[Funland] 30/4/1975- 30/4/2005, những tượng đài " thầm lặng"

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Sau 55 ngày đêm tiến quân “thần tốc” với khí thế “một ngày bằng 20 năm”, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc vẻ vang sự nghiệp đấu tranh thống nhất non sông.

Đó là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường, dũng cảm, đầy mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam cho mục tiêu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Góp phần cho chiến thắng ấy là nhiều nhân vật thầm lặng hy sinh, hoạt động sâu trong hậu phương đối phương. Họ lặng lẽ chiến đấu, lặng lẽ hy sinh và thậm chí có người mãi về sau này mới được chính thức vinh danh do yêu cầu của công việc.

Vietnamnet vừa có loạt bài rất hay về những con người, những nhân vật anh hùng này. Mở đầu là bài về ông Tư Cang- cụm trưởng cụm tình báo huyền thoại H63. Em xin mang về đây để cùng mọi người đọc để biết thêm những thông tin mà có thể trước nay công bố chưa trọn vẹn.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
“Mình tồn tại đến bây giờ thứ nhất là nhờ dân, thứ hai là nhờ chiến sỹ trung thành”


Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu sinh ngày 30/10/1928, có biệt danh Tư Cang.
Tham gia cách mạng từ năm 1945 trong phong trào Thanh niên tiền phong, tới giai đoạn 1947-1954, ông là chiến sĩ quân báo của Việt Minh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang và làm trung đội trưởng trinh sát, sau đó là chính trị viên đại đội thông tin, Sư đoàn 338.
Năm 1961, ông quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Tháng 5/1962, Tư Cang chính thức được giao nhiệm vụ chỉ huy cụm H63.
Năm 1971, cụm tình báo H63 được tuyên dương Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với cụm trưởng Tư Cang, các điệp viên Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Tám Thảo (Nguyễn Thị Mỹ Nhung) và cô giao thông Nguyễn Thị Ba.
Ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng lời khẳng định: "
Nói chung, không nhờ dân thì người lính tình báo sẽ sống không nổi.

Khi hoạt động ở căn cứ, chúng tôi có rừng cây, công sự che chở. Còn vào thành phố thì chúng tôi được quần chúng nhân dân nuôi nấng, bảo vệ.
Các cụm trưởng tình báo phải triệt để chấp hành nguyên tắc bí mật, còn trong tiếp xúc với quần chúng thì tuân theo lời dạy của Bác Hồ trong thư Người gửi cho Hội nghị tình báo tháng 8/1949: “Tình báo cũng như mọi việc khác phải dựa vào dân. Vì vậy, tình báo phải cố gắng làm thế nào cho nhân dân giúp sức thì sẽ thành công to".

w-bac-tu-cang-nguyen-hue-10-106148.jpg
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Lòng dân Sài Gòn - Gia Định

Hồi đó, khi hoạt động ở Sài Gòn, tôi tạo cho mình nhiều nơi trú ngụ.

Có một nơi tôi luôn nhớ tới với lòng biết ơn và yêu thương, là gia đình cụ ông Nguyễn Đăng Phong và cụ bà Đào Thị Tư ở số 136B đường Gia Long, ngay gần dinh Độc Lập. Tôi thường đến ở đây khi vào thành phố.

Hai ông bà đều là người xã Nội Duệ, huyện Bắc Ninh. Gia đình rất khá giả, có một sạp vải ở chợ Bến Thành. Trong nhà, ngoài hai ông bà còn có 4 cô con gái trẻ đẹp và mấy đứa cháu trai, con của các anh đã thoát ly đi kháng chiến.

Cụ Phong thương tôi như con trai. Mà để được vậy, thì mình phải đàng hoàng. Buổi tối đi ngủ, tôi nằm cạnh cụ ở tấm phản kê sát tường. Tôi đấm bóp cho cụ, kể chuyện về cách mạng, về Bác Hồ. Nhà bị dột, tôi leo lên mái đảo ngói lại. Cụ Phong có bệnh suyễn, tới bữa cơm có món cá kho, cụ gắp lên nếm thử vị, khen vợ nấu ngon rồi bỏ miếng cá đó vào bát tôi. Tôi cũng ăn luôn không ngần ngại.

