- Biển số
- OF-353810
- Ngày cấp bằng
- 6/2/15
- Số km
- 696
- Động cơ
- 271,560 Mã lực
Nhân dịp gặp nhiều thớt bị xxx vịn gây rất nhiều tranh cái, hôm nay có dịp đi qua đoạn này nên post lên cho ae xem cái trình độ của nhà quản lý giao thông VN như thế nào. Cái đoạn đường đấy nó như hình dưới này:
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=cNTNoXPZIrg[/YOUTUBE]
1. Đèn không có mũi tên màu xanh chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải", không có biển 411 và 412 phân làn, luồng phương tiện
3. Có vạch mắt võng màu trắng
4. Không có mũi tên rẽ phải mầu trắng dưới khu vực mắt võng
Nên nếu chiếu theo luật thì đoạn này hơi lủng củng, không đúng tiêu chuẩn:
- Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ.
- Khu vực mắt võng nếu chiếu theo QC 41 phải được kẻ bằng màu vàng thì mới đúng và mới có tác dụng cấm dừng đỗ, còn kẻ bằng mầu trắng thì không có trong luật, trừ khi có văn bản dưới luật quy định riêng về việc này
- Việc không có mũi tên chỉ đường rẽ phải nên các phương tiện trên các làn không biết đi thế nào cho đúng làn rẽ phải
-->
+ Các phương tiện dừng đỗ trên đoạn mắt võng khi có đèn đỏ không phạm lỗi vì vạch mắt võng sai qui chuẩn nên không có hiệu lực thực hiện
+ Các phương tiện rẽ phải trên đoạn đường này cứ theo tín hiệu đèn là chuẩn nhất, nếu đi theo biển báo mà đèn vẫn đỏ thì xxx vẫn có căn cứ để xử phạt vượt đèn đỏ (tín hiệu đèn hiệu lực cao hơn biển báo)
+ Các phương tiện ở làn giữa mà rẽ phải hay trái là sai luật vì ở làn này có mũi tên đi thẳng không cho rẽ
Tóm lại là đoạn ngã tư này quá vớ vẩn chả khác gì cái bẫy cho xxx làm tiền
Chỉ có duy nhất đèn đỏ, không có đèn xanh mũi tên báo hiệu cho phép rẽ phải, nếu theo thứ tự ưu tiên thì đèn đỏ này làm mất tác dụng của biển hướng dẫn cho phép rẽ phải, xxx vẫn có căn cứ xử lỗi vượt đèn đỏ
Nếu đúng luật thì tại khu vực ngã tư phải hội đủ 4 yếu tố sau thì phần mắt võng mới là làn dành riêng cho các phương tiện rẽ phải, các phương tiện khác không được dừng đỗ: (xắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong luật: người điều khiển, đèn cờ hiệu, biển báo, vạch chỉ đường)
1. Có đèn báo hiệu mầu xanh hình mũi tên chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải"
3. Khu vực mắt võng phải được kẻ bằng mầu vàng đúng quy định QC41, để cấm các phương tiện dừng đỗ
4. Có mũi tên chỉ đường rẽ phải màu trắng (mũi tên 1.18 theo QC41)
Tổng hợp lại nó như hình này thì mới đầy đủ các yếu tố cần thiết theo đúng luật quy định
Ở những ngã 3 hoặc ngã 4 - Các dòng phương tiện được phân luồng theo các hướng: Luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe đi thẳng. Việc phân luồng này để tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411 (Ảnh dưới).
Ví dụ theo như biển báo trên. Nếu người điều khiển phương tiện rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 150.000 đồng nếu là xe ô tô; 70.000 đồng nếu là xe mô tô, xe gắn máy.
Tuy nhiên hầu như người vi phạm lỗi trên luôn bị "dọa" đã vi phạm lỗi đi "sai làn". Vậy thế nào là sai làn?
Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường - Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy... Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn (Ảnh dưới).
Đối với biển báo trên nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô - Đó mới là lỗi đi "sai làn đường".
Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 300.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Bị phạt 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX 1 tháng nếu điền khiển xe ô tô.
Tại một số nút giao thông - Lại có kiểu kẻ vạch sơn khác, đó là kẻ vạch kẻ ô vuông chéo tại phần đường cho các phương tiện rẽ phải
Cụ thể theo luật giao thông đường bộ vạch kẻ ô vuông chéo là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải (Nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch kẻ ô vuông chéo).
