[Funland] Học và thi GPLX ở xứ Kangaroo: Hơn cả 81 kiếp nạn của Thầy trò Đường Tăng

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Khởi bẩm CCCM. Em kỳ này đang có một dự án ở Úc - xứ xở Kangaroo nên cũng cần có một cái bằng lái xe để chạy việc cho tiện. Em đang có bằng lái xe của Mỹ và bằng C1 của Việt Nam. Nhưng mang qua đây không đổi ngang được tại bên này là tay lái nghịch. Úc chỉ cho phép đổi sang ngang những bằng lái có tay lái cùng chiều với ÚC, hay còn gọi là tay lái nghịch mà thôi. Thế nên hai cái bằng của em đành để đó. Em lại phải lọ mọ học để đi thi lấy bằng lái xe bên này. Qui định mỗi bang một khác. Em ở bang New South Wales (NSW) nên phải học theo luật của NSW. Vì có bằng của Mỹ và của VN nên em chỉ phải học lý thuyết và thi 1 lần tay lái. Nếu đậu cả 2 thì em sẽ được đổi sang ngang lấy bằng Full. Không đậu thì lại học và thi tiếp khi nào đậu thì thôi haizza.

Sở dĩ em muốn giới thiệu với CCCM luật GTĐB xứ sở Kangaroo để CCCM có cái nhìn đa chiều về việc dạy, học và được cấp bằng ở bển nó chuyên nghiệp và nghiêm khắc đến mức nào? Khác với việc cấp bằng lái bên mình - học vài tháng ra là đã nhẩy lên xe phóng vều vều thì ở đây, người ta chia ra nhiều loại mức độ bằng khác nhau gồm:
1. L ( Leaner)
2. P1 (Provisional - bằng tạm thời cấp độ 1)
3. P2 ( Bằng tạm thời cấp độ 2)
4. F ( Full) - Bằng lái xe chuyên nghiệp.

Đây là em giới thiệu bằng lái xe con từ 4-9 chỗ. Còn lái xe khách, xe tải, xe công, xe rơ móc, xe siêu trường siêu trọng thì nó còn khó khăn vô vàn mới có được tấm bằng. Người học lái xe sẽ phải trải qua toàn bộ các cấp độ như vậy, kiểu như học cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi tốt nghiệp đại học mới có tấm bằng đi xin việc ấy. Vậy nên người lái xe có thời gian học, trải nghiệm và bắt buộc phải tuân thủ rất nghiêm túc luật GTĐB. Sau mấy năm trời mới được lên bằng F thì họ đã hình thành thói quen tuân thủ, lái đúng trên đường. Bên này không lái được xe đồng nghĩa với què chân nên họ coi trọng tấm bằng vô cùng. Lôi thôi bị trừ điểm, rút bằng là lại phải đi học lại từ đầu thì khổ thôi rồi.

Ảnh: Em tự chụp bằng đt ạ.

 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,623
Động cơ
101,426 Mã lực
Tuổi
49
E nghĩ VN cũng nên thay đổi cách dạy lái xe cho ổn vào. Sợ nhất anh chị em lái xe nhưng vẫn tư duy đang đi xe máy, dừng bất chấp, xi nhan thì lười... Nhiều lúc giật mình vì xe đi ra từ chỗ đỗ vô tư, ko xi nhan
 

Nhật Nguyệt

Xe tăng
Biển số
OF-308366
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
1,067
Động cơ
249,396 Mã lực
Khởi bẩm CCCM. Em kỳ này đang có một dự án ở Úc - xứ xở Kangaroo nên cũng cần có một cái bằng lái xe để chạy việc cho tiện. Em đang có bằng lái xe của Mỹ và bằng C1 của Việt Nam. Nhưng mang qua đây không đổi ngang được tại bên này là tay lái nghịch. Úc chỉ cho phép đổi sang ngang những bằng lái có tay lái cùng chiều với ÚC, hay còn gọi là tay lái nghịch mà thôi. Thế nên hai cái bằng của em đành để đó. Em lại phải lọ mọ học để đi thi lấy bằng lái xe bên này. Qui định mỗi bang một khác. Em ở bang New South Wales (NSW) nên phải học theo luật của NSW. Vì có bằng của Mỹ và của VN nên em chỉ phải học lý thuyết và thi 1 lần tay lái. Nếu đậu cả 2 thì em sẽ được đổi sang ngang lấy bằng Full. Không đậu thì lại học và thi tiếp khi nào đậu thì thôi haizza.

Sở dĩ em muốn giới thiệu với CCCM luật GTĐB xứ sở Kangaroo để CCCM có cái nhìn đa chiều về việc dạy, học và được cấp bằng ở bển nó chuyên nghiệp và nghiêm khắc đến mức nào? Khác với việc cấp bằng lái bên mình - học vài tháng ra là đã nhẩy lên xe phóng vều vều thì ở đây, người ta chia ra nhiều loại mức độ bằng khác nhau gồm:
1. L ( Leaner)
2. P1 (Provisional - bằng tạm thời cấp độ 1)
3. P2 ( Bằng tạm thời cấp độ 2)
4. F ( Full) - Bằng lái xe chuyên nghiệp.

Đây là em giới thiệu bằng lái xe con từ 4-9 chỗ. Còn lái xe khách, xe tải, xe công, xe rơ móc, xe siêu trường siêu trọng thì nó còn khó khăn vô vàn mới có được tấm bằng. Người học lái xe sẽ phải trải qua toàn bộ các cấp độ như vậy, kiểu như học cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi tốt nghiệp đại học mới có tấm bằng đi xin việc ấy. Vậy nên người lái xe có thời gian học, trải nghiệm và bắt buộc phải tuân thủ rất nghiêm túc luật GTĐB. Sau mấy năm trời mới được lên bằng F thì họ đã hình thành thói quen tuân thủ, lái đúng trên đường. Bên này không lái được xe đồng nghĩa với què chân nên họ coi trọng tấm bằng vô cùng. Lôi thôi bị trừ điểm, rút bằng là lại phải đi học lại từ đầu thì khổ thôi rồi.

Ảnh: Em tự chụp bằng đt ạ.

Lâu không gặp mợ chụp cái ảnh tự sướng em xem có thay đổi nhiều không? ;))
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Về bằng L - Learner ở NSW, các thí sinh sẽ phải học 363 câu lý thuyết rồi khi đã tự tin rồi thì đăng ký đi thi. Bài thi gồm 45 câu hỏi ngẫu nhiên về luật. cứ sai 3 câu thì về học lại lần sau đến phục thù. Còn thi đậu thì đăng ký đi thi tay lái. Đậu tay lái thì được cấp cái bằng L. Cái bằng này phải dán lên mặt trước capo xe hoặc sau xe để người ta nhìn thấy mà...né. Luật NSW qui định:

1. Người có bằng L phải có Zero cồn trong khí thở
2. Khi lái xe ra đường phải có một người có bằng Full ngồi cạnh
3. Người có bằng L dưới 25 tuổi chỉ được đổi lên bằng P1 sau 12 tháng và có 120 giờ lái xe ban ngày +20 giờ lái xe ban đêm có người giám sát ngồi bên. Người giám sát này phải có bằng Full và đã lái bằng Full từ 1 năm trở lên mới được. Người có bằng L trên 25 tuổi được bỏ qua bước này nhưng vẫn phải trải qua thời gian 12 tháng mới được lên P1.

Ảnh: Những con đường đẹp thế này mà không được lái xe thì ngứa ngáy chân tay lắm CCCM ợ.

 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,758
Động cơ
260,774 Mã lực
Tuổi
49
Sao em thuê xe ở sân bay đưa cái bằng VN 2 thứ tiếng ra là họ đưa xe cho đi luôn nhỉ. Mất 3 ngày để quen với việc đi trái đường, nhất là rẽ qua ngã tư với vòng xuyến hay bị nhầm
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
7,169
Động cơ
70,536 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Phải cái lái ngược lại so với ở mình nên khá lúng túng lúc ban đầu.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Bằng P1 - là bước tiếp theo sau 12 tháng có bằng L và phải có người có bằng lái xe chuyên nghiệp ngồi cạnh giám sát. Đây là tấm bằng đầu tiên cho phép người lái xe không cần có giám sát. Để có được tấm bằng này, bạn phải không phạm luật trong thời gian mang bằng L và cũng phải trải qua 2 cuộc thi khốc liệt nữa gồm:

1. Thi tay lái
2. Thi nhận diện nguy hiểm

Thi trượt lần nào thì đóng tiền thi lại lần đó. Buốt ruột lắm CCCM ợ nên ráng mà học mà thi cho nghiêm chỉnh.