Một đêm, cụ tâm sự với riêng tôi: “Vốn liếng của ba hiện nay, kể cả tiền gửi ngân hàng và sạp vải ngoài chợ, là 36 triệu (tương đương 12 nghìn lượng vàng, thời điểm đó tại Sài Gòn, giá vàng là 3 nghìn đồng/lượng). Ba biết con vô đây là làm cách mạng. Ba biết nếu nó bắt con trong nhà này thì tiêu tan hết, mấy đứa cháu cũng không được đi học nữa. Nhưng ba thương cách mạng, thương con. Con cứ yên tâm làm việc, dẫn dắt các em làm việc với”.

Theo lời dặn, tôi đã đưa 3 trong 4 cô con gái của cụ vào tổ chức tình báo. Trong đó, cô Tám Thảo trở thành điệp viên giỏi, hàng ngày đến Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa làm thư ký riêng cho thiếu tá cố vấn Mỹ (đây là một sỹ quan tình báo trong quân đội Mỹ). Cô Lan thì làm liên lạc hợp pháp trong Sài Gòn cho cụm tình báo H63. Còn cô Chín Chi thoát ly vào chiến khu làm cán bộ trinh sát kỹ thuật cho Phòng quân báo Bộ tham mưu B2.

Ngày hòa bình lập lại, chúng tôi đề nghị và Nhà nước đã tặng thưởng cho cụ Nguyễn Đăng Phong huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba.

w-bac-tu-cang-nguyen-hue-7-106149.jpg
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,346
Động cơ
945,026 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Em đánh dấu hóng cc cập nhật!
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Không chỉ có nhà cụ Phong, tôi còn trú tại nhiều nơi khác trong nội thành Sài Gòn. Một đêm, sau trận tấn công Xuân Mậu Thân, tôi đến tá túc tại nhà một công nhân nghèo ở quận 3. Chủ nhà là chị Phạm Thị Gom - chị gái của người đồng đội Tư Lâm. Chồng chị làm thợ hồ, đêm hôm đó phải ở lại công trình, trong nhà chỉ có mấy mẹ con ở tầng trệt còn tôi núp trên gác.

Tối đó, máy bay địch quần đảo trên trời, phát loa lớn dội khắp thành phố, rằng “Ai chứa chấp Việt Cộng sẽ bị tù 5 năm tới tử hình”. Đoán rằng cô chủ nhà sẽ rất lo lắng, tôi lần cầu thang đi xuống. Trước mắt tôi là cảnh cô ôm con và run dữ lắm. Tôi mới động viên: “Chúng nó gọi loa thế chứ có biết anh ở đây đâu mà em sợ dữ vậy”.
Cô bảo: “Nói thiệt với anh Tư, em có bệnh tim nên nghe vậy không ngủ được”. Tôi nói: “Thôi em ráng tới sáng rồi anh đi chỗ khác”. Sáng hôm sau tôi rời đi. Một khi bà con có bệnh, không chịu nổi sự đe dọa của giặc thì người cán bộ nên lánh đi, đừng bắt bà con phải lo lắng chịu đựng. Sau khi đất nước thống nhất, tôi cũng đề nghị khen thưởng cho chủ ngôi nhà này.

Còn căn nhà số 113 đường Cô Bắc có chủ nhà là ông Hoàng Nam Sơn, tên thật là Trần Văn Cát, chủ khách sạn Embassy. Anh Sơn được tôi xây dựng thành điệp viên cung cấp tin tức, tài liệu cho cụm H63.

Đêm 4/5/1968, quân ta tấn công Sài Gòn mở màn đợt 2 Xuân Mậu Thân. Bọn địch lục soát túi áo một chiến sĩ hy sinh tại đường Đề Thám thì thấy có mảnh giấy ghi địa chỉ 113 Cô Bắc. Có thể, chiến sĩ của ta giữ mảnh giấy ghi địa chỉ này là chỗ tập kết, trú ẩn trước khi đánh trận.

Cảnh sát đến bắt chủ hộ là chị Hoàng Thị Tươi, vợ anh Sơn. Chị bị đưa về quận đánh đập, tra tấn về tội "chứa chấp Việt Cộng". Đồng thời, chúng cho người rình ở bên kia đường, ai tới nhà anh Sơn chị Tươi là bắt.

Khoảng ngày 8/5, tôi đến tìm anh Sơn để nắm tin tức. Tôi xuống taxi tại góc đường Đề Thám rồi đi bộ, rẽ vào đường Cô Bắc mà không hề biết cảnh sát, mật thám đang giăng bẫy ở đây.

Khi gần tới số 113, tôi thấy bà cụ Lê Thị Tám có nhà sát cạnh đang ngồi ở vỉa hè vá áo. Tôi bước đến, bà ngẩng lên nhìn. Mọi khi gặp tôi bà mừng lắm, nhưng hôm đó bà nhíu mày rất lạ, ánh mắt toát lên vẻ trang nghiêm. Tôi biết là có chuyện nên bỏ đi luôn mà không chào hỏi bà, như một người bình thường đi qua phố.

Vài ngày sau, lúc gặp ở điểm hẹn khác, anh Sơn mới kể việc vợ bị bắt, mật thám rình khắp con đường. Cụ Tám vì lo lắng cho tôi nên ngày nào cũng ra ngồi ở vỉa hè may vá mà thực chất là canh chừng tôi xuất hiện. Ánh mắt của cụ hôm đó đã cứu tôi.

Tôi kể việc này để thấy rằng là dân tình báo, mình không chỉ quan tâm đến người của mình mà còn phải kết nối cả người dân xung quanh.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,428
Động cơ
138,247 Mã lực
Cụ Tư Cang "trộm vía" thọ thật mà cụ vẫn minh mẫn ở tuổi 97. Chiến tranh đã lùi xa 50 năm; những người tham gia chiến tranh thì cái được của họ là cái được của đất nước nhưng cái mất của họ thì chỉ họ, gia đình họ phải gánh chịu. Thế kỷ XX là thế kỷ rực rỡ của Việt Nam khi đánh đuổi 4 Đế quốc lớn khỏi đất nước. Hy vọng thế kỷ XXI là thế kỷ bùng nổ về kinh tế của Việt Nam!
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Một lần ở huyện Củ Chi cũng vậy, tôi cũng nhờ dân mà còn sống. Đó là năm 1967, đội vũ trang của cụm H63 đóng quân tại ấp Phú An, xã Phú Hòa Đông. Giặc đánh hơi thấy vùng này có đội Việt Cộng sống trong địa đạo, đêm đêm lên mặt đất dùng máy vô tuyến điện phát tín hiệu morse dội vào máy thu của chúng, nên cho xe ủi đến tìm phá hầm bí mật.

Hôm đó, chúng cho xe ủi đi trước, bộ binh dò dẫm theo sau. Chúng tôi ngồi dưới hầm, cảm nhận mặt đất rung chuyển. Bỗng có luồng sáng rọi xuống, tôi ngước lên nhìn thấy cả một mảnh trời. Như vậy, nắp hầm đã bị xe cán trúng làm vênh lên. Vừa lúc đó cái xe bên cạnh trờ tới, ủi đổ bụi tre, thành ra thân tre đổ lại che kín luôn cái nắp hầm bị vênh. Trời cũng vừa sập tối nên bộ binh không phát hiện ra nhưng sáng mai, chắc chắn chúng sẽ quay lại rà tiếp.

Chúng tôi ở trong vòng vây nên không dễ gì rút đi, địch thì ở ngay gần nên cũng không thể sửa nắp hầm. Chỉ còn cách duy nhất là nhờ dân. Chờ tới đêm tôi mới lên, vào kêu cô chủ nhà, bảo rằng: “Mọi lần em thấy mấy anh đi qua đây thoáng cái là mất dạng. Bữa nay anh nói cho em hay là ở đó có cái hầm bí mật. Nhưng hồi chiều, giặc Mỹ ủi nghiêng cái nắp rồi, tụi anh không thể sửa lại kịp. Thôi thì em ra đây, anh chỉ cho cái nắp nghiêng. Đến khuya tụi anh chui xuống dưới, em ở trên đậy và ngụy trang lại dùm nhé”.