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.
Quy định về biển báo hiệu, vạch kẻ đường được trích từ QCVN 41:2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=cNTNoXPZIrg[/YOUTUBE]
1. Đèn không có mũi tên màu xanh chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải", không có biển 411 và 412 phân làn, luồng phương tiện
3. Có vạch mắt võng màu trắng
4. Không có mũi tên rẽ phải mầu trắng dưới khu vực mắt võng
Nên nếu chiếu theo luật thì đoạn này hơi lủng củng, không đúng tiêu chuẩn:
- Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ.
- Khu vực mắt võng nếu chiếu theo QC 41 phải được kẻ bằng màu vàng thì mới đúng và mới có tác dụng cấm dừng đỗ, còn kẻ bằng mầu trắng thì không có trong luật, trừ khi có văn bản dưới luật quy định riêng về việc này
- Việc không có mũi tên chỉ đường rẽ phải nên các phương tiện trên các làn không biết đi thế nào cho đúng làn rẽ phải
-->
+ Các phương tiện dừng đỗ trên đoạn mắt võng khi có đèn đỏ không phạm lỗi vì vạch mắt võng sai qui chuẩn nên không có hiệu lực thực hiện
+ Các phương tiện rẽ phải trên đoạn đường này cứ theo tín hiệu đèn là chuẩn nhất, nếu đi theo biển báo mà đèn vẫn đỏ thì xxx vẫn có căn cứ để xử phạt vượt đèn đỏ (tín hiệu đèn hiệu lực cao hơn biển báo)
+ Các phương tiện ở làn giữa mà rẽ phải hay trái là sai luật vì ở làn này có mũi tên đi thẳng không cho rẽ
Tóm lại là đoạn ngã tư này quá vớ vẩn chả khác gì cái bẫy cho xxx làm tiền
Chỉ có duy nhất đèn đỏ, không có đèn xanh mũi tên báo hiệu cho phép rẽ phải, nếu theo thứ tự ưu tiên thì đèn đỏ này làm mất tác dụng của biển hướng dẫn cho phép rẽ phải, xxx vẫn có căn cứ xử lỗi vượt đèn đỏ
Nếu đúng luật thì tại khu vực ngã tư phải hội đủ 4 yếu tố sau thì phần mắt võng mới là làn dành riêng cho các phương tiện rẽ phải, các phương tiện khác không được dừng đỗ: (xắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong luật: người điều khiển, đèn cờ hiệu, biển báo, vạch chỉ đường)
1. Có đèn báo hiệu mầu xanh hình mũi tên chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải"
3. Khu vực mắt võng phải được kẻ bằng mầu vàng đúng quy định QC41, để cấm các phương tiện dừng đỗ
4. Có mũi tên chỉ đường rẽ phải màu trắng (mũi tên 1.18 theo QC41)
Tổng hợp lại nó như hình này thì mới đầy đủ các yếu tố cần thiết theo đúng luật quy định
Cách phân biệt lỗi "sai làn" và lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". 2 lỗi này có mức chênh lệch phạt rất lớn nên xxx dùng làm chiêu để dọa các xế lòi tiền 50/50
Ở những ngã 3 hoặc ngã 4 - Các dòng phương tiện được phân luồng theo các hướng: Luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe đi thẳng. Việc phân luồng này để tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411 (Ảnh dưới).
Ví dụ theo như biển báo trên. Nếu người điều khiển phương tiện rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 150.000 đồng nếu là xe ô tô; 70.000 đồng nếu là xe mô tô, xe gắn máy.
Tuy nhiên hầu như người vi phạm lỗi trên luôn bị "dọa" đã vi phạm lỗi đi "sai làn". Vậy thế nào là sai làn?
Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường - Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy... Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn (Ảnh dưới).
Đối với biển báo trên nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô - Đó mới là lỗi đi "sai làn đường".
Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 300.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Bị phạt 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX 1 tháng nếu điền khiển xe ô tô.
Tại một số nút giao thông - Lại có kiểu kẻ vạch sơn khác, đó là kẻ vạch kẻ ô vuông chéo tại phần đường cho các phương tiện rẽ phải
Cụ thể theo luật giao thông đường bộ vạch kẻ ô vuông chéo là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải (Nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch kẻ ô vuông chéo).
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.
Quy định về biển báo hiệu, vạch kẻ đường được trích từ QCVN 41:2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ
Chỉnh sửa cuối: