Trong tôn giáo nhiều khái niệm chỉ được cảm nhận bằng trực giác, ngôn ngữ chỉ tương đối chứ không thể hiện chính xác. Tính không là phạm trù không dành cho kẻ tay mơ; các khái niệm đơn giản hơn như vô thường, vô ngã thì phần nào thống nhất được.Bàn thêm một chút về hư không trong bài viết của ông Đoàn Văn Báu.
Trong triết học Ấn Độ cổ điển, tùy theo trường phái mà người ta coi là có 4 (hoặc 5) nguyên tố (đại chủng); bao gồm vayu (gió/phong, khí), ap (thủy, nước), agni (hỏa, lửa), prithvi (thổ, đất) và akasa (ethe, không giới/hư không), với các trường phái công nhận 4 đại chủng thì họ không coi akasa là một đại chủng; do nó không có các tính chất của 4 đại chủng kia là có tăng giảm, có thêm bớt được mất, có hưng thịnh suy vong, nhân chín mà sinh ra quả khác loại (dị thục nhi sinh).
Không giới (akasa-dhatu) và hư không (akasa) có phải là một hay không?
Theo quan điểm 6 giới của PG thì 4 đại chủng + không giới + [ý] thức giới tạo thành toàn bộ vũ trụ. Theo phái Thuyết nhất thiết hữu bộ thì không giới không phải là hư không; với hư không là vô sắc (không có biểu hiện có thể nhận biết được), vô kiến (không thấy), vô lậu (không tiết lộ), vô vi [pháp] còn không giới là hữu sắc, hữu kiến, hữu lậu, hữu vi [pháp]. Cái mà người trần mắt thịt nhìn thấy/quan sát thấy/đo đạc được và coi là “không” chỉ là không giới, chẳng phải hư không.
So sánh với vũ trụ học hiện đại thì hư không dường như gần với khái niệm “vật chất tối” hay “năng lượng tối” (với các tính chất như không có tự tính [chất], thường hằng, lan tỏa, bao trùm, không bị ngăn trở và xuyên suốt toàn bộ vũ trụ, tách biệt nhưng có bên trong và dung chứa toàn bộ vật chất) mà các nhà vật lý vũ trụ học ngày nay đề xuất về mặt lý thuyết để duy trì tính thống nhất toàn vẹn của các mô hình vũ trụ đang có, nhưng chưa thể kiểm chứng/xác nhận bằng thực nghiệm. Một vài trường phái PG đồng nhất “hư không” với khái niệm “tính không”.
Ông Báu hiểu được khái niệm hư không/tính không thì lẽ ra không cần phải viết "Chỉ tiếc Thầy không còn như xưa nữa. Mong một ngày Thầy trở lại", bởi đó chỉ là thọ uẩn, một trong ngũ uẩn với các đặc tính vô thường, vô ngã, khổ; là các dính mắc của người trần mắt thịt, chẳng phải của các bậc đã thông hiểu tính không của vạn vật trong vũ trụ trong thế giới quan PG.
Khi báo viết là "Chỉ tiếc Thầy không còn như xưa nữa. Mong một ngày Thầy trở lại", thì người có hiểu biết sẽ xác định được báo chính xác đang ở đâu trong tiến trình hiểu biết về tôn giáo; mặc dù xác định cũng không để làm gì, nhưng em không đánh giá cao.