Cô chủ nhà là một nông dân chất phác, hiền lành đã làm đúng lời dặn, giúp anh em chúng tôi thoát hiểm.

Đây chỉ là một vài câu chuyện về lòng dân Sài Gòn thời đánh Mỹ. Bà con biết rõ rằng nếu cán bộ bị bắt trong nhà, nếu hầm chứa thuốc nổ, súng đạn bị lộ thì gia sản tiêu tan, cảnh tra tấn tù đày cũng chờ đón. Nhưng bà con sẵn sàng chấp nhận. Nếu không có sự giúp đỡ của bà con, những người lính tình báo, biệt động, đặc công không thể đứng chân ở Sài Gòn để làm nhiệm vụ.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Lằn ranh sinh tử
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, nếu như ông Tư Cang rất hào hứng khi nhắc đến những trận đánh nghẹt thở từng tham gia thì cũng có lúc, vị đại tá già chùng giọng, mắt rớm lệ khi nhắc về những đồng đội cùng vào sinh ra tử năm xưa.

Bữa đó chuẩn bị đánh trận Mậu Thân đợt 1, ở trên đưa Tư Lâm là trung đội trưởng xuống phụ với tôi. Cô Tám Kiên dẫn Tư Lâm băng ruộng, băng đồi xuống Bình Mỹ. Tới khi vào Hóc Môn thì Tư Lâm bị bắt. Cô Tám Kiên chạy về báo tin: “Thấy địch đánh dữ lắm, khai thác tại chỗ. Chỗ ở này cả 3 người cùng biết, nên giờ mình phải di chuyển”.

Tôi nghe cô ấy nói mà buồn quá. Tư Lâm đi cùng tôi từ năm 1962. Tôi mới nói với cô giao liên: “Tư Lâm sẽ chịu chết chứ không bao giờ khai bắt chúng ta đâu. Nhưng nguyên tắc là phải di chuyển, nên thôi em đi đi để giữ đường dây bí mật bảo vệ ông Phạm Xuân Ẩn. Còn anh giữ 2 trái lựu đạn này đợi. Anh tin là Lâm không dẫn địch về. Nhưng nếu nó dẫn về thì trái này anh chia với nó, còn 1 trái thì ném vào quân giặc. Nếu cụm trưởng có hy sinh, cấp trên sẽ phái sĩ quan khác xuống, chứ còn phải giữ bí mật đường dây, bí mật cho Ẩn”.

Và đúng là lính của tôi bị bắt thì chỉ có chịu chết chứ không khai. Tư Lâm về sau mất ngoài Phú Quốc.
Lính mình mà khai thì mình chạy đâu được. Mà lính mình bị bắt, ra Phú Quốc chịu chết ở ngoài đó chứ không khai mình.

dai-ta-tinh-bao-tu-cang-tl-106152.jpg

Ông Tư Cang (hàng trên, thứ 2 từ phải qua) trong buổi mít tinh mừng ngày toàn thắng 30/4/1975 trước dinh Thống Nhất.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,597
Động cơ
895,500 Mã lực
Vô cùng kính phục các chú, các anh. Cả về phẩm chất, ý chí lẫn tài năng.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,859
Động cơ
1,094,143 Mã lực
Mình tồn tại đến bây giờ thứ nhất là nhờ dân, thứ hai là nhờ chiến sỹ trung thành”
Giờ câu này vẫn đúng, chỉ khác người thực hiện có suy nghĩ khác, kiểu như anh Mai Dũng, chả trách ảnh xộ khám.....
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Thời gian sau có một cậu nữa cũng bị bắt, tên Huỳnh Văn Điển, là tổ trưởng giao thông. Bữa đó, Điển đem tài liệu về tới ấp Bến Cỏ xã Phú Hòa Đông, chung nhóm hầm bí mật để sáng hôm sau về Bến Đình, thì tụi Mỹ đi ruồng ban đêm phát hiện được. Khi đó, tôi ở Bến Đình, cách Bến Cỏ 2km.