Sau khi đỗ rồi thì mình sẽ được cấp cái bằng P1 màu đỏ. Bằng L màu xanh lá cây. Bằng P1 cũng phải dán trước hoặc sau để người khác dè chừng. Nhiều cụ mợ VN bên nay bảo em ê cái bằng P1 hay P2 lái sướng hơn bằng F nhiều vì mình đi đến đâu họ dạt ra đến đó tránh mình!!! Bằng này có những nguyên tắc chính sau đây:

1. Chỉ được phép lái xe con
2. Được kéo xe từ 250kg trở lên, bằng P1 lúc kéo xe phải được dán ở phía sau xe kéo để bà con nhân dân cảnh giác.
3. Phải đảm bảo tất cả mọi người trong xe phải thắt dây an toàn hoặc ngồi trong ghế dành cho trẻ em. Không được chở quá số người qui định.
4. Khi đi thi xe loại nào thì chỉ được lái loại ấy. Nếu thi số tự động thì chỉ được lái số tự động, số sàn thì chỉ được lái số sàn.
5. Không được lái xe vượt quá 90km/h
6. Không được có cồn trong khí thở
7. Không được giám sát người có bằng L
8. Không được lái các loại xe đòi hỏi kỹ năng cao hơn
9. Không được sử dụng điện thoại trong lúc lái xe
...và còn nhiều điều nghiêm ngặt khác. Và nếu trong 3 năm bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe thì có thể bị rút giấy phép hoặc treo bằng.
- Nếu vượt quá tốc độ cho phép mà bị trừ đến 4 điểm, bạn sẽ bị treo bằng trong 3 tháng.
- Nếu bị cảnh sát bắt về tội vượt quá tốc độ cho phép đến 30km/h thì bạn sẽ bị cảnh sát treo bằng ngay lập tức.
- Nếu bị treo bằng, thời hạn 12 tháng để chuyển lên bằng P2 của bạn sẽ được tính tiếp theo sau khi thời hạn treo bằng kết thúc. '
- Nếu bj rút giấy phép P1 thì bằng sẽ bị huỷ ngay lập tức. Sau thời hạn bị cấm thi bằng, bạn sẽ được thi lại với điều kiện phải chờ đủ 12 tháng. Trong 12 tháng này bạn trở về bằng L và không được phép chở người ( ngoại trừ người giám sát).
- Nếu bạn đang sở hữu bằng P1 mà bạn dùng CMND giả để đi mua rượu thì bạn sẽ bị kéo dài thời hạn được chuyển lên bằng P2 thêm 6 tháng. Tức là bạn sẽ chỉ được thi lên P2 sau 18 tháng.

Ảnh: Một cái cây cô đơn trên một triền đồi ở Canberra. Nếu ở VN mình thì các mợ đã xúng xính váy áo đi chụp ảnh. Em rất thích nhìn các mợ từ già đến trẻ rủ nhau mặc quần áo đẹp đi chụp ảnh. Trong mắt em đó là những mợ rất yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống.

 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,520
Động cơ
816,163 Mã lực
Làm gì có luật nào gọi là "luật lái xe" nhỉ ??? :D
Ý chủ thớt là "Luật giao thông đường bộ" chăng ?

Luật giao thông đường bộ của nhiều quốc gia thường dựa trên các công ước và hiệp định quốc tế nhằm tạo ra sự thống nhất và thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước. Dưới đây là một số văn bản quốc tế quan trọng làm cơ sở cho luật giao thông của các nước:

1. Công ước Viên về Giao thông Đường bộ (1968)
Đây là văn bản quan trọng nhất, do Liên Hợp Quốc soạn thảo, nhằm tiêu chuẩn hóa luật giao thông giữa các nước.

Công ước quy định các nguyên tắc chung như:
-Quy chuẩn về biển báo giao thông, tín hiệu đèn, vạch kẻ đường.
-Nguyên tắc nhường đường, giới hạn tốc độ, yêu cầu về bằng lái xe quốc tế.
-Định nghĩa về các loại phương tiện tham gia giao thông.

