Tin tức Triệu hồi gần 26.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố

Biển số
OF-66
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,887
Động cơ
593,778 Mã lực
Nơi ở
OTOFUN
Website
www.ofnews.vn
Triệu hồi gần 26.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 25.000 xe theo như thông báo ngày 19/1, trong đó có mẫu Avanza nhưng không liên quan tới bê bối hiện tại của Daihatsu.


Toyota triệu hồi hơn 25.000 xe Avanza Premio, Raize, Veloz Cross và Yaris Cross.


<h2 style="text-align: justify;">Toyota Việt Nam triệu hồi gần 26.000 xe và quy trình sửa lỗi</h2>
Ngày 19/1 vừa qua, Toyota Việt Nam đã đưa ra thông báo triệu hồi 25.971 mẫu xe các dòng Veloz Cross, Avanza Premio, Yaris Cross, gồm cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Chương trình triệu hồi này nhằm mục đích kiểm tra, siết lại đai ốc giảm chấn trước trên các dòng xe kể trên.


Triệu hồi hơn 25.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố


Theo thông báo từ Toyota, do vấn đề thiết kế, lực siết đai ốc giảm chấn có thể không đủ. Kết quả là trong quá trình sử dụng xe, đai ốc giảm chấn có thể bị lỏng, gây ra tiếng kêu bất thường. Trong trường hợp xấu nhất, đai ốc giảm chấn có thể bị rơi ra, khiến cho xe thiếu ổn định trong quá trình sử dụng xe.

Với lỗi này, thời gian kiểm tra và sửa chữa/thay thế mỗi xe dự kiến khoảng 30 phút (dựa vào kết quả kiểm tra, xe của khách hàng sẽ được tiến hành siết đai ốc giảm chấn, tối đa 2,5 giờ/xe). Quy trình này tiến hành miễn phí theo 4 bước như sau: Kiểm tra số VIN, kiểm tra đai ốc, sửa lỗi (nếu cần) và bàn giao xe cho khách hàng.


Triệu hồi hơn 25.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố


Cũng trong thông báo, Toyota cho biết sẽ đồng thời triển khai Chương trình làm hài lòng khách hàng để thay thế chụp bụi chốt trượt càng phanh trước trên các 6.368 mẫu xe nhập khẩu, gồm Toyota Veloz, Avanza sản xuất từ ngày 12/09/2022 đến ngày 28/10/2022 và Raize sản xuất từ ngày 13/09/2022 đến ngày 07/12/2022.


Triệu hồi hơn 25.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố


Thời gian kiểm tra và sửa chữa/thay thế mỗi xe dự kiến khoảng 1,3 giờ đến 2,4 giờ/xe (dựa vào kết quả kiểm tra, xe của khách hàng sẽ được tiến hành thay thế miễn phí chụp bụi chốt trượt càng phanh/ bộ càng phanh). Quy trình này được tiến hành theo 5 bước.


Triệu hồi hơn 25.000 xe Toyota: Hiểu kỹ quy trình phát hiện và ngăn ngừa sự cố


Như vậy, Toyota đang cùng lúc triển khai hai hoạt động. Một là chương trình triệu hồi, tức là việc sớm tự phát hiện lỗi sản phẩm, sau đó báo cáo tới cơ quan chức năng (ở Việt Nam là Cục Đăng kiểm) một cách chi tiết kèm theo phương án xử lý. Một là chương trình làm hài lòng khách hàng được thực hiện chủ động từ phía Toyota, thể hiện sự quan tâm tới khách hàng. Toyota cho biết đã báo cáo Cục Đăng kiểm về chương trình này và Cục xác định đây không phải chương trình triệu hồi.

Ngoài ra, cả 4 mẫu xe trong danh sách triệu hồi lần này cũng không liên quan tới ba mẫu xe Daihatsu vừa bị thu hồi giấy chứng nhận sản xuất tại Nhật Bản đó là Gran Max, Town Ace và mẫu Bongo.

Nhân dịp này, chúng ta cũng có thể tìm hiểu để nắm rõ hơn về hoạt động triệu hồi của Toyota nói riêng và các hãng xe nói chung.

<h2>Bản chất của triệu hồi xe</h2>
Triệu hồi sản phẩm là một hoạt động thông thường trong mọi ngành sản xuất. Triệu hồi xe cũng thế. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa đây là việc không quan trọng. Trong ngành công nghiệp ôtô, xe máy, triệu hồi là cách để nhà sản xuất thông báo cho khách hàng biết về chiếc xe có một lỗi nào đó có nguy cơ gây mất an toàn. Kèm theo đó, nhà sản xuất cũng đưa ra cách thức kiểm tra, sửa chữa khi cần nhằm khắc phục triệt để vấn đề.