Mấy cô giao liên chạy xuống xin ý kiến tôi: “Giờ Điển bị bắt, mà nó biết hết chị em mình thì làm sao được anh Tư?”.

Tôi bảo: “Các em cứ yên chí, lính của anh anh biết, bị bắt chết thì thôi chứ không có khai đâu. Nó chở đi cùng xe jeep để uy hiếp các em thế thôi chứ không có khai đâu”.

Về sau, quả nhiên tụi địch tra tấn quá mà vẫn không khai thác được gì nên nghĩ ra cách kêu má của Điển vào coi tụi nó tra tấn con. Bà má cũng khuyên, rồi nói một câu: “Chú Tư gửi lời thăm mày”.

Trước đó, tôi đã vào ấp chiến lược tiếp xúc với gia đình cậu lính này, nói chuyện với má của cậu nên bà biết tôi.

Sau đó, Điển là tù binh được trao đổi với phía Mỹ năm 1973, sau khi hiệp định Paris được ký kết. Gặp nhau, cậu kể: “Nghe má nói câu đó là tôi vững bụng, tụi nó đánh cách nào cũng không khai”.
 

ngoctu2109

Xe điện
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
2,470
Động cơ
317,190 Mã lực
Nghe các câu chuyện các cụ kể về mất mát thời này là thấy cay cay sống mũi
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
Và không thể không nhắc tới sự việc ở chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong khi biệt động thành đánh chiếm dinh Độc Lập, tôi đang ở căn gác trong nhà điệp viên Tám Thảo sát cạnh đó để quan sát, làm báo cáo. Theo nguyên tắc hoạt động, tôi không được sử dụng súng. Nhưng tôi thấy anh em ta đánh địch đã hết đạn rồi. Anh em đứng trên tầng cao, nhặt được gì thì ném xuống. Vừa thương vừa muốn cho mọi người có thêm thời gian đối phó, tôi lấy súng ra bắn 2 phát, hạ 2 tên địch.

Thế là địch lùng sục khu phố gần dinh Độc lập. Khi chúng vào tới nhà ông Phong, nghe tiếng chân địch lên đến cầu thang, tôi 2 tay cầm 2 súng đứng chờ trong chỗ ẩn náu. Tôi cũng chuẩn bị 2 viên đạn để trong túi áo, định rằng sau khi bắn hết cơ số đạn sẽ tự sát.

Tôi vừa chờ vừa nghĩ: “Mình hoạt động là nhờ nhân dân. Nếu bây giờ mình nổ súng ở đây, toàn bộ gia đình này sẽ bị ảnh hưởng, sẽ tội cho người ta”. Thế nên, tôi tiếp tục chờ địch đến gần hơn. Khi địch còn cách chỗ tôi có 4-5m thì cô Tám Thảo mở cửa, giả vờ mới ngủ dậy, ngơ ngác không biết gì. Trong phòng cô lại treo ảnh chụp chung với sĩ quan Mỹ và bản thân cô đang làm việc cho một cơ quan của Mỹ. Sau khi trao đổi vài câu, đám lính lúng túng xin lỗi Tám Thảo và lui xuống, đi lục soát nhà khác. Tôi lại thoát trong gang tấc nên mang ơn gia đình nhiều lắm.

Nói chung cũng như sợi chỉ vậy, có thể bị bắt, có thể chết.

Từng có người hỏi “Ông làm sao mà dạy lính khi bị bắt không khai ông?”. Tôi nói, khi cùng nhau ăn cơm, tôi bảo lính của mình rằng: “Tụi bay phải ghi vô trong ngực 4 chữ: Coi như chết rồi”.

Có người thì hỏi tôi “Làm tính báo cần có đặc điểm gì?”, tôi trả lời là cần 2 điều. Thứ nhất là dũng cảm - dũng cảm chấp nhận hy sinh, và thứ hai là thông minh.