Hiện có hơn 80 quốc gia tham gia (bao gồm Việt Nam, Đức, Pháp, Nga...). Một số nước lớn như Mỹ, Canada không ký kết nhưng vẫn tham khảo quy tắc của công ước này.

2. Công ước Viên về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (1968)
-Cung cấp hệ thống biển báo giao thông tiêu chuẩn hóa để tạo sự đồng bộ giữa các nước.
-Định nghĩa các loại biển báo cấm, cảnh báo, chỉ dẫn, đèn giao thông và vạch kẻ đường.

3. Công ước Geneva về Giao thông Đường bộ (1949)
-Là tiền thân của Công ước Viên 1968, nhưng vẫn còn hiệu lực ở một số nước không tham gia công ước mới.
-Ví dụ, Mỹ và Canada không tham gia Công ước Viên nhưng vẫn tuân theo một số quy tắc từ Geneva 1949.

4. Hiệp định về Giao thông Đường bộ ASEAN
Dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện cho phương tiện của các nước thành viên được phép lưu thông qua biên giới dễ dàng hơn.

5. Hiệp định về Giấy phép Lái xe Quốc tế (IDL - International Driving License)
-Quy định tiêu chuẩn về bằng lái xe quốc tế, giúp tài xế có thể lái xe hợp pháp tại nhiều quốc gia mà không cần đổi bằng lái nội địa.

Nhìn chung, các nước thường dựa trên những công ước này để xây dựng luật giao thông của riêng mình, nhưng vẫn có điều chỉnh để phù hợp với thực tế từng quốc gia.

Úc chỉ khác VN ở việc lái xe bên lề trái, còn đều tuân theo các công ước / hiệp định quốc tế trên.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Sao em thuê xe ở sân bay đưa cái bằng VN 2 thứ tiếng ra là họ đưa xe cho đi luôn nhỉ. Mất 3 ngày để quen với việc đi trái đường, nhất là rẽ qua ngã tư với vòng xuyến hay bị nhầm
Bẩm cụ được sử dụng bằng lái xe VN 3 tháng ở bên này kể từ khi cụ hạ cánh nơi anh ở bển. Tuy nhiên ở lâu dài thì cụ phải có bằng bên này cấp ạ.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Làm gì có luật nào gọi là "luật lái xe" nhỉ ??? :D
Ý chủ thớt là "Luật giao thông đường bộ" chăng ?

Luật giao thông đường bộ của nhiều quốc gia thường dựa trên các công ước và hiệp định quốc tế nhằm tạo ra sự thống nhất và thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước. Dưới đây là một số văn bản quốc tế quan trọng làm cơ sở cho luật giao thông của các nước:

1. Công ước Viên về Giao thông Đường bộ (1968)
Đây là văn bản quan trọng nhất, do Liên Hợp Quốc soạn thảo, nhằm tiêu chuẩn hóa luật giao thông giữa các nước.

Công ước quy định các nguyên tắc chung như:
-Quy chuẩn về biển báo giao thông, tín hiệu đèn, vạch kẻ đường.
-Nguyên tắc nhường đường, giới hạn tốc độ, yêu cầu về bằng lái xe quốc tế.
-Định nghĩa về các loại phương tiện tham gia giao thông.

Hiện có hơn 80 quốc gia tham gia (bao gồm Việt Nam, Đức, Pháp, Nga...). Một số nước lớn như Mỹ, Canada không ký kết nhưng vẫn tham khảo quy tắc của công ước này.

2. Công ước Viên về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (1968)
-Cung cấp hệ thống biển báo giao thông tiêu chuẩn hóa để tạo sự đồng bộ giữa các nước.
-Định nghĩa các loại biển báo cấm, cảnh báo, chỉ dẫn, đèn giao thông và vạch kẻ đường.

3. Công ước Geneva về Giao thông Đường bộ (1949)
-Là tiền thân của Công ước Viên 1968, nhưng vẫn còn hiệu lực ở một số nước không tham gia công ước mới.
-Ví dụ, Mỹ và Canada không tham gia Công ước Viên nhưng vẫn tuân theo một số quy tắc từ Geneva 1949.

4. Hiệp định về Giao thông Đường bộ ASEAN
Dành riêng cho khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện cho phương tiện của các nước thành viên được phép lưu thông qua biên giới dễ dàng hơn.