Triệu hồi xe là hoạt động có thể tiến hành tự nguyện hoặc bắt buộc. Hoạt động triệu hồi bắt buộc hầu hết diễn ra khi việc phát hiện lỗi đến từ người dùng hoặc cơ quan chức năng. Để thể hiện uy tín cũng như sự cam kết về chất lượng, các nhà sản xuất ô tô thường chủ động tiến hành triệu hồi khi chưa có bất kỳ báo cáo nào liên quan đến đến hậu quả gây ra bởi lỗi của sản phẩm. Tại Việt Nam, đa số các chương trình triệu hồi cũng đều do các hãng chủ động thực hiện và báo cáo với Cục đăng kiểm Việt Nam và gần đây nhất là đợt triệu hồi của Toyota Việt Nam như đã thông tin ở trên.


KTV Toyota đang kiểm tra và sửa chữa mẫu xe Avanza Premio bị triệu hồi.


Qua đó có thể thấy, triệu hồi xe là hoạt động thường xuyên trong ngành công nghiệp ô tô và thể hiện sự tích cực, quan tâm, trách nhiệm và lắng nghe của nhà sản xuất đối với sản phẩm. Điều này giúp những chiếc xe của người dùng luôn đảm bảo an toàn trong mọi hành trình, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng.

<h2 style="text-align: justify;">Nhìn lại sự việc của Daihatsu</h2>
Trong cả hai hoạt động nêu trên đều có tên Avanza Premio. Cụ thể, sẽ có khoảng gần 6.000 xe Avanza Premio cần kiểm tra và sửa chữa theo chương trình triệu hồi, dù chưa có sự cố nào xảy ra. Bên cạnh đó có 710 xe được Toyota chủ động thay thế linh kiện trong chương trình chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, 2 chương trình lần này được xác định không liên quan gì tới những sai phạm của Daihatsu xảy ra tháng trước. Hai vụ việc cũng hoàn toàn khác nhau.

Ở vụ việc liên quan tới Daihatsu, sau khi phát hiện những bất thường từ tháng 5/2023, một Uỷ ban độc lập được thành lập để tiến hành kiểm tra, sau đó đã phát hiện 174 vấn đề của 25 hạng mục trên 64 mẫu xe, trong đó có 22 mẫu xe mang thương hiệu Toyota, 42 mẫu còn lại thuộc về các hãng khác: Subaru, Mazda…. Từ cuộc điều tra này dẫn đến kết quả vào cuối tháng 12/2023, Daihatsu Nhật Bản đã thông báo dừng sản xuất đến hết tháng 1/2024.

Toyota Việt Nam đã quyết định tạm dừng giao xe Avanza Premio MT tới đại lý ngay trong ngày 20/12/2023 sau thông tin chính thức từ Toyota toàn cầu, nhưng cam kết các xe đã bán vẫn có thể sử dụng bình thường.


Mẫu xe Avanza Premio MT.


Cũng từ đây có thể thấy việc giám sát liên tục và chi tiết đã thể hiện hiệu quả ra sao trong quy trình của Toyota. Riêng tại Việt Nam, sau quá trình kiểm tra chi tiết, phân loại sản phẩm bị lỗi ở từng thị trường và phối hợp chặt chẽ với Toyota Việt Nam, Toyota toàn cầu đã xác định chỉ duy nhất mẫu xe Avanza Premio phiên bản số sàn (MT) liên quan đến vụ việc.

Vấn đề đối với mẫu xe Avanza MT cũng được xác minh rõ. Đó là khi tiến hành kiểm nghiệm khí thải/tiêu thụ nhiên liệu với Avanza Premio MT, Daihatsu đã có một sửa đổi không phù hợp là gắn thêm một chi tiết dạng tấm phẳng tại vị trí tấm hướng gió sau làm tăng lực cản gió, nhưng sửa đổi này không ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng của xe.

Một ngày sau khi làm rõ và cập nhật thông báo từ Toyota toàn cầu, Toyota Việt Nam đã báo cáo trường hợp này tới các cơ quan quản lý tại Việt Nam. Theo đó, dù liên quan đến vấn đề nêu trên, xe Avanza Premio MT được sản xuất và phân phối tại Việt Nam đã được xác nhận không ảnh hưởng đến an toàn và đều đã được kiểm định và được Cục Đăng kiểm chứng nhận đạt TCVN. Do vậy, Toyota Việt Nam cam kết Avanza Premio MT tại Việt Nam đạt chất lượng và khách hàng đang sở hữu xe có thể yên tâm sử dụng như bình thường.

Những sự cố xảy ra là điều không mong muốn. Dù vậy, những thử thách này được ví như “lửa thử vàng”, sẽ là động lực để Toyota Việt Nam ngày càng hoàn thiện về sản phẩm và dịch vụ, tiếp tục được là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng Việt.

Kết thúc năm 2023, Toyota vẫn dẫn đầu thị trường xe du lịch trong nước với 59.207 xe (bao gồm Lexus), Toyota Vios và Toyota Corolla Cross nằm trong danh sách những xe bán chạy nhất năm, trong khi Yaris Cross dù ra mắt ở khoảng cuối năm đã có những tín hiệu khi doanh số trung bình là 1.100 xe/tháng.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top