Cả 48 tầng ko thấy cụ nào nhắc đến kết cấu mộng mị liên kết gỗ nhỉ. Cháu có đam mê với phần này của đồ gỗ.
Trước tiên, gỗ là tập hợp của 1 mớ các sợi gỗ đan xen và dính với nhau bằng 1 “chất keo tự nhiên” sợi này như 1 ống nước siêu nhỏ, khi có nước (hút ẩm từ không khí) nó sẽ phình ra, mất nước sẽ tóp lại. Khi nội lực thay đổi quá đột ngột và không đồng đều : ví dụ để tấm gỗ ở trời nắng thì nhẹ là biến dạng, nặng là nứt toác. Bản thân 1 miếng gỗ ở trạng thái ổn định không phải vì không có các lực tác động, mà nó đang ở trạng thái cân bằng lực của các sợi gỗ (1 trong các yếu tố gây ra lực này là lực sinh ra do cây sinh trưởng, mỗi sợi gỗ có tốc độ sinh trưởng khác nhau). Bất kể yếu tố nào làm thay đổi tính cân bằng này đều gây ra gỗ biến dạng. Ví dụ: 1 tấm gỗ đang phẳng, thẳng mà cưa đôi thành 2 tấm thì ta sẽ được 2 tấm cong chứ không phải là 2 tấm thẳng.
Bản thân các kết cấu chịu lực lớn nhất từ lực do việc gỗ biến dạng mà ra, tức là nội lực của món đồ chứ không phải ngoại lực, và lực này là do chênh lệch độ ẩm. Kết cấu của 1 món đồ gỗ đều phải tính toán đến hướng, chiều biến dạng của gỗ để sao cho khi sảy ra biến dạng sẽ không làm ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mĩ.
đồ gỗ là phải dùng mộng liên kết. Phần này tưởng dễ mà không hề đơn giản.
Mộng lỏng quá thì làm lớp keo dầy sẽ sảy ra hiện tượng tách lớp giữa gỗ và keo, lâu dần làm hỏng liên kết.
Mộng chặt tức quá ( kín khít khìn khịt) thì khi vào mộng lớp keo sẽ bị đẩy đi mất sau khi thẩm thấu và gỗ thì bề mặt không còn nhiều , dẫn đến lượng keo không đủ trên bề mặt để liên kết.
Duy trì lớp keo vừa đủ (mộng mị vừa phải) mới tạo được độ bền của món đồ nội thất.
với những món đồ cồng kềnh, dùng mộng kết hợp trọng lực để liên kết cháu sẽ bàn sau.