5. Hiệp định về Giấy phép Lái xe Quốc tế (IDL - International Driving License)
-Quy định tiêu chuẩn về bằng lái xe quốc tế, giúp tài xế có thể lái xe hợp pháp tại nhiều quốc gia mà không cần đổi bằng lái nội địa.

Nhìn chung, các nước thường dựa trên những công ước này để xây dựng luật giao thông của riêng mình, nhưng vẫn có điều chỉnh để phù hợp với thực tế từng quốc gia.

Úc chỉ khác VN ở việc lái xe bên lề trái, còn đều tuân theo các công ước / hiệp định quốc tế trên.
Gớm cụ bắt bẻ câu chữ làm quái gì. Có sai về từ ngữ thì nhắc nhở tiếp thu là được rồi. Khoe chữ làm gì cụ ei.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,520
Động cơ
816,163 Mã lực
Gớm cụ bắt bẻ câu chữ làm quái gì. Có sai về từ ngữ thì nhắc nhở tiếp thu là được rồi. Khoe chữ làm gì cụ ei.
Em bắt bẻ gì đâu cụ....là em cũng băn khoăn tự hỏi và tự trả lời thôi mà....Cụ không thấy em buông mấy cái dấu hỏi chấm to đùng đó sao....:D
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Sau khi có bằng P1 rồi thì 12 tháng sau mới lại được thi bằng P2 tạm thời màu xanh lá. Sau khi có bằng P2 xanh lá thì 24 tháng sau mới được thi lên bằng FULL. Đấy qui trình lằng ngoằng còn khó hơn cả cụ Minh Tuệ đang tìm đường đi sang Ấn Độ í CCCM ợ.

- Bằng P2 xanh lá được phép lái xe giống P1 đỏ nhưng được lái xe không vượt quá 100km/h.
- Zero rượu trong khí thở
- Được phép giám sát người có bằng L sau khi đã lái xe được 1 năm.
- Không được sử dụng điện thoại, thậm chí cả loa khi lái xe, khi dừng xe.
- Không được lái các loại xe đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Điểm rút giấy phép lái xe là 7
- Nếu bị rút giấy phép lái xe, bạn phải thi lại p2 từ đầu vì bằng của bạn sẽ ngay lập tức bị huỷ. P2 không có treo bằng. đợi 12 tháng thi lại lấy P2 và phải lái đủ 24 tháng mới được thi lên Full.

Đau răng quá CCCM nhỉ

 
Chỉnh sửa cuối:

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
9,066
Động cơ
1,246,301 Mã lực
Úc nó làm thì khen thôi, chứ VN mà làm như này thì xúm vào chửi.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Sau khi lái P2 xanh lá được 24 tháng, để được chuyển sang bằng Full, bạn phải đi kiểm tra thị lực và xin chuyển bằng. Và như em đã nói, luật lái xe ở mỗi bang khác nhau nên nếu lái xe ở bang khác chuyển đến NSW thì phải đi đổi bằng. Một khi đã có bằng Full, lái xe có quyền được thi nâng hạng lên lái những loại xe phức hợp như xe công, xe tải, siêu trường siêu trọng ( Đọc qui định về lái những loại xe này mà em hoa hết mắt. Nào là qui định xe phải có đèn nhấp nháy báo hiệu quanh thùng xe, nào là phải có xe con đi trước dẫn đường nháy đèn (không được dùng còi ủ í như xe cảnh sát)... vân vân và mây mây. Chả bù VN học vài tháng, thi xong mấy cái bằng phức hợp là nhẩy phốc lên lái hãi bỏ xừ lên. Tai nạn xảy ra liên tục vì người lái xe đã có đủ kinh nghiệm, kiến thức và cái đầu lạnh để xử lý tình huống đâu. Động cái là nhảy xuống cầm tuýp nước đi tìm bố hộ nhau giời ạ.

Đã thế nếu người lái xe có bằng Full mà muốn được lái taxi, lái Grab hay Uber hay các loại xe nhỏ kiếm tiền thì lại phải đi học thêm cái bằng: Xe chở khách công cộng nữa.

Đấy nói chung là ung thủ. Cơ mà vì đây là diễn đàn Otofun nên em cũng muốn giới thiệu với các cụ trước tiên là các cấp độ bằng. Còn bây giờ em xin giới thiệu với các cụ 363 câu hỏi thi trắc nghiệm lý thuyết lái xe ở xứ xở Kanguroo ạ.

