nam lại bước vào cuộc chiến đấu mới, cam go và ác liệt. Cuộc chiến trên mọi mặt trận để giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một mốc lịch sử quan trọng đối với Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam, là ngày thống nhất đất nước, khi miền Nam Việt Nam chính thức sáp nhập vào miền Bắc, tạo thành một quốc gia duy nhất - nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 30/4 hiện nay được gọi là Ngày Thống nhất đất nước và là một trong những ngày lễ quốc gia quan trọng của Việt Nam, được tổ chức để tưởng nhớ sự kiện này.

Ngày 30/4 không chỉ là một sự kiện quân sự, mà là mốc đánh dấu sự kết thúc của một cuộc chiến tranh dài đằng đẵng, gây đau thương cho cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Việc kỷ niệm ngày này không phải là nhằm khơi dậy hận thù mà là để tôn vinh sự thống nhất đất nước, ghi nhận những hy sinh và khắc phục những vết thương chiến tranh, nhắc nhớ sự đoàn kết, sự hy sinh, chiến đấu ngoan cường của mọi tầng lớp nhân dân trong suốt thời gian dài đấu tranh.

Nhà nước Việt Nam đã chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ và xây dựng một tương lai chung cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Chính phủ đã khuyến khích sự hòa giải, khắc phục những mâu thuẫn để cùng xây dựng đất nước. Việc kỷ niệm ngày này thể hiện sự trân trọng những nỗ lực đó, không phải là việc đào xới những vết thương cũ.

Cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là "huynh đệ tương tàn" mà là cuộc đấu tranh giữa những người yêu nước Việt Nam với các thế lực xâm lược, trong đó có sự can thiệp của Mỹ và đồng minh. Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu để giải phóng miền Nam mà còn để bảo vệ độc lập dân tộc, giành lại tự do cho nhân dân Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn, dưới sự bảo trợ của Mỹ, đại diện cho một hệ thống chính trị không phản ánh nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Hậu thế cần tôn trọng lịch sử, trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Kỷ niệm Ngày 30/4 là để tôn vinh những hy sinh của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào và những người đã cống hiến vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Giúp chúng ta hiểu hơn bài học từ quá khứ, giá trị của hòa bình, đoàn kết dân tộc và tự hào hơn về một Việt Nam thống nhất, mạnh mẽ và vững vàng trong công cuộc xây dựng, phát triển.

Nói thật, kỷ niệm GPMN bi tráng quá, cảm xúc không giống như Điện Biên Phủ
Cùng là dòng máu Lạc Hồng phải đánh nhau, ngày kỷ niệm trên nước VN có người vui có người buồn
Giá như không có chế độ Mỹ Diệm thì tốt biết bao..
Screenshot_20250409_180132_Samsung Internet.jpg
 

mimi2023

Xe tải
Biển số
OF-839631
Ngày cấp bằng
2/9/23
Số km
395
Động cơ
28,581 Mã lực
Thớt hay, bổ ích. Em đánh dấu đọc dần. Em rất ngưỡng mộ những ng làm TB thời chiến.
Sắp 30/4 lại muốn đọc lại Nỗi buồn chiến tranh và Mãi mãi tuổi 20.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Trong nội thành TPHCM ngày nay, nhiều địa điểm bí mật thời chiến đã được công khai.
Đó là các địa điểm có hầm tối và những lối đi bí mật, từng âm thầm chứng kiến hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.
Mỗi ngày, hàng trăm, hàng nghìn lượt người hối hả đi ngang các điểm tưởng niệm và bảo tàng, nhưng ít người chậm bước hay dừng lại để tìm biết những gì mà một lớp người anh dũng trước đây từng trải qua.
Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại căn nhà số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1 là một địa điểm như vậy... Quán còn được biết dưới cái tên "Cà phê Biệt động".

anh-1-2-105573.png
quyen-3-105572.png


Đây từng là một trong nhiều căn nhà mà năm xưa, chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM…) dùng làm cứ điểm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Căn nhà gỗ được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ trước. Trước năm 1975, đây là nơi bán cà phê, cơm tấm của vợ chồng ông Đỗ Miễn và vợ là bà Nguyễn Thị Sự.
"Đỗ Phủ" có nghĩa là phủ (nhà) của họ Đỗ. Còn sở dĩ, quán được đặt tên là cơm tấm Đại Hàn bởi đây là tụ điểm quen thuộc không chỉ đối với cư dân mà còn là nơi tụ tập của binh lính Đại Hàn (lính Hàn Quốc tham chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam) ở cư xá Công Binh gần đó.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Tuy nhiên, khách đến quán ăn giản dị này không thể ngờ rằng địa điểm này thực chất lại được cách mạng dùng làm nơi trú ẩn, giao liên, hội họp, giao nhận thư từ, tài liệu mật, nuôi giấu cán bộ…
Khách đến tham quan hay uống cà phê sẽ thấy những chứng tích của một thời hoạt động cách mạng bí mật nhưng sôi nổi. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều bút tích của các vị lãnh đạo đã từng tới thăm.

ahh-3-105575.png


Nhiều hình ảnh ông Đỗ Miễn và bà Nguyễn Thị Sự tại căn nhà hộp thư bí mật được lưu giữ ở đây.

quyen-11-105577.png
hinh-quyen-1-105576.png
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Vách tường giữa nhà 113A Đặng Dung và 113B Đặng Dung chính là một hầm nổi cất giấu thư từ, tài liệu, thuốc men, tiền, vàng… Hầm nổi rộng chưa đến 20cm, được ngụy trang dưới lớp sàn gỗ, do chính ông Trần Văn Lai thiết kế và xây dựng.

ham-biet-dong-3-105579.jpg
quyen-123-105578.png


Ở tầng hai còn có hầm bí mật sâu 3m, vừa đủ một người chui vào. Căn hầm này được ngụy trang dưới đáy chiếc tủ quần áo.