Vậy "làm sao để đào tạo được những người kiên trung, chịu chết chứ không khai?", thì mình phải giáo dục thường xuyên. Và điều quan trọng không kém là sự gương mẫu của người chỉ huy.

Trong 10 năm tình báo, tôi ra vô nội thành Sài Gòn liên tục. Lính thấy mình ra vô liên tục nên cũng thương và không sợ chết.
 

hope2022

Xe máy
Biển số
OF-821193
Ngày cấp bằng
19/10/22
Số km
60
Động cơ
22,354 Mã lực
Tuổi
26
w-bac-tu-cang-nguyen-hue-17-106154.jpg


Nay đã 97 tuổi, ngồi ngẫm lại, tôi thấy cuộc đời mình… cũng hay. Một cậu trò nghèo về làng bán dạo thịt heo mà tới ngày 30/4/1975 lại là Chính ủy Lữ đoàn đặc công biệt động - đơn vị đi đầu trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, oai nghiêm ngồi trên xe Jeep vừa tước đoạt được của một trung tá Sài Gòn, cùng đồng đội hùng dũng tiến vào thành phố.
Và cũng trên chiếc xe Jeep ấy, tôi lái về tìm gặp người vợ yêu quý mà do hoàn cảnh, chúng tôi phải xa nhau mấy mươi năm.

Vào lúc 11 rưỡi đêm 30/4/1975, trong căn nhà nhỏ ở Thị Nghè, quận Bình Thạnh, cô con gái lúc ấy đã 28 tuổi ẵm đứa cháu lên 3 bập bẹ chào ông ngoại bộ đội. Thật là một đêm ngập tràn hạnh phúc sau chừng ấy cách xa.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu cũng là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn công cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Cầu Rạch Chiếc là 1 trong 3 cây cầu huyết mạch ở hướng Đông dẫn vào Sài Gòn.

Sáng 27/4/1975, địch kết hợp bộ binh, xe tăng, tàu chiến và máy bay trực thăng phản kích chiếm lại cầu. Chúng có hơn 2.000 tên được trang bị vũ khí mạnh, trong khi đơn vị chủ công là Z23 của ta chỉ hơn 70 người.

Ông Tư Cang bồi hồi nhớ lại: “Cứ mỗi lần tấn công không thành, địch lại lùi ra rồi dùng pháo binh và trực thăng bắn phá dữ dội vào các vị trí chốt giữ của ta. Đến 12h ngày 27/4, bộ đội ta phải vượt qua sông rộng, lui về ém quân.

Trong trận này, 52 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh. Có những đồng chí chấp nhận hy sinh để đồng đội được bảo toàn. Đó là đồng chí Nguyễn Văn Thất ở lại đầu cầu chặn đường truy đuổi của địch. Một mình đồng chí Thất đánh đến khi hết đạn. Địch bắt được, chặt anh làm đôi rồi ném xác xuống bãi cỏ. Chiến sĩ liên lạc Võ Văn Tần dù bị gãy chân vẫn dùng lựu đạn quyết tử với giặc, diệt 5 tên. Bị địch bắt rồi tra tấn dã man, đồng chí vẫn kiên quyết không khai…”.

Đến tối 29/4, Lữ đoàn 316 được lệnh tiếp tục đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, không cho địch phá để đón các cánh quân từ hướng Đông vào Sài Gòn.
Các chiến sĩ còn lại của Z22, Z23 (thuộc Lữ đoàn 316) lập tức chuẩn bị cho trận đánh. Đúng 5h sáng 30/4/1975, đơn vị nổ súng chiếm cầu. Quân địch thất trận từ Xuân Lộc và Long Thành (Đồng Nai) dồn về đây rất đông, nhưng tinh thần vô cùng hoang mang. Vì thế, khi ta nổ súng, chúng chỉ chống trả yếu ớt rồi vứt bỏ vũ khí tháo chạy. Từ lúc này, cầu Rạch Chiếc được Lữ đoàn 316 giữ vững, nhưng đơn vị chủ công là Z23 quân số chỉ còn 10 người.

