Nó là như này:
Ba ngày nay tôi theo dõi rất kỹ 10y Treasury, một phần vì tôi đang "long bond" nhưng chủ yếu là muốn xem bond traders đánh giá trade war có tiếp tục xấu đi hay không, thị trường bond chủ yếu là professionals không như stock. Từ "Ngày Giải phóng" đến thứ Hai vừa rồi 10y yield giảm liên tục từ khoảng 4.35 xuống dưới 4 [10y có duration khoảng 7, nghĩa là bond value đã tăng khoảng 2.5%, volatility adjusted tương đương với stock tăng 10-15%].
Nhưng 2 ngày nay 10y yield bất ngờ tăng mạnh, đến giờ này đã qua 4.4, cao hơn mức trước tariff. Điều gì đang xảy ra? Một số nguồn cho rằng TQ đang "fight to the end", bán tháo Treasury để đẩy debt ceiling của Mỹ đến gần hơn. Mấy tuần trước debt ceiling dự kiến sẽ bị chạm vào khoảng tháng 8, lúc đó Trump sẽ phải xin QH Mỹ nâng trần nợ công để có thể tiếp tục vay. Đó sẽ là lúc senator của cả 2 phe sẽ có leverage với Trump bởi nếu không nâng được Mỹ sẽ default và thị trường tài chính sẽ sụp đổ.
TQ muốn kéo debt ceiling lại gần hơn vì 2 lý do. Thứ nhất như đã nói bên trên để Senate có thể can thiệp vào chính sách (tariff) của Trump, lobby các senators dễ hơn. Thứ hai muốn "đánh tiếng" cho Trump thấy ngoài retaliatory tariff, Tập còn nhiều vũ khí khác. Nhớ lại thời khủng hoảng tài chính 2007-2009 TQ đã từ chối đề nghị của Putin phối hợp với Nga bán tháo Treasury để hại Mỹ, lần này sẽ khác. Vậy Navarro dính dáng gì vào đây?
Việc Nhật được ưu tiên đàm phán cũng vì Nhật là chủ nợ lớn nhất của mỹ (nắm giữ nhiều trái phiếu nhất).
Sâu xa hơn, trái phiếu chính phủ chính là thước đo chính về uy tín của USD.
Cháu có viết 1 bài cũ trong thread khi có ai so GDP đầu người, lại lấy USD ra làm thước đo, cho cả Mỹ vào rồi ạ. Mỹ không nên cho vào khi so vì khác các nước GDP của Mỹ nó có 2 cấu phần: 1/Nội tại nền kinh tế và 2/Uy tín của mỹ, là cái premium vượt cả nội tại đó.
Trái phiếu không ai mua là dấu hiệu rõ nhất USD mất uy tín, kéo theo hệ lụy là GDP đầu người của mỸ, cụ thể sức mua của người mỹ sẽ giảm mạnh. Ngoài cái lý do về chính trị kinh tế ngắn hạn kia.