Khi có động, các chiến sĩ biệt động vào bên trong tủ khóa trái cửa, mở nắp hầm và thoát ra con đường phía sau căn nhà.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Ngay cạnh bồn rửa tay ở khu vực bếp có 1 ô gạch để các chiến sĩ giao liên giấu tài liệu. Mỗi tối, bà Nguyễn Thị Sự đem tài liệu lên lầu, sau đó chờ giao lại cho chiến sĩ khác...

quyen-8-105580.png

Cách không xa quán cà phê Đỗ Phủ là Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định ở 145 Trần Quang Khải, quận 1. Đây là một căn nhà 3 tầng xây dựng từ năm 1963. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, căn nhà này cũng được ông Trần Văn Lai gây dựng, với bề ngoài là cơ sở phục vụ cho công việc làm thầu khoán nội thất, thầu xây dựng cho Dinh Độc lập.

Nhưng đồng thời, căn nhà còn phục vụ và các nhiệm vụ công tác bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn như hội họp, trao đổi thư từ, tài liệu, cung cấp tiền vàng ra chiến khu…
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Sau năm 1975, chủ nhà chia làm 3 căn để bán cho những người khác. Hiện, gia đình ông Trần Văn Lai đã mua lại một phần trệt và hai tầng còn lại để xây dựng bảo tàng, sưu tập hiện vật từ cuối năm 2019. Ngày 21/6/2023, bảo tàng được cấp giấy phép hoạt động.

9daea6ffdf2b6e75373a-105582.png
85a320f15925e87bb134-105581.png


Gây xúc động mạnh tại bảo tàng là bức tường tưởng niệm với những hình ảnh những chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa được lưu giữ trang trọng.
quyen-5-105583.png
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Không chỉ góp phần lưu giữ ký ức lịch sử, với lòng biết ơn vô hạn, một Bức tường Tưởng niệm được xây dựng trang trọng trong không gian ấm cúng của Bảo tàng để tri ân, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc.
quyen-1-105585.png
quyen-10-105584.png


Hiện tại, ở đây có các bộ sưu tập với các hình ảnh và khoảng 300 hiện vật quý giá về quá trình hình thành, phát triển của lực lượng biệt động, gồm: các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; xe các chiến sĩ biệt động dùng để đi lại, hoạt động; vũ khí; vật dụng sinh hoạt; dụng cụ đồ nghề sản xuất của ông Trần Văn Lai; thiết bị thông tin liên lạc…
biet-dong-3-105587.jpg
biet-dong-1-105586.jpg
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Mỗi hiện vật là một câu chuyện gắn liền với người chiến sĩ biệt động, như những công cụ làm gỗ của ông Lai - nghề giúp ông ngụy trang và ra vào thành trì của địch mà không bị nghi ngờ. Bộ trường kỷ bằng da ở tầng trệt là thiết kế để ông Lai giấu vũ khí bên trong. Bên cạnh đó còn có chiếc radio quân đội, chiếc máy đánh chữ từng thuộc sở hữu của Nguyễn Văn Thiệu, một chiếc đàn accordion và những chiếc xe máy được sử dụng để giao thư mật...

biet-dong-5-105589.jpg
biet-dong-7-105588.jpg


Cách Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định vài con phố, nằm ngay mặt tiền một trong những con đường đắt giá nhất ở quận 1 nhưng căn nhà 3 tầng lầu ở số 368 Hai Bà Trưng, quận 1 hiện đóng cửa chứ không để buôn bán như các căn xung quanh. Trước cửa nhà cắm lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và ngôi sao vàng ở giữa.
quyen-6-105590.png

Ngày trước, địa điểm là hiệu vàng lá Phú Xuân - Vĩnh Xuân, có từ 1930. Sau này, đây còn là cơ sở giao liên tình báo, đóng góp tài chính cho biệt động Sài Gòn.
Ở căn nhà này còn nguyên hầm ngầm và hầm đứng chứa tài liệu, tiền vàng và giấu cán bộ Việt Minh cứu quốc từ thời chống Pháp cho đến chống Mỹ.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Hiện nay, điểm di tích này đang trong quá trình phục dựng, nhằm tái hiện một thời kỳ lịch sử của TPHCM.

hinh-quyen-105591.png



Một địa điểm lưu giữ ký ức về những người lính biệt động Sài Gòn năm xưa là căn nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3.Căn nhà này được ông Trần Văn Lai mua lại năm 1966 và sử dụng làm nơi cất giấu vũ khí bí mật và hầm trú ém quân của biệt động Sài Gòn.

w-hue-9719-1-853.jpg
hue-9732-1-849.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top