Ảnh: Bên này làm cái gì cũng qui củ. Đến cái bếp ăn cũng sáng loáng thế kia. Đã thế còn để lộ ra cho mọi người nhìn thấy hết bên trong. 3 cháu đang học lý thuyết cùng em đấy CCCM ợ. Em đã xin phép đưa lên rồi đấy. Các cháu bảo ok thoải còn gà mái đê em mới dám đưa lên ạ. Không biết góc này cụ Bùi Công Chức có thích không?

 
Chỉnh sửa cuối:

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
3,065
Động cơ
197,343 Mã lực
Bằng P1 - là bước tiếp theo sau 12 tháng có bằng L và phải có người có bằng lái xe chuyên nghiệp ngồi cạnh giám sát. Đây là tấm bằng đầu tiên cho phép người lái xe không cần có giám sát. Để có được tấm bằng này, bạn phải không phạm luật trong thời gian mang bằng L và cũng phải trải qua 2 cuộc thi khốc liệt nữa gồm:

1. Thi tay lái
2. Thi nhận diện nguy hiểm

Thi trượt lần nào thì đóng tiền thi lại lần đó. Buốt ruột lắm CCCM ợ nên ráng mà học mà thi cho nghiêm chỉnh.

Sau khi đỗ rồi thì mình sẽ được cấp cái bằng P1 màu đỏ. Bằng L màu xanh lá cây. Bằng P1 cũng phải dán trước hoặc sau để người khác dè chừng. Nhiều cụ mợ VN bên nay bảo em ê cái bằng P1 hay P2 lái sướng hơn bằng F nhiều vì mình đi đến đâu họ dạt ra đến đó tránh mình!!! Bằng này có những nguyên tắc chính sau đây:

1. Chỉ được phép lái xe con
2. Được kéo xe từ 250kg trở lên, bằng P1 lúc kéo xe phải được dán ở phía sau xe kéo để bà con nhân dân cảnh giác.
3. Phải đảm bảo tất cả mọi người trong xe phải thắt dây an toàn hoặc ngồi trong ghế dành cho trẻ em. Không được chở quá số người qui định.
4. Khi đi thi xe loại nào thì chỉ được lái loại ấy. Nếu thi số tự động thì chỉ được lái số tự động, số sàn thì chỉ được lái số sàn.
5. Không được lái xe vượt quá 90km/h
6. Không được có cồn trong khí thở
7. Không được giám sát người có bằng L
8. Không được lái các loại xe đòi hỏi kỹ năng cao hơn
9. Không được sử dụng điện thoại trong lúc lái xe
...và còn nhiều điều nghiêm ngặt khác. Và nếu trong 3 năm bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe thì có thể bị rút giấy phép hoặc treo bằng.
- Nếu vượt quá tốc độ cho phép mà bị trừ đến 4 điểm, bạn sẽ bị treo bằng trong 3 tháng.
- Nếu bị cảnh sát bắt về tội vượt quá tốc độ cho phép đến 30km/h thì bạn sẽ bị cảnh sát treo bằng ngay lập tức.
- Nếu bị treo bằng, thời hạn 12 tháng để chuyển lên bằng P2 của bạn sẽ được tính tiếp theo sau khi thời hạn treo bằng kết thúc. '
- Nếu bj rút giấy phép P1 thì bằng sẽ bị huỷ ngay lập tức. Sau thời hạn bị cấm thi bằng, bạn sẽ được thi lại với điều kiện phải chờ đủ 12 tháng. Trong 12 tháng này bạn trở về bằng L và không được phép chở người ( ngoại trừ người giám sát).
- Nếu bạn đang sở hữu bằng P1 mà bạn dùng CMND giả để đi mua rượu thì bạn sẽ bị kéo dài thời hạn được chuyển lên bằng P2 thêm 6 tháng. Tức là bạn sẽ chỉ được thi lên P2 sau 18 tháng.

Ảnh: Một cái cây cô đơn trên một triền đồi ở Canberra. Nếu ở VN mình thì các mợ đã xúng xính váy áo đi chụp ảnh. Em rất thích nhìn các mợ từ già đến trẻ rủ nhau mặc quần áo đẹp đi chụp ảnh. Trong mắt em đó là những mợ rất yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống.

