Muốn làm việc gì tốt cũng đều phải học, học lý thuyết xong mới học thực hành, học là phải có thầy có bạn. Gặp thầy tốt bạn hiền thì lên lớp và thành người có học thức giúp mình giúp đời, còn gặp thầy xấu bạn đểu cáng thì có mà thành lưu manh.Đi bộ mãi rồi cũng thành người đi bộ giỏi nhưng không học tập thì còn khướt mới giác ngộ được chứ nói gì đắc đạo.
Bác đúng quá, đúng cả Đời và Đạo. Việc học và phải được Thày chỉ dẫn là cực kỳ quan trọng.
Thỏ lấy 1 ví dụ về Đầu bếp cho dễ hiểu. 1 người muốn trở thành đầu bếp giỏi thì lúc sơ khởi và bước đầu bắt buộc phải có được 1 đầu bếp giỏi hướng dẫn dạy dỗ các công thức, kinh nghiệm kiểm soát lửa, kinh nghiệm chọn nguyên liệu. Các công thức có thể đầy rẫy trên mạng, trong sách vở nhưng việc sử dụng chúng trong thực tế ra sao thì phải phụ thuộc vào lời chỉ dẫn của thày đầu bếp. Còn khi đã vững, đã có cơ bản thì cái công thức ấy nó ăn sâu vào máu rồi và lúc đó người học có thể tự nấu nướng mà không cần thày đứng cạnh. Ở khía cạnh Đạo thì bất kỳ Tôn giáo nào cũng có 2 phần khác nhau, đó là phần Công truyền và phần Bí truyền. Phần Công truyền ở đây là Kinh sách, các lời răn, các điển tích .... được phổ biến rộng rãi trên internet, qua sách in, qua tranh ảnh và qua các buổi Pháp thoại rộng rãi. Phần Bí truyền là những Nghi quỹ, những cách thức thực hành và phần này bắt buộc phải được trao truyền, hướng dẫn bởi những người ( Thầy) đã thực chứng, thực hành thành công và có kinh nghiệm.
Phần Công truyền thì dành cho tất cả mọi người, ai muốn biết và muốn nghe, muốn có khái niệm đều có thể tiếp cận dễ dàng. Phần Bí truyền thì ngược lại.
Sâu hơn một chút, ở Phật giáo, khái niệm Tham Sân Si rồi thì Điều Tâm, giữ Tâm, rồi thì kham nhẫn, nào là cúng dường, rồi thì Từ Bi... là những thuật ngữ được công truyền rộng rãi cho bất kuf ai có thiện cảm với Phật Giáo. Tuy nhiên, làm thé nào để nhận định được cái vi tế của Sân, Si và quan trọng nhất là làm cách nào để đối trị được chúng thì lại thuộc về Bí truyền. Kinh sách cũng vậy, Thỏ chắc chắn luôn là 10 ông nhận là Phật tử thì cả 10 có thể làu làu tụng đọc, trích dẫn nhưng liệu có được mấy ông hiểu ý nghĩa của Kinh? Mà muốn hiểu Kinh thì bắt buộc phải có Thày giảng giải, hướng dẫn....còn không thì cũng chỉ là chém cho sang miệng như : xem để dưỡng tâm, ơ... thế là mắc Nghiệp đới ...!
Công giáo cũng vậy thôi, lần tràng Mân côi và đọc kinh, cầu nguyện Thiên Chúa thì ngay cả Thỏ, dù không phải con chiên cũng làm được dễ như trở bàn tay và ai nhìn vào chắc cũng bảo : Ờ, thằng Thỏ ngoan đạo thật. Nhưng thực chất, Thỏ có hiểu và biết gì đâu, đó chỉ là hình thức là cái vỏ thôi.
Thỏ sẽ không đi sâu để tránh sa đà bàn luận về Tôn giáo nhưng chắc chắn 1 điều là Tu hành bắt buộc phải có Thày thì mới tiến bộ và đi đúng được. Chỉ có bậc Độc Giác mới tự Chứng ngộ được còn lại Chúng sinh đều phải có Thày hướng dẫn, phải thực hành nghi quỹ dưới sự kiểm soát và điều chỉnh của Thày.