Đến 6h30 ngày 30/4/1975, xe tăng của Lữ đoàn 203 qua cầu vào thành phố, tiến về dinh Độc Lập.
 

Race Dead

Xe container
Biển số
OF-313983
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
5,927
Động cơ
363,852 Mã lực
Nghe hồi ký của cụ Tư , khi vợ cụ đang mang bầu người con đầu lòng thì cụ Tư phải ra vùng kháng chiến , sau 28 năm đúng ngày thống nhất đất nước mới gặp lại vợ con , thật cảm động .
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
434
Động cơ
37,016 Mã lực
Tuổi
32
Nghe hồi ký của cụ Tư , khi vợ cụ đang mang bầu người con đầu lòng thì cụ Tư phải ra vùng kháng chiến , sau 28 năm đúng ngày thống nhất đất nước mới gặp lại vợ con , thật cảm động .
Vợ con cụ Tư đều làm ngành ngân hàng của chế độ cũ, thật ra thì cụ Tư vẫn biết địa chỉ nhà, có một vài lần được gặp vợ ngoài công viên ngoài chợ chỉ hỏi 1 2 câu. Khi em trai của cụ (Tám Dẻo) hy sinh ở quê nhà, mẹ cụ Tư vẫn lên Sài Gòn gặp được cụ để báo tin… Nhưng chỉ nhiêu đó thôi, vì cụ sợ lộ, cụ nói cụ mà bị bắt ảnh hưởng đến ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), vì tổ chức tốn bao nhiêu tiền của công sức mới đào tạo được cụ Ẩn học ở Mỹ về cài cắm làm tình báo.

Có lần vợ cụ Tư còn nhìn thấy cụ chở bà Tám Thảo đi trên đường Trần Hưng Đạo, vợ cụ nổi cơn đau đầu trúng gió luôn.

Cụ tâm sự cụ từng mang rất nhiều tiền, cả nghìn đô la thời đó đưa vào cho ông Hai Trung, rồi hai người đi đổi ra tiền đồng của VNCH để cụ Hai đi đút lót cho các nguồn tin của mình, để lấy được bản khai của Tám Hà cũng tốn tiền đút lót cả nghìn đồng. Các cụ nhận tiền chi tiền không có ai kiểm toán thanh tra gì hết, nhưng không bao giờ có chuyện “thất thoát lãng phí”… Lính của cụ hoạt động ở nội thành nhiều, sinh hoạt sung sướng thoải mái hơn ở cứ, cấp trên gọi ra địa đạo Củ Chi nhiều anh chần chừ không chịu đi vì e ngại ra ngoài đó ăn bờ ngủ bụi ngủ dưới hầm, trải ni lông ngủ trên đám sình… nên có anh bị kỷ luật vì trì hoãn cái việc thoát ly ra căn cứ
 

porsche gt

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-32110
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
3,294
Động cơ
527,429 Mã lực
Nơi ở
HN
Biết ơn công lao to lớn của những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
 

pressf5

Xe tăng
Biển số
OF-148027
Ngày cấp bằng
4/7/12
Số km
1,143
Động cơ
563,779 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Hay quá cụ ạ, đọc như truyện trinh thám luôn. Mà người thật việc thật nên càng cảm phục. Giá như người làm cách mạng thời bình cũng giữ được những phẩm chất này thì đất nước phát triển nhanh chóng.

Từng có người hỏi “Ông làm sao mà dạy lính khi bị bắt không khai ông?”. Tôi nói, khi cùng nhau ăn cơm, tôi bảo lính của mình rằng: “Tụi bay phải ghi vô trong ngực 4 chữ: Coi như chết rồi”.

Có người thì hỏi tôi “Làm tính báo cần có đặc điểm gì?”, tôi trả lời là cần 2 điều. Thứ nhất là dũng cảm - dũng cảm chấp nhận hy sinh, và thứ hai là thông minh.

Vậy "làm sao để đào tạo được những người kiên trung, chịu chết chứ không khai?", thì mình phải giáo dục thường xuyên. Và điều quan trọng không kém là sự gương mẫu của người chỉ huy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top