Dưới góc nhìn của em, lợi ích kinh tế chỉ là một phần trong cuộc chiến này.
Sâu xa hơn, chính là sự kiềm chế Trung Quốc, và không phải là kiềm chế về riêng kinh tế, mà là khoa học kỹ thuật.
Các thành tựu gần đây của Trung Quốc, quan trọng nhất là AI và robot – quả ngọc của khoa học cơ bản kết hợp với công nghệ ứng dụng đã khiến Mỹ hành động nhanh và quyết liệt.
Nếu không dừng Trung Quốc lại, chỉ một thời gian rất ngắn nữa, nếu đúng lộ trình, họ sẽ làm chủ được công nghệ và cuộc chơi robot.
Lúc bấy giờ, nhân công trong nhà máy sẽ bị thay thế bởi robot, robot sẽ sản xuất ra robot, robot sẽ sản xuất ra máy tính và vũ khí.
Lúc đó vấn đề không còn là nhân công nước nào sản xuất cái gì, mức thuế bao nhiêu, mà sẽ là cuộc đua trực tiếp về làm chủ thể giới giữa hai nước mạnh nhất : Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc không hề coi nhẹ khoa học cơ bản, ngay từ khi cuộc cách mạng về nhân bản bắt đầu, Hàn Quốc tỏ rõ sự quan tâm đến khoa học cơ bản, họ cũng đã chú trọng thực sự vào đào tạo và giáo dục nhân lực theo hướng này.
Thành tựu của họ không tự nhiên mà có, nó là kết quả của giáo dục đúng hướng, ứng dụng lý thuyết và công nghệ vào thực tế, điều mà chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp FDI nhưng không tranh thủ làm được.
Em còn nhớ 10 năm trước, đi hội chợ Trung Quốc họ đã có những con robot thực hiện được những việc đơn giản như in 3d hoặc các cánh tay công nghiệp cử động phức tạp hơn phục vụ trong nhà máy với rất nhiều kiểu khác nhau, mỗi kỳ triển lãm robot của họ tốt hơn một chút, nhưng chỉ đến thời gian gần đây, robot của họ mới nhẩy vọt về chất lượng, sau khi AI ra đời, và có lẽ cũng là thời điểm các lớp sinh viên ưu tú về khoa học của họ đủ độ chín.
Và về bản chất, theo em chúng ta có may mắn được xem cuộc đua giữa khoa học cơ bản và ứng dụng của hai chủng người: da vàng và da trắng trong giai đoạn AI và robotic này, mà khởi đầu bằng những đòn đánh thương mại bằng công cụ thuế.
Nếu dựa theo suy luận này, chúng ta nên nhìn vào cuộc chiến giữa hai nước này để xác định nước đi của mình, thay vì tính toán dựa trên quyền lợi trước mắt, dù nó rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội.
Mỹ có quyền lực của người mua và Trung Quốc cũng có quyền lực của người bán.
Sử dụng phương phát tuyệt đối hóa để suy luận: Nếu Mỹ không mua bất cứ một thứ gì của thế giờ thì Mỹ sẽ như thế nào? Và nếu Trung Quốc không bán ra bất cứ một sản phẩm nào ra ngoài thế giới thì thế giới sẽ như thế nào?
Mỹ sẽ cần đồng minh và Trung Quốc cũng thế. Thời điểm này nếu Trung Quốc cứng rắn hơn nữa và cực đoan hơn nữa, thế trận sẽ thay đổi rất nhiều, nếu tính thêm đến cái gọi là “quyền lực mềm” đã bị Mỹ tự phá tan trong vài tháng gần đây.
Và chúng ta chưa chắc đã thiệt hại trong cuộc chiến này nếu đi đúng hướng, lường để chặn rủi ro an sinh xã hội và tận dụng cơ hội để phát triển, bởi vì khi chiến tranh thương mại xảy ra,tất cả đều bị thiệt theo một cách nào đó, dù thắng hay thua, và chỉ cần mình ít thiệt hại hơn các nước còn lại cũng là một kết quả tốt rồi.
Wait and see!