[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

changbietgi

Xe buýt
Biển số
OF-792534
Ngày cấp bằng
7/10/21
Số km
572
Động cơ
40,368 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Bờ biển xanh
Đảm bảo sau vụ này thì các nước khác sẽ ngả dần về TQ. Áp thuế lên đến 104% thì chắc chắn TQ sẽ không bán được hàng vào Mỹ. Đương nhiên VN đi thương thuyết cũng khó thành công.
Không có hàng VN và hàng Tầu vào Mỹ thì giá hàng hóa sẽ tăng vọt, không có đất hiếm để Mỹ sản xuất linh kiện điện tử, xem ra Mỹ hứng phần bất lợi nhiều hơn.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,297
Động cơ
114,260 Mã lực
Chưa chắc. Lương có thể 10tr, nhưng thu nhập thì ko biết đâu mà lần. Đám FDI lương cao vài trăm triệu, tài sản chắc gì đã ăn đc đội lương 10tr hả cụ?
Lên chúc Tết mà mang 10 củ ngại ko dám lên ấy chứ, kakaka
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
13,111
Động cơ
1,068,720 Mã lực
Tuổi
40
Thống nhất là cả thế giới không đàm phán với Mỹ nhé.
Tháng nữa dân Mỹ hò nhau đốt mịa ấy nhà trắng.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,975
Động cơ
1,184,059 Mã lực
Thật sự em cũng chưa hiểu hết ý đồ của Năm Trăm khi lập rào cản thương mại bằng tăng thuế nhập khẩu. Ngân sách Mỹ rỗng quá rồi chăng ?
Trump tăng thuế nhập khẩu nhằm 2 mục đích cụ ạ :
+ Buộc các đối tác tăng mua hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại.
+ Khuyến khích các công ty đầu tư sản xuất tại nước Mỹ.

Vế 1 em thấy thành công với các nước nhỏ phụ thuộc vào xuất khẩu như nước ta, nhưng các nước lớn khác họ phản đối gay gắt, như Trung Quốc , Canada còn áp thuế ngược lại Mỹ.

Vế 2 em cũng thấy nó 50/50 lắm, vì từ thế chiến II đến giờ đã 8 thập kỷ, thế giới đi theo mô hình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Giờ ông Trump lại muốn Mỹ làm tất, ăn tất thì nhanh chắc cũng phải mất 40 năm nữa, khoảng mười đời tổng thống Mỹ.
 

cuongtelecoms

Xe tăng
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
1,012
Động cơ
308,464 Mã lực
bãi cạn mất 1 rồi, bãi còn lại TQ họ lấy phát 1
Vâng cụ. Anh Philipines này, trong 10 năm vừa qua là tiền đồn chống TQ thay cho ai đó nhỉ.
Vậy đỡ lo vốn khựa rút về nước đó kụ
Trước đó là 34% nhưng thêm 20% trước đó là 54% rồi nên vốn khựa không rút về đâu cụ. Chuyển đi nước khác hoặc giảm sản xuất để "tính lại" thì khả năng cao hơn. Doanh nghiệp TQ họ thừa biết là họ không thể mang nhà máy về nước mình để xuất đi Mỹ tiếp từ 4-5 năm nay rồi.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,572
Động cơ
373,516 Mã lực
Tuổi
58
Tin tốt lành đây ạ, giá căn hộ 50 năm mà lên đến 1 tỏi/m2 thì kinh đây. Việt Nam không thiếu tiền nhá.

488507485_2211870535912896_8685658870512883709_n.jpg
Trăm tỏi căn hiccc. Giờ cứ nghe tới 100 là giật mình thon thót.
Quá ngưỡng mộ, nhưng người mua được giá đó, lương chắc cao lắm, cũng chịu khó, giỏi tiết kiệm. \m/
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,559
Động cơ
477,402 Mã lực
Em copy thôi ạ:

—-

Trump không bốc đồng mà có chủ đích và tính toán kỹ càng, chính sách kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đã chuyển từ tự do thương mại sang chủ quyền kinh tế và tái công nghiệp hóa nội địa. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều khái niệm kinh tế mới. Khi làm việc với Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, việc hiểu và nắm bắt chính xác các khái niệm và logic vận hành này là điều kiện tiên quyết để đạt được sự hợp tác hiệu quả và lâu dài. Dưới đây là 20 khái niệm tiêu biểu:

1. DETOX GOVERNMENT SPENDING – GIẢI ĐỘC CHI TIÊU CÔNG: Cắt giảm các khoản chi lãng phí như phúc lợi, nhập cư, viện trợ nước ngoài để tái lập kỷ luật tài khóa, giảm nợ công và ưu tiên đầu tư vào an ninh, công nghiệp, và hạ tầng.

2. STRATEGIC RE-INDUSTRIALIZATION – TÁI CÔNG NGHIỆP HÓA CHIẾN LƯỢC: Phục hồi sản xuất trong các lĩnh vực cốt lõi như chip, AI, quốc phòng, y tế, gắn với mục tiêu tăng quyền tự chủ công nghệ và giảm phụ thuộc nhập khẩu.

3. WEAPONIZED TARIFFS – THUẾ QUAN CHIẾN LƯỢC: Sử dụng thuế quan như vũ khí kinh tế nhằm ép các nước tái đàm phán thương mại và tái định hướng chuỗi cung ứng toàn cầu theo lợi ích của Mỹ.

4. CONTROLLED DEGLOBALIZATION – GIẢI TOÀN CẦU HÓA CÓ KIỂM SOÁT: Giảm dần sự phụ thuộc vào toàn cầu hóa, tập trung vào hợp tác song phương và các khu vực sản xuất thân thiện, tách khỏi Trung Quốc và WTO.

5. ECONOMIC SOVEREIGNTY DOCTRINE – HỌC THUYẾT CHỦ QUYỀN KINH TẾ: Chính sách kinh tế dựa trên nguyên tắc tự chủ về sản xuất, năng lượng, tài chính và công nghệ, thay vì phụ thuộc vào chuỗi giá trị toàn cầu.

6. CONSTRUCTIVE DESTRUCTION – PHÁ HỦY MANG TÍNH XÂY DỰNG (SÁNG TẠO): Loại bỏ các mô hình cũ không hiệu quả như viện trợ đa phương, NGO quốc tế, và chuỗi cung ứng giá rẻ để xây dựng cấu trúc kinh tế mới vững chắc hơn.

7. TARIFF CAPITALISM – CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THUẾ QUAN: Thay thế một phần thuế thu nhập bằng thuế nhập khẩu, qua đó vừa tạo nguồn thu, vừa khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng Mỹ.

8. AI-DRIVEN INDUSTRIAL POLICY – CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP DO AI ĐỊNH HƯỚNG: Tận dụng AI và dữ liệu lớn để xác định ngành ưu tiên, điều phối đầu tư và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách công nghiệp.

9. SELECTIVE GLOBALIZATION – TOÀN CẦU HÓA CHỌN LỌC: Chỉ hợp tác thương mại với các quốc gia đồng minh hoặc thân thiện về địa chính trị, loại trừ các đối thủ cạnh tranh chiến lược như Trung Quốc, Nga, Iran.

10. POLITICAL RISK MANUFACTURING PREMIUM – CHI PHÍ CHÍNH TRỊ CỦA SẢN XUẤT NỘI ĐỊA: Chấp nhận chi phí cao hơn khi sản xuất tại Mỹ để đổi lấy ổn định chuỗi cung ứng, tạo việc làm và củng cố liên minh cử tri công nhân.

11. RECIPROCAL TRADE PARITY – CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI CÓ ĐI CÓ LẠI: Đặt mức thuế quan phản ánh mức độ thâm hụt thương mại song phương, ép các nước mở cửa thị trường và nhập hàng Mỹ.

12. ECONOMIC SOVEREIGNTY SHIELD – LÁ CHẮN CHỦ QUYỀN KINH TẾ: Tăng cường các rào cản phi thuế quan, hạn chế đầu tư và thương mại từ các nước bị coi là đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

13. PROSPERITY FLYWHEEL ACTIVATION – KÍCH HOẠT BÁNH XE THỊNH VƯỢNG: Dùng thuế quan để khơi thông đầu tư, tạo việc làm trong nước, kích thích tiêu dùng, từ đó tạo đà tăng trưởng tuần hoàn.

14. TARIFF-NEGOTIATION LEVERAGE – DÙNG THUẾ QUAN LÀM ĐÒN BẨY ĐÀM PHÁN: Thiết lập mức thuế cao trước để tạo thế mặc cả trong các thỏa thuận thương mại song phương, từ đó đạt được nhượng bộ lớn hơn.

15. SUPPLY CHAIN PATRIOTISM – CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHUỖI CUNG ỨNG: Khuyến khích các công ty đặt nhà máy tại Mỹ hoặc các quốc gia đồng minh thay vì dựa vào sản xuất giá rẻ từ nước ngoài.

16. DE-GLOBALIZATION DIVIDEND – CỔ TỨC PHI TOÀN CẦU HÓA: Lợi ích tài chính và chính trị thu được từ việc rút khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu và phục hồi năng lực sản xuất trong nước.

17. CURRENCY MANIPULATION FIREWALL – TƯỜNG LỬA CHỐNG THAO TÚNG TIỀN TỆ: Sử dụng thuế và trừng phạt để đối phó các quốc gia thao túng tỷ giá nhằm chiếm lợi thế xuất khẩu.

18. AMERICA FIRST INVESTMENT MAGNET – NAM CHÂM ĐẦU TƯ AMERICA FIRST: Biến Mỹ thành điểm đến đầu tư hàng đầu qua chính sách ưu đãi thuế, giảm điều tiết và bảo hộ sản xuất.

19. INDUSTRIAL NATIONALISM – CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CÔNG NGHIỆP: Xây dựng lòng tự hào dân tộc xung quanh sản xuất nội địa, từ thép, ô tô đến chất bán dẫn, như biểu tượng sức mạnh quốc gia.

20. BILATERAL TRADE FORTRESS – PHÁO ĐÀI THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG: Xây dựng hệ thống thương mại dựa trên đàm phán song phương thay vì các cơ chế đa phương, nhằm tối đa hóa quyền kiểm soát của Mỹ trong từng quan hệ.

Nhìn chung, những khái niệm trên không chỉ phản ánh hướng đi chính sách mới của chính quyền Trump 2.0, mà còn đặt nền móng cho một học thuyết kinh tế hậu toàn cầu hóa, trong đó vai trò của nhà nước, bản sắc quốc gia và sức mạnh chiến lược của chuỗi cung ứng trở thành trụ cột trung tâm của nền kinh tế Mỹ.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,559
Động cơ
477,402 Mã lực
Trăm tỏi căn hiccc. Giờ cứ nghe tới 100 là giật mình thon thót.
Quá ngưỡng mộ, nhưng người mua được giá đó, lương chắc cao lắm, cũng chịu khó, giỏi tiết kiệm. \m/
Anh gì liên kết với tcb cũng bán CCCC giá trăm tỷ 1 căn đấy ạ
 

cuongtelecoms

Xe tăng
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
1,012
Động cơ
308,464 Mã lực
Trump tăng thuế nhập khẩu nhằm 2 mục đích cụ ạ :
+ Buộc các đối tác tăng mua hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại.
+ Khuyến khích các công ty đầu tư sản xuất tại nước Mỹ.

Vế 1 em thấy thành công với các nước nhỏ phụ thuộc vào xuất khẩu như nước ta, nhưng các nước lớn khác họ phản đối gay gắt, như Trung Quốc , Canada còn áp thuế ngược lại Mỹ.

Vế 2 em cũng thấy nó 50/50 lắm, vì từ thế chiến II đến giờ đã 8 thập kỷ, thế giới đi theo mô hình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Giờ ông Trump lại muốn Mỹ làm tất, ăn tất thì nhanh chắc cũng phải mất 40 năm nữa, khoảng mười đời tổng thống Mỹ.
Vế hai thì Trump chỉ cần một số công ty lớn, công nghệ hiện đại và thiết yếu như công ty sản xuất chip, thép, ô tô (động cơ)... thôi. Các mức thấp hơn thì ở "bạn bè" của Mỹ như kiểu Nhật, Hàn, các nước Nam Mỹ, Ấn... sản xuất là được. Ông nào không đứng trong vòng tròn do Mỹ định nghĩa thì nghỉ chơi và lúc đó, Trump "coi như" chuyển sang phe đối thủ.
Trump tiếp theo cần là châu Âu và Canada cùng vòng tròn nhỏ với Mỹ nhưng cái này cần thêm thời gian để xem tình hình sẽ chuyển biến thế nào. Hiện nay, châu Âu và Canada cũng như Ấn đang khá trung dung. Nếu không kéo được ba đối tác lớn này vào phe mình (đặc biệt là Châu Âu và Ấn) thì kế hoạch của Trump sẽ khó thành công vì nhân lực, thị trường... của các đối tác này là quá lớn để bỏ qua. Nếu kéo được về phe mình thì Trump đi được nửa con đường về tái cấu trúc nền sản xuất toàn cầu (em giả thiết là Mexico, Úc, các nước Nam Mỹ, Nhật, Hàn, Đài sẽ phải cơ bản đồng ý với kế hoạch của Trump) theo ý mình.
P.s: À, Trump, tất nhiên, muốn Nga không liên minh với TQ nữa. Ông Nga có thị trường hơn 150 triệu dân và nguồn lực về tài nguyên năng lượng quá lớn, không thể bỏ qua.
 
Chỉnh sửa cuối:

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
367
Động cơ
517,528 Mã lực
Mỹ được đằng chân lân đằng đầu. Hiện họ đối đầu với gần tất cả các nước trên thế giới. Đây là sai lầm mang tính chiến lược của Trump thay vì tập trung vào Chị Na như lúc 1.0.
Có lẽ Trump 79 tuổi đã không còn sáng suốt nữa.
Về phía nhà mình có lẽ offer best deal sớm quá. 0% ngay lần 1 thì chẳng còn gì để đàm phán và bộ sậu của Trump đắc thắng được đằng chân lân đằng đầu.
Như này Trump buộc các nước phải liên kết với nhau, bỏ qua thị trường Mỹ (ở mức độ nhiều nhất có thể). Khi đó e rằng dân Mỹ sẽ cho Trump về nghỉ sớm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe bọ xít

Xe lăn
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,382
Động cơ
560,689 Mã lực
"Aniket Shah, nhà phân tích tại Jefferies - ngân hàng đầu tư của Mỹ - dự báo Anh, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia sẽ là các nước "có khả năng đạt thỏa thuận về thuế với Mỹ nhanh nhất".

Đánh giá này được Shah đưa ra dựa trên phân tích 5 yếu tố, gồm mối quan hệ của chính phủ Việt Nam với chính quyền Trump; quy mô nhập khẩu của Mỹ; mức độ đóng góp của hàng xuất khẩu Mỹ vào GDP; chênh lệch về thuế nhập khẩu và sức mạnh hiện tại của nền kinh tế."


 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
3,058
Động cơ
316,893 Mã lực
Vâng, đây là thời điểm thể hiện bản lĩnh và sự khôn khéo của các cụ nhà ta. Nhiều khi thà nghèo một tý nhưng nhân dân yên bình và còn cơ hội để bứt phá về sau chứ ngả theo một anh nào đó để anh còn lại phá thì hậu quả lớn lắm. Đến lúc có vấn đề gì lớn xảy ra anh còn lại chỉ đứng ngoài hô hào là chính thôi. Tự lực tự cường không dựa vào ai là bài học lịch sử.
Chấp nhận nghèo, nhưng đồng thời điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế thì mới dần tự cường được. Chứ ko thì chỉ là cắn răng chịu khổ thuần tuý thôi, chẳng có cơ vươn lên.

