Cụ tỉnh lại bảo rằng: Mọi điều con đều biết trước hết, con thấy Thầy Báu gặp nạn động đất ở Myanmar nguy hiểm đến tính mạng nên cố tình đẩy thầy Báu xa con. Đến giờ moii việc tốt đẹp rồi con xin xám hối với thầy Báu



.
Thế là các con dân u mê phải lên đỉnh cả tháng không dứt.
Em hiểu ý cụ. Nhưng em nghĩ, ai đã muốn theo sư T thì mình cũng không cản được vì đó là ý muốn của họ. Cho dù không có chuyện này, họ vẫn tìm được nhiều lý do để tung hô. Đúng hay sai với họ đâu quan trọng đâu. Em chỉ hay khuyên chỉ ra tốt xấu chứ không hay ngăn cản đức tin của người khác nếu điều đó không ảnh hưởng tới em. Nếu họ muốn tin, cứ để họ tin. Sướng khổ gì họ phải tự nhận tự chịu mà mình cũng chẳng đỡ được nghiệp cho họ.
Với cụ Báu và những người đã từng cam khổ cả đoạn đường dài với sư T, đằng sau còn có cả gia đình con cái, còn cuộc sống cần được bình yên và tâm ý cần được hiểu đúng, được công nhận, không thể cứ sống mãi với sự thị phi không đáng có.
Một lời công nhận của sư T với công sức và tâm ý của họ thực ra rất dễ dàng nếu sư T lắng tâm đang vọng động, bận rộn xuống và nhìn nhận lại những gì đã qua. Đó là điều sẽ giúp cân bằng giải tỏa tâm ý và nghiệp chướng cho cả hai bên bởi ở phía bên kia, cụ B và mọi người đã luôn cố gắng bảo vệ danh tiếng của sư T cho dù điều nhận lại chưa tương xứng. Cái nghiệp chướng giữa sư T và bên cụ B, chính là phải cả hai bên cùng hóa giải mới hết được, chứ cứ để vậy, cả hai bên đều mãi dính mắc nghiệp chướng không phải riêng bên cụ B.
Chia tay để lại những điều tốt lành cho nhau mới là điều đáng quý, hoan hỉ ca tụng chút cũng được miễn là hai bên đều được an lành. Chứ chia tay mà quay ra rủa xả bóc phốt nhau thì trẻ con quá.
Quan điểm của em là đã chia tay thì không bao giờ nói xấu người khác nửa lời dù có thể người kia đã không công bằng với em. Nếu không giúp được nhau điều gì sau chia tay thì ít nhất cũng giữ cho họ một chút mặt mũi với cha mẹ và gia đình con cái sau này. Cuộc sống mỗi người đâu chỉ có sống cho riêng bản thân mình đâu phải không cụ?