Nếu mà thương lượng được với SamSung là thuế xuất khẩu cao quá mày chịu nhé...mà được thì vẫn ngon.

Mà nước ta ưu đãi FDI hết rồi, từ miễn thuế thuê đất đai, giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, nhân công giá rẻ này nọ, còn gì để ưu đãi không nhỉ.
Bây giờ tụi nó chạy hết thì cũng đành thôi chứ biết sao giờ? Ăn thuế 1 đống thằng chứ riêng gì VN mà sợ. Và Bác Tổng cũng từng nói vấn đề FDI này rồi mà. Mấy con số đấy của ta toàn số ảo, chúng nó qua làm tổ rồi lấy nhân công giá rẻ, điện rẻ, thuế phí rẻ... Nói thẳng và hơi phũ, chúng nó húp hết thịt, chừa xương với xẩu cho dân ta. Cụ cứ nhìn đôi giày sản xuất là sẽ thấy. Đôi giày 100$ mà VN chỉ húp được 20$ thì lưu luyến làm gì? Trong cái rủi cũng có cái may, nền kinh tế chúng ta chưa lớn, chưa phình to ra, nên vẫn còn cửa quay đầu lại làm tự cường. Chứ lớn như Nhật, khi chuỗi cung ứng đã sâu và rộng rồi đùng 1 cái hiệp ước Plaza được áp ra. Nhật bản đi ngang 30 năm nay, lúc đó họ quá lớn để thay đổi. Còn bây giờ nền kinh tế của VN cũng chưa gọi là lớn, nên vẫn quay đầu được.
Thôi thì chấp nhận đi lùi vài năm, build lại các chuỗi công nghiệp, tự phục vụ trong nước, làm giống y hệt Indo ấy. Khi đã đứng vững trên đôi chân của mình rồi, thì có ăn thêm thuế hay áp thêm thuế vẫn vậy, chẳng ảnh hưởng nhiều. Như vậy sẽ bền và trường tồn hơn. Lấy ví dụ đơn cử như là xây cầu đường, mấy chục năm trước chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vô nước ngoài. Còn bây giờ cây cầu nào, tòa nhà cao tầng nào mà chúng ta xây không được? Khi đã làm chủ được công nghệ thì cái gì mà không làm được?
Cứ dựa mãi vô FDI, o bế mãi chúng nó, thì lại khủng hoảng như TQ thôi, họ rút 1 cái thì nền kinh tế quá to, và quá nhiều tổn thương mang lại cho TQ.
Em nói vụ áp thuế này trong cái rũi cũng có cái may. VN hiện tại đúng nghĩa là đã ăn 1 cái hiệp ước Plaza giống Nhật năm xưa. Nhưng may ở chổ chúng ta còn nhỏ, nền kinh tế vẫn còn nhỏ, nên có thể quay đầu và điều lại hướng phát triển.
Còn quay lại vấn đề FDI, có 1 số sẽ rút, nhưng có 1 số sẽ ở lại, họ không phụ thuộc vô thị trường Mỹ thì họ sẽ ở lại thôi. Em lấy ví dụ như may mặc bên Banglades ấy, dạo trước có làn sóng ùn ùn chạy qua đấy làm tổ. Sau đảo chính 1 cái lại ùn ùn kéo về VN. Kiếm 1 nước dể chịu về chính trị, con người, khí hậu nó khó lắm cụ. Đâu phải muốn rút là rút được đâu. Nhiều khi chênh lệch 10 mấy phần trăm thuế cũng chẳng là cái gì so với FDI, họ còn cân nhắc đủ thứ, môi trường, chính trị ổn định, năng suất lao động, lương lậu .... đủ thứ hết. Chứ làm gì có ông FDI nào đầu tư vô Myanmar chỉ vì cái thuế 5% (thuế này em bịa ra cho dể so sánh) của họ? Lấy được ưu đãi 5% mà có nguy cơ chính trị không ổn định, năng lượng không đủ, nhân công thì không đủ để tuyển, rồi mở xưởng ra vui vui ăn trái bom thì FDI lại phá sản?
Như vậy thì thà ở cái thằng ăn thuế 20% mà nó đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên, đều là dân làm ăn, dân đầu tư cả, họ phải thấy có lời, có cửa thu hồi lại vốn thì mới dám đầu tư chứ.