Lái chưa có xe ... huhu
Bê Mờ Vê
Xin nhắc lại: Nguồn là copy pase trên TTVNOL nhé, KHÔNG PHẢI CỦA EM:
"Hiện nay thợ điều hòa có quá nhiều chiêu lừa đảo, ăn gian người dân; các website về điều hòa toàn cóp nhặt của nhau chứ không có tính thực tế. Vì vậy nên cần thiết lập topic này để thống kê lại các trò mánh khóe, hạn chế tiền ngu cho mọi người.
I. Một số điều chú ý:
1. Đơn giá vật tư lắp đặt:
-Giá treo: 35k (thợ chém 100-150k)
- Dây điện 8k/m cho dây lõi 1.5mm; (thợ chém 20k)
- ống đồng: cái này là thứ ăn gian nhiều nhất, ống dày nhất là loại 0.71: loại phi 10 (lắp máy 9k 12k) invecter giá 50k/m. Thợ bao giờ cũng chém đẹp 120k-180k/m và bắt mua 3m trở lên. Như vậy đã lãi 70k-130k/mét. Nhà nào phải đi ống dài 10m là mất toi 700k-1300k rồi.
- Băng cuốn 10k/cuộn cuốn thoải mái.
- Bảo ôn (xốp): 12k/m
-> Cụ nào bị thợ vặt tiền thì tra báo giá lắp đặt sẽ rõ. Thường thì với 3m ống+giá treo đã ăn đủ 400-500k lãi rồi. Khi lắp đặt hoàn thiện nhà nào cũng mất trên dưới 1tr tiền lắp đặt. Có nhà mất 2tr tiền lắp đặt.
2. Bảo dưỡng:
Chuyên vặt vụ bổ sung gas.Cái này đã vả 1 thợ vì tội này rồi. Máy nhà gas 410a mà chưa thấy xả gas, tiếp dầu lốc mà dám nói tiếp gas để lấy 150k.
3. Lắp đặt:
- Giá treo không cân gây lệch máy. Chạy 1 thời gian sẽ kêu.
- Hút chân không bố láo chưa đảm bảo thời gian hoặc xả gas đuổi khí không hút.
4. Sửa chữa: Tình trạng chung là không hỏng cũng sửa hoặc hỏng nhỏ chém hỏng to
Vd điển hình nhất là vụ em sang hàng xóm chơi. Ông hàng xóm có bảo điều hoà hỏng và vừa mới gọi thợ điều hòa đến sửa phán hỏng lốc thay mất 3tr nên chưa có tiền thay. Em trèo lên xem thì thấy có cái tụ (sau này mới biết là tụ khởi động) nó phồng phồng tháo ra làm mẫu đi mua 70k về thay chạy ầm ầm. Ông hàng xóm khao trận bia bét thè lè. He
II. Chọn mua máy điều hòa.
1. Một vài lưu ý
1.1. Phân tích điều kiện thời tiết Miền Bắc:
- không khí: nhiễm mặn
- mùa hè: nóng
- mùa thu: khô hanh
- mùa đông: lạnh-ẩm
- mùa xuân: lạnh- nồm- ẩm
- không gian:
+ nội thành, thị trấn ở huyện: bê tông hóa quá nhiều.
+ ngoại thành nông thôn: thời tiết dễ chịu hơn.
=> Nên chọn máy 2 chiều để 4 mùa sảng khoái và nên chọn máy dàn đồng để không bị oxi hóa bởi không khí nhiễm mặn.
2. Phân loại điều hòa khi chọn mua
2.1. Nên chú ý:
* Đa phần cửa hàng và siêu thị điện máy nhập hàng trung cấp, cấp thấp để bán giá cao do khách để ý đến thương hiệu, tính năng invecter-mono, gas 22-410-32... mà quên đi thông số kỹ thuật.
Năm 2015 ra đời một loạt máy bị cắt giảm. Cục nóng nhẹ đi vì dàn kép, dàn 3 hoặc dàn đồng bị thay bằng dàn nhôm nhẹ hều.
Quan trọng nhất là 02 thông số luôn bị giấu đi là:
- Hiệu suất (COP với máy cơ-CSPF với máy invecter): 1kw điện có khả năng sản sinh ra hiệu quả làm lạnh/nóng là bao nhiêu. Đừng có quan tâm máy chạy gas gì. Nếu chỉ số COP hoặc CSPF xêm xêm nhau thì chọn máy gas đời cũ hơn để chi phí mua máy, chi phí lắp đặt, chi phí bảo dưỡng tiếp gas sau này rẻ hơn hẳn.
VD:
- máy A 1kw điện tạo ra 12000btu lạnh trong thời gian 1h->1kw/h
- máy B 1kw điện tạo ra 12000btu lạnh trong thời gian 2h-> 500w/h
Như vậy 2 máy A-B là ngang nhau chứ không fai là máy B tiết kiệm điện hơn máy A. Trường hợp này hay gặp nhất là điều hòa nội địa đểu. Có cụ ca ngợi hàng nội địa chạy 10 tiếng mà hết 2-3 số điện cần phải xem lại vì máy nén yếu sinh lý thì hết ít điện có gì mà tiết kiệm.
