- Biển số
- OF-785718
- Ngày cấp bằng
- 27/7/21
- Số km
- 4,856
- Động cơ
- 799,849 Mã lực
Tình hình này hóa ra lại dễ thở. Không ai nhường ai tất nhiên sẽ tan nát đổ vỡ. Nín thở giỏi, chòi đạp giỏi sẽ ngoi lên.
Thế là cụ ủng hộ team Trump lấy hệ số phi (đàn hồi giá theo thuế) 0.25 rồi đó.Cái phần giá vốn của hàng nay mặc thời trang nó đáng bao nhiêu đâu cụ, chắc 30% giá trị là cùng, còn lại là thương hiệu và phân phối.
Áp 46% vào thì tổng giá cái ái tăng lên 15% chứ mấy, bớt đi lãi thì thành giá tăng 10%, chả ảnh hưởng gì.
Dân Nga an phận lắm k ganh đua như dân á, cứ đủ tiền uống rượu là thôi nên kinh tế Nga lúc nào cũng tàng tàngNhư vậy theo e Nga chỉ cần tăng dân số gấp đôi hiện nay là xong, mọi thứ khác đã sẵn sàng.
Nếu cụ là FDI, đẩy hàng về Mỹ để gia công né thuế, tuy nhiên, nguyên liệu cụ phải nhập từ trung quốc, nhân công giá cao từ Mỹ, chi phí vận chuyển sẽ ăn sạch lợi nhuận biên từ hành động kéo sản xuất về nước. Chưa kể các hàng rào về kĩ thuật, môi trường, nhân quyền. v.v.Cụ có nghĩ FDI họ sợ sau này Trump sẽ đánh thuế VN cao hơn 46% không?
Em thấy . Thời kỳ loạn lạc mà khôn ranh là rất dễ kiếm tiền.Tình hình này hóa ra lại dễ thở. Không ai nhường ai tất nhiên sẽ tan nát đổ vỡ. Nín thở giỏi, chòi đạp giỏi sẽ ngoi lên.
2 thằng to đang đánh nhau VN tốt nhất nằm im làm việc của mình, trong thời gian này tập trung những việc trong nước thôi, đối ngoại thì cứ à ơi nghe ngóng đã, vội có khi bị hớTình hình này hóa ra lại dễ thở. Không ai nhường ai tất nhiên sẽ tan nát đổ vỡ. Nín thở giỏi, chòi đạp giỏi sẽ ngoi lên.
Em copy từ trang 1 tay kinh tế họcThời này bank ko dám láo, tự tung tự tác như xưa nữa đâu cụ ạ. Tội các anh bank đầy mình, bảo ko nghe thì nhập kho phút mốt.
Tìm thị trường mới chứ. Nhiều thị trường nhỏ càng tốt.2 thằng to đang đánh nhau VN tốt nhất nằm im làm việc của mình, trong thời gian này tập trung những việc trong nước thôi, đối ngoại thì cứ à ơi nghe ngóng đã, vội có khi bị hớ
Sức mua tương đường chỉ là nhất thời, cứ chính vì diện tích nhỏ và dân số nhỏ nên muốn tiếp tục tăng trưởng để tranh hùng mới không được. Muốn làm siêu cường vẫn cứ phải có đủ 3 yếu tố: diện tích đất rộng-nhiều tài nguyên, dân số đông để có thị trường nội địa cho DN lớn mạnh nội địa trước và dân phải có IQ cao, chăm chỉ nữa.Cụ không có kiến thức về nội dung này thì đừng bàn quá sâu.
Trước cái hiệp ước Plaza ấy mặc dù dân số Nhật bằng 1/2 Mỹ nhưng Nền kinh tế nhật theo sức mua gần tương đương với Mỹ đấy.
một cái máy in kỹ thuật số công nghiệp FujiXerox con versan 2100 hay sao đó, giá toàn 2 tỷ, trong khi máy TQ có 100 triệu mà in phải được 90%, nhìn chán luôn., biết là ngày TQ nó làm bá chủ thế giới không còn xaDưới góc nhìn của em, lợi ích kinh tế chỉ là một phần trong cuộc chiến này.
