billyjone : Trong 1 comment bác viết:
"Người tu chỉ có 2 việc Giác ngộ và Giải thoát. Giác ngộ không phải là học mà khai ngộ được.
Lục tổ Huệ năng khi đã Khai ngộ rồi thì mặc dù mù chữ, không biết đọc, chưa học Kinh kệ gì, nhưng người khác đọc cho ông Nho giáo hay Lão, hay Phật giáo một lần ông giảng lại được trơn tru.
Phật giáo là pháp xuất thế gian, siêu việt lục đạo luân hồi, siêu thoát luân hồi , chuyển phàm thành thánh nên nó hoàn toàn khác pháp thế gian"
Thỏ xin tranh luận với bác thế này:
Bác không sai nhưng chưa đúng. Giác ngộ không phải cứ học là được nhưng chắc chắn không Học không thể Giác ngộ được. Đường tới Giác ngộ bắt buộc phải đủ 2 Bồ Tư lương là Trí tuệ và Công Đức. Mà Trí tuệ thì không bỗng nhiên mà có tương tự Công Đức cũng vậy. Đó là 1 quá trình tích lũy.
Lục Tổ Huệ Năng căn cơ khác người, cả triệu triệu mới có 1 và không phải Ngài không học mà thành. Việc người khác đọc cho Ngài các giáo lý chính là sự Học của Ngài qua sự Nghe. Ở Tiểu thừa, Đại thừa thì khái niệm này chưa rõ ràng nhưng trong Kim cang thừa thì Giải thoát qua sự Thấy ( được nhìn thấy Chân ngôn), Giải thoát qua sự Nghe ( được nghe đoc, nghe trì Tụng ) được làm rõ và đúc kết qua các bài Pháp, được cô đọng qua Chân ngôn.
Rõ ràng việc được nghe đọc giáo lý của Lục Tổ là Nhân dẫn tới Giác Ngộ là quả. Việc được nghe đọc chính là chủng tử gieo vào căn cơ tu của Ngài, hay nói cách khác nếu Ngài không nghiền ngẫm qua trí nhớ thì không thể Giác Ngộ.
Ở đây, bác đang bị tắc hay đúng nghĩa hơn là bị mắc kẹt ( clinging) bởi hình tướng của từ Học. Bác chấp trước việc Học là phải biết chữ, ngồi mài thủng ghế kinh sách mà không phá chấp được việc Học nó rộng hơn.
Câu cuối cùng của bác nhẽ ra nếu thực sự bác hiểu thì đã không bị clinging tại chữ Học. Chính cụm " Pháp Phật hoàn toàn khác Pháp thế gian" đã bao hàm những gì Thỏ viết về sự Học trong bối cảnh hẹp này.
Như vậy chú Tú và đồng bọn khó lắm... dù muốn hiểu và bênh vực theo cách gì.