Có một số cụ tranh cãi về bhyt ở các nước châu âu, em xin phép thông tin như sau (có thể ko đầy đủ, nhưng chính xác):
- k cần phải quốc tịch mới có bảo hiểm, bất kể ai có giấy phép cư trú đều có.
- việc có là do mình bắt buộc phải có (phải mua hoặc phải làm thủ tục để nhận thẻ và số từ hệ thống y tế). Ví dụ ở Hà Lan thì mình phải mua từ các công ty, nó trừ vào lương luôn. Ở Pháp thì thẻ bảo hiểm loại cơ bản nhất được chính phủ hỗ trợ free (tất nhiên cungz từ đóng góp xã hội - trích từ lương mà ra).
- ko phải tất cả các điều trị (thuốc thang, phí dịch vụ…) đều được bh thanh toán và mức độ được thanh toán sẽ phụ thuộc vào loại điều trị. Ví dụ như Pháp thì thẻ cơ bản bên trên được bh thanh toán từ 60-70% với các điều trị về sức khoẻ, nhưng ko thanh toán việc liên quan tới thẩm mỹ.
- muốn thanh toán nhiều hơn thì ngoài cái thẻ cơ bản trên, mình có thể mua thêm các gói bh phụ từ các công ty. Một công ty nổi tiếng là Axa (thằng tài trợ trên áo đấu của Liverpool thì phải). Gói càng cao thì càng thanh toán nhiều % và nhiều mục điều trị (ví dụ niềng răng thì bh cơ bản ko thanh toán, phải mua bh phụ, loại khá đắt. Mắt kính cũng vậy. Lấy cao răng thì bh cơ bản thanh toán).
- việc thanh toán của bh phụ sẽ được xử lý trên số tiền điều trị sau khi bh cơ bản đã hỗ trợ.
- đúng là một số vấn đề thì bên châu âu họ xử lý “cồng kềnh” hơn ở mình. Nhưng bảo họ kém hơn thì ko thoả đáng, chỉ là họ làm đúng phận sự của mình. Ví dụ các phóng nha khoa, họ chỉ nhổ răng khôn hơi lệch, chứ nghiên 90 độ là họ bảo vào viện. Ở mình ra phòng khám nào cũng được, đè ra phút mốt là xong.
- nhà cháu cũng từng tận hưởng khá nhiều dịch vụ y tế ở châu âu, thấy đúng tinh thần “lương y như từ mẫu”.