Sâu xa hơn, chính là sự kiềm chế Trung Quốc, và không phải là kiềm chế về riêng kinh tế, mà là khoa học kỹ thuật.
Các thành tựu gần đây của Trung Quốc, quan trọng nhất là AI và robot – quả ngọc của khoa học cơ bản kết hợp với công nghệ ứng dụng đã khiến Mỹ hành động nhanh và quyết liệt.
Nếu không dừng Trung Quốc lại, chỉ một thời gian rất ngắn nữa, nếu đúng lộ trình, họ sẽ làm chủ được công nghệ và cuộc chơi robot.
Lúc bấy giờ, nhân công trong nhà máy sẽ bị thay thế bởi robot, robot sẽ sản xuất ra robot, robot sẽ sản xuất ra máy tính và vũ khí.
Lúc đó vấn đề không còn là nhân công nước nào sản xuất cái gì, mức thuế bao nhiêu, mà sẽ là cuộc đua trực tiếp về làm chủ thể giới giữa hai nước mạnh nhất : Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc không hề coi nhẹ khoa học cơ bản, ngay từ khi cuộc cách mạng về nhân bản bắt đầu, Hàn Quốc tỏ rõ sự quan tâm đến khoa học cơ bản, họ cũng đã chú trọng thực sự vào đào tạo và giáo dục nhân lực theo hướng này.
Thành tựu của họ không tự nhiên mà có, nó là kết quả của giáo dục đúng hướng, ứng dụng lý thuyết và công nghệ vào thực tế, điều mà chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp FDI nhưng không tranh thủ làm được.
Em còn nhớ 10 năm trước, đi hội chợ Trung Quốc họ đã có những con robot thực hiện được những việc đơn giản như in 3d hoặc các cánh tay công nghiệp cử động phức tạp hơn phục vụ trong nhà máy với rất nhiều kiểu khác nhau, mỗi kỳ triển lãm robot của họ tốt hơn một chút, nhưng chỉ đến thời gian gần đây, robot của họ mới nhẩy vọt về chất lượng, sau khi AI ra đời, và có lẽ cũng là thời điểm các lớp sinh viên ưu tú về khoa học của họ đủ độ chín.
Và về bản chất, theo em chúng ta có may mắn được xem cuộc đua giữa khoa học cơ bản và ứng dụng của hai chủng người: da vàng và da trắng trong giai đoạn AI và robotic này, mà khởi đầu bằng những đòn đánh thương mại bằng công cụ thuế.
Nếu dựa theo suy luận này, chúng ta nên nhìn vào cuộc chiến giữa hai nước này để xác định nước đi của mình, thay vì tính toán dựa trên quyền lợi trước mắt, dù nó rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội.
Mỹ có quyền lực của người mua và Trung Quốc cũng có quyền lực của người bán.
Sử dụng phương phát tuyệt đối hóa để suy luận: Nếu Mỹ không mua bất cứ một thứ gì của thế giờ thì Mỹ sẽ như thế nào? Và nếu Trung Quốc không bán ra bất cứ một sản phẩm nào ra ngoài thế giới thì thế giới sẽ như thế nào?
Mỹ sẽ cần đồng minh và Trung Quốc cũng thế. Thời điểm này nếu Trung Quốc cứng rắn hơn nữa và cực đoan hơn nữa, thế trận sẽ thay đổi rất nhiều, nếu tính thêm đến cái gọi là “quyền lực mềm” đã bị Mỹ tự phá tan trong vài tháng gần đây.
Và chúng ta chưa chắc đã thiệt hại trong cuộc chiến này nếu đi đúng hướng, lường để chặn rủi ro an sinh xã hội và tận dụng cơ hội để phát triển, bởi vì khi chiến tranh thương mại xảy ra,tất cả đều bị thiệt theo một cách nào đó, dù thắng hay thua, và chỉ cần mình ít thiệt hại hơn các nước còn lại cũng là một kết quả tốt rồi.
Wait and see!
Muốn nhưng ko được ấy cụ, nó nhà giàu thế nào cũng được, chúng ta còn phải lo 100 cái miệng ănEm copy từ trang 1 tay kinh tế học
"Theo ngu ý của tôi thì có mấy việc:
- Kích cầu và hướng về thị trường nội địa, dn Việt phải làm chủ thị trường Việt.
- Hàng hoá từ VN xuất khẩu đi các nước phải có nhà máy hoàn thành các công đoạn cuối ở VN (tỉ lệ phải >50% trở lên), éo thể tạo điều kiện cho mấy anh Tàu vô làm trò rồi mình vạ lây được.
- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, không thể cứ trông cậy vào mỗi Tây hay Tàu. Bán lời ít thôi cũng được, đủ để duy trì &thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước.
- Đa dạng hoá thị trường nhập khẩu nguyên liệu, giá cao hơn tí cũng được nhưng không để thằng khác nắm đầu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước nhiều hơn, nên hãm mấy thằng bất động sản bán nhà giá cao lại, cần thiết thì chơi rắn tay vào, áp quota hàng năm luôn, *** cho xây bừa bãi vô tội vạ rồi chui vô đầu cơ với nhau, bds giá vừa cho người có nhu cầu thật thì vẫn cho phát triển.
- Có chính sách để mấy thằng ngân hàng phải ăn ít lại, lợi nhuận ngân hàng nào cũng vài chục nghìn tỷ/năm, trong khi doanh nghiệp thì oằn lưng đóng lãi. Hạn chế nghiêm ngặt nhất cho mấy thằng bds bán nhà giá cao vay vốn.
- Chỉ ưu đãi cho bọn FDI công nghệ cao, chứ bọn sản xuất hàng bình thường thì ÉO CHO NỮA, cứ thằng nào FDI là ưu đãi hết trong khi dn nội địa chả có gì.
- Dẹp hết mấy trò vắt sữa, làm thịt doanh nghiệp.
- Nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu và cả hàng sx trong nước, nhất là tiêu chuẩn về an toàn sức khoẻ, môi trường, đ éo thể cho hàng rẻ kém chất lượng tận dụng ưu đãi thuế song/ đa phương càn quét thị trường nội địa được."
mình trở cờ nhanh quá nên hơi hèn hèn
có cụ phân tích rồie lụm trên group về lịch sử nhưng sự kiện nó khá giống nhau
Năm 1828, Mỹ áp thuế nhập khẩu cực cao. Kết quả? Miền Nam nổi giận, South Carolina muốn ly khai. Gần nội chiến!
• Năm 1930, Mỹ lại áp thuế siêu cao để “bảo hộ” doanh nghiệp nội địa. Kết quả? Cả thế giới trả đũa, thương mại quốc tế đóng băng → Đại Khủng Hoảng kinh tế nổ ra.
• Năm 2025, một gương mặt quen thuộc muốn “Reciprocal Tariffs” lần nữa. Lịch sử: “Góc này quen lắm nha!”
Nhìn lại mà thấy:
Thuế cao thì bảo hộ được gì đó đấy, nhưng hậu quả đi kèm thường “hơi bị to”.
Lịch sử không lặp lại… nhưng nó có xu hướng gieo vần.
Có cụ không còn nhưng có cụ vẫn ủng hộ, các cụ ủng hộ thuộc phái me Tây cuồng mỹ, mỹ lúc nào cũng đúng sai là ng khác, cả nước bị chum chửi chum khinh vẫn cứ bênhCháu có thắc mắc là: Không biết các cụ fan Trăm còn ủng hộ Trăm không ạ ?