-> vì vậy:
- Chọn máy dàn nóng bằng đồng, ít cắt giảm. Hạn chế chọn dàn kép, dàn 3. Tuyệt đối tránh dàn nhôm vì sau một thời gian thì không khí mặn sẽ làm dàn nhôm bị sùi mào gà, nhanh bục. He
- Chọn máy có COP hoặc CSPF cao
2.2. Chọn máy mới.
- Hàng ngon, chất lượng linh kiện tốt, ít khi bị cắt giảm nên bền, không hỏng vặt, dùng dài lâu, tiết kiệm điện...: Daikin RXS, RXD; Panasonic E; Mitshu heavy ZJ (các siêu thị điên máy chả nhập dòng Hevy, toàn nhập hàng mitshu slim hoặc electric để khách chọn nhầm vì tưởng cứ mitshu là ngon). Riêng toshiba không co invecter nhập về VN mới tiếc. 03 loại trên các bác có alo cho siêu thị điện máy mà có là rất ít vì mục tiêu nhập hàng trung cấp bán giá cao lừa khách là chủ yếu.
- Hàng trung cấp: ngon nhất là pana YE, dư tiền thích oai với hàng xóm chọn Daikin R32 (vd: model FTXM với cục nóng bị cắt giảm đi 7kg so với năm 2014). Ngoài ra có thể chọn LG invecter dong có dàn nóng bằng đồng, khá êm khi bật chế độ tiết kiệm chủ động 40% (chế độ khác thì ồn). Đặc biệt có thêm mishu heavy HG và YL (đừng nhầm sang YN nhé) khá hot trong hè 2015 đảm bảo ngon-bổ-rẻ
- Hàng bình dân: Thấy vua của dòng cấp thấp là GREE bởi rẻ nhất, bảo hành 3 năm, khá êm. Loại Reeteach-Sumikura thì ồn, FUNIKI thì khi mới ổn, về sau ồn.
2.3. Hàng nội địa
Hàng này chỉ dành cho khách hiểu biết.
* Thường thì hàng loại 1 người ta ghep cục nóng-lạnh từ máy hỏng cục nóng hoặc lạnh
* Hàng loại 2: ghép được cục nóng-lạnh thì board lỗi, van lỗi, quạt gio lỗi.... (nháo linh kiện í)
* Hàng loại 3: trộn nháo nhào các thể loại linh kiện (ghép dàn máy này vào vỏ máy khác, lấy thêm quạt gió, board, van, ...lung tung béng 5 cha 3 mẹ để dựng lên 1 máy chạy được)
* Hàng nội địa 99% dùng gas rởm, không thể ngon như gas hãng.
* Giá: qua mỗi tay buôn đội lên 1-2tr. Thường Hàng đổ bãi về 2-3tr, đến tay người dùng thì cao 3-5 lần. Vì thê đừng khó hiểu vì sao có người mua máy 5tr nhìn cũ hơn mà chất lươngh lại ngon hơn máy 10tr đẹp long lanh (cùng model-công suất)
Khi mua đòi hỏi người dùng cần mở toang cục nóng-lạnh để kiểm tra:
- dàn có lỗi không, co dấu hiệu hàn xì, đấu tắt không... Quan trong nhất là nhìn màu của dàn đồng, càng sáng và gần với màu đồng mới là ngon, còn thâm sì như …ái chó thì thôi.
- board mạch: Đa phần bị sửa hoặc nhặt linh tinh từ máy khác sang nhưng cửa hàng toàn chém nguyên zin chưa đụng đậy hoặc chém hoàn tiền này nọ. He
- chức năng: đa phần bên Nhật chạy chiều nóng nên chiều nóng bị kém hơn chiều lạnh. Các cụ thử chiều nóng bằng cách cho cảm biến nhiệt ở cục nóng vào cốc trà đá/chiều lạnh thì cho cảm biến vào cốc nước nóng (dùng trò thử này bọn bán hàng lạy sống các cụ). He
- Đời máy từ 2006-2008 là ngon nhất vì đó là 3 năm cuối cùng điều hòa sản xuất tại Nhật.
- Công suất thật: Đây là thứ cãi nhau nhiều lắm rồi, gây tranh cãi nảy lửa quá nhiều vụ rồi. Và toàn bị ăn gian công suất. Khi chọn nên lấy thừa 10% công suất là được.
Vd: Với chiều cao trần 3.3m:
- phòng ít đồ: phòng 10-14m2 lấy máy model đầu 25 và phòng 15-20m2 lấy máy đầu 28.
- phòng nhiều đồ: 10-14m2 lấy model đầu 28, 15-20m2 lấy đầu 34,36,40
Tóm lại rẻ mua chơi, đắt cho nghỉ.
Bổ sung chiêu bựa của thợ điều hòa lắp mới
1. Giao hàng vênh, móp, méo chủ yếu ở cục nóng. Lắp xong khách lỡ ký tá nghiệm thu, sau đó phát hiện ra cãi bay cãi biến, mất thời gian cãi nhau hoặc phải chịu thiệt.
2. Cố tình xì ga đuổi khí quá đà đối với máy gas r22 nhưng không nạp lại làm máy thiếu gas (dùng Ampe kìm kiểm tra dòng không lên đủ) để chủ nhà phải nạp thêm gas => đòi thêm tiền công từ 150K đến 300K."