Dù ko nhắc đến tên ai, tên DN nào, nhưng cứ nhắc đến tai hại của bđs là nhiều cụ khó chịu. Trong khi vấn đề này cực kì liên quan đến giai đoạn chịu khổ để điều chỉnh tự cường sắp tới. Ko rõ nguyên nhân, điểm cản trở, thì sao có điều chỉnh phù hợp. Nhiều năm qua vòng xoáy bđs làm giàu cho 1 số người, 1 số DN, nhưng làm méo mó nền kinh tế, cơ chế phân bổ nguồn lực XH, dòng chảy đào tạo ngành nghề, gây khó khăn lớn cho phát triển sx của nhiều DN từ nhỏ đến lớn, chặn đường khởi nghiệp các DN non trẻ, .... Nếu mà chỉ ra được điều gì dẫn đến tình trạng này thì có thể coi đó là tội đồ cản trở sự tự cường của đất nước.

Từ hồi em là sinh viên ngành kỹ thuật, em đã được nghe giảng rất nhiều là phát triển KHCN là nhiệm vụ hàng đầu để hiện đại hóa đất nước. Nhưng hàng chục năm qua vẫn có gì đó bất cập sao đó. Giờ thì chắc ko thể chỉ nói không thôi, mà phải làm gì đó cụ thể hơn thôi.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,451
Động cơ
682,499 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Google thì ra được 1 đống list như dưới, cách đây phải 2-3 tháng. Chứng tỏ ngay từ đầu VN đã lo Trump áp thuế và đã có sách lược và nghiên cứu.
Nhưng chả hiểu đội ngũ giá sư tiến sĩ kinh tế nghiên cứu gì, và lên kịch bản thế nào mà để VN bị động.
Đã lên kịch bản thì phải lên tới kịch bản xấu nhất (tiếng Anh là worse case) luôn. Còn không thì chứng tỏ làm cho có lệ.
Cụ lại chụp mũ rồi. Theo cụ thì viết tâm thư sau 6 rưỡi như thủ Sing là do họ đã tính tới kịch bản xấu nhất à =)) Rồi các tiến sĩ nhận giải nobel kinh tế của các quốc gia khác đã làm gì để giúp chính phủ họ mà sao ai cũng bị động như VN thế cụ ;))
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,975
Động cơ
1,184,059 Mã lực
Báo cáo các cụ là Trung Quốc hiện còn đang nắm hơn 700 tỷ đô trái phiếu chính phủ Mẽo. Nếu hai bên cùng leo thang không vãn hồi được, Trung Quốc lên cơn bán tháo số trái phiếu này ra thì cả làng đi ăn cắp luôn.
 

Gooner_88

Xe tải
Biển số
OF-623007
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
240
Động cơ
115,166 Mã lực
Trước em có đọc ở đâu nói Ấn làm Iphone tỷ lệ lỗi so với TQ cực cao , cho nên mới nói ngay cả bê được sx Iphone về Mỹ cũng không có nghĩa là họ làm ra sp tốt
Thế nên Apple họ lại quay về TQ làm Iphone, thêm nữa bên Ấn thì tỉ kệ công nhân nữ thấp, mà nam thì làm ko ổn định, lại bị tôn giáo ảnh hưởng mạnh, có khi cần tăng ca tăng sản lượng thì họ nghỉ lễ của họ nên ko dễ đâu, các cty lớn đều có 1 2 dây chuyền chạy bên đó rồi nhưng ko khả quan nên ko tăng sản lượng được. Lắp ráp điện tử thì VN vs TQ là chân ái
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top