Các cụ ra đường cứ coi thường các cụ dán tờ A4 Nái Mới nữa đi. Các cụ ấy chắc đã từng lái ở Tây đấy.
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,334
Động cơ
984,229 Mã lực
Sau khi có bằng P1 rồi thì 12 tháng sau mới lại được thi bằng P2 tạm thời màu xanh lá. Sau khi có bằng P2 xanh lá thì 24 tháng sau mới được thi lên bằng FULL. Đấy qui trình lằng ngoằng còn khó hơn cả cụ Minh Tuệ đang tìm đường đi sang Ấn Độ í CCCM ợ.

- Bằng P2 xanh lá được phép lái xe giống P1 đỏ nhưng được lái xe không vượt quá 100km/h.
- Zero rượu trong khí thở
- Được phép giám sát người có bằng L sau khi đã lái xe được 1 năm.
- Không được sử dụng điện thoại, thậm chí cả loa khi lái xe, khi dừng xe.
- Không được lái các loại xe đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Điểm rút giấy phép lái xe là 7
- Nếu bị rút giấy phép lái xe, bạn phải thi lại p2 từ đầu vì bằng của bạn sẽ ngay lập tức bị huỷ. P2 không có treo bằng. đợi 12 tháng thi lại lấy P2 và phải lái đủ 24 tháng mới được thi lên Full.

Đau răng quá CCCM nhỉ
Cảm ơn mợ đã chia sẻ thông tin.
Bằng lái VN mà áp dụng các cấp độ cấp bằng như thế này thì tốt quá, ý thức và trình độ lái xe tăng đồng nghĩa với tai nạn giảm. Nhưng mà làm thế này thì một số công dân "dân chủ" vào chửi nào là vẽ vời tốn kém, nào là đớp dày thế, nào là áp đặt, chuyên quyền...
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
363 câu hỏi của bài thi lý thuyết sẽ được chia ra thành các bộ đề khác nhau. Mỗi bộ đề có 45 câu. Bạn chỉ được phép sai 2 câu. Sai đến câu thứ 3 là giám thị sẽ bảo thôi thế này là bạn thành hung thần xa lộ rồi mời về học lại lần sau thi tiếp. Trong phần học, người ta sẽ cho phép bạn lựa chọn 45 câu ngẫu nhiên hoặc 20 câu, hoặc 80 câu. Trong tổng số 363 câu có:

- 20 câu về rượu bia và mai thuý hoặc thuốc kê đơn: Các giới hạn, luật và hướng dẫn lái xe sau khi sử dụng rượu bia, mai thuý và thuốc kê đơn

-3 câu về kiến thức cơ bản để lái xe an toàn

 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Tiếp theo là 24 câu về việc phòng bị khi lái xe. Phần này hướng dẫn lái xe các qui tắc khi lái xe để giữ tỉnh táo, đối phó với mệt mỏi và lái xe một cách phòng thủ.

- 82 câu về kiến thức tổng quát khi lái xe. Phần này bao gồm các khái niệm cơ bản về lái xe an toàn như hiểu các biển báo, giới hạn tốc độ, cách xử lý tại các giao lộ ( vòng xuyến) và các quí tắc GTĐB.

 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,548
Động cơ
994,312 Mã lực
Nơi ở
around the world
Trước năm 2019 đổ về trước thì cứ cầm bằng lái thẻ Pet của Việt Nam sang Úc lái thoải mái, trừ khi có thẻ xanh và quốc tịch thì bắt buộc phải đổi sang bằng Úc. Sau này đổi luật chỉ cho lái bằng Việt Nam 3 tháng sau khi nhập cảnh.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,313
Động cơ
540,596 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Tiếp theo là 54 câu trong giao lộ. Phần này giúp người học hiểu các biển báo giao thông, cách lưu thông trong vòng xuyến, nguyên tắc nhường đường và vị trí của các xe trên giao lộ.

- 30 câu về việc lái xe xao nhãng hoặc cẩu thả: Học viên trú trọng đến việc tránh lái xe cẩu thả hoặc bị xao nhãng. Những hành vi này có thể bao gồm chạy quá tốc độ, vi phạm biển báo.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top