Chi hội Hội chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,394
Động cơ
510,419 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Buồn buồn, Mị lại nhớ nhà, nhớ Săng Phăng. Bây giờ nước mắt chảy xuống, Mị chẳng biết Mị thuộc về nơi nào? Săng Phăng xa quá là xa. Nơi ấy có những con đường Mị đã đi suốt cả mấy mươi năm trời. Bạn bè thân quen, đồng nghiệp, gia đình đều ở đó. Mới đầu chuyển đến đó, Mị ở Oakland. Mị gọi là Ốc Lần. từ Ốc Lần đi tầu điện. Bên Mị không gọi tầu điện là train mà gọi là Bart. Từ bên Mị qua thủ phủ Săng Phăng (San Francisco) chừng 15 phút vì thế Mị hay đi Bart cho tiện. Mị gửi bọn trẻ đến trường. Ở cổng trường bao giờ cũng có một cô giáo đứng đón học sinh. Cô thuộc làu từng tên mỗi đứa trong cả trường. Gặp đứa nào cô chào bằng tên đứa ấy. Cô hỏi han chúng tíu tít rồi hối chúng vào lớp. Tạm biệt bọn trẻ. Mị nhẩy lên Bart qua bên đầu Săng Phăng rồi hoà vào dòng người chen chúc phi đến công sở. Dưới ga tầu bao giờ cũng có một nhạc công đường phố biểu diễn tầm này. Đó là tầm cao điểm nên dễ được cho tiền. Người Mỹ hào phóng và tôn trọng những nhạc công đường phố. Dù bận cỡ nào họ cũng thả vào chiếc mũ nhạc công trước mặt 1 đến vài đô lẻ và cảm ơn rồi vội vã lướt đi. Từ bên này ga Bart là các con đường dốc ngược, Mị cứ hổn hển bươn cho nóng người. Mùa đông gió từ mặt vịnh thổi vào cuồn cuộn hất tung tóc tai quần áo. Nếu kịp Cable Carr - là chiếc xe toa điện cứ lao ầm ầm qua các dãy phố thì Mị nhẩy lên quá giang một đoạn, còn không Mị chạy cho nhanh. Tất tả đến nơi, làm một li trà nóng rồi ngồi vào bàn. Mị nhìn các con số loạn xạ, phân tích biến thiên, đạo hàm, bấm độn, gieo quẻ rồi đến giờ trưa, Mị hoặc ăn trưa ở văn phòng hoặc ra ngoài kiếm gì đó hoặc chả ăn gì ngồi làm thông tầm suốt nếu hôm nào bận quá. Buổi chiều khi phố xá lên đèn, Mị bắt đầu rời công sở lại tất cả nhẩy tàu về nhà. Cô trông trẻ đã đón bọn trẻ về nhà và ở đó cho tới khi Mị hoặc PaPa bọn trẻ về nhà. Cứ vậy một vòng tuần hoàn của 1 tuần cho đến cuối tuần Mị mới được thảnh thơi đi chơi.

Ảnh: MỊ đi mua bánh mì nhà Boudin tranh thủ làm phát ẻn cho khí thế. Sau lưng Mị là cầu Bay Bridge. Săng Phăng có hai cây cầu nổi tiếng là cầu Golden Gate và cầu Bay Bridge. Cả hai cây cầu đều đẹp mê hồn. Nếu Golden Gate hùng vĩ, cổ kính, sừng sũng bao nhiêu thì Bay Bridge trái lại mỏng mảnh, mềm mại, hiện đại bấy nhiêu. Golden Gate nối Săng Phăng với phần bên kia thị trấn Sausalito tuyệt đẹp và toàn nhà giàu ở. Còn BB thì nối phần bên này Ốc Lần với Săng Phăng. BB được khởi công xây dựng năm 1933 với chi phí 79,5 triệu cụ Bi Đần thời bí giờ bởi Công ty cầu đường America với tốc độ thi công như vũ bão, 3 năm sau vào năm 1936 cây cầu chính thức được thông xe và hoạt động cho đến ngày nay. Mặc dù Golden Gate và BB đều khởi công cùng năm nhưng BB khánh thành trước GG 6 tháng và nếu không biết, người ta tưởng GG được xây dựng lâu lắm trước BB cả thế kỷ. Cầu BB dài 13,52km và có 2 tầng. Thời gian đầu khi đưa vào sử dụng, tầng trên được dành cho xe tải trọng lớn và phần dưới dành cho xe tải trọng nhỏ. Sau đó đến năm 1963 thì thay đổi mỗi tầng thành 1 làn 1 chiều. Tầng trên thì cho các phương tiện từ phía Tây qua và tầng dưới cho phía Đông là bà con nhân dân Ốc Lần đi qua.

Năm 1989, trận động đất có tên Loma Prieta khiến một phần của tầng trên cầu đổ sập xuống bên dưới và người ta phải đóng cầu để sửa chữa mất 1 tháng. Từ năm 2013 - 2018 người ta tiếp tục chi 6,5 triệu đô để nâng cấp cây cầu hoàn thiện như bi giờ.


IMG_3782.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,394
Động cơ
510,419 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Vịnh Săng Phăng vốn là một bến cảng chạy dài sầm uất khi xưa nên giờ các âu tàu trở thành điểm du lịch mà ai cũng phải đến. Cuối tuần ở âu tàu có một cái chợ của dân địa phương trong vùng đem rau cỏ sản vật đến bán. Mị hay lượn qua đó mua đồ vì nó tươi và có vẻ nó organic. Một lý do Mị hay lượn qua đó nữa là Mị đi mua bánh mì chua (Sourdough) của nhà Boudin. Đó là thứ bánh mì chua cực ngon mà Mị thấy có một 02 trên đời.

Lịch sử của cửa hàng bánh Budin và Săng Phăng bắt đầu từ những năm 1849 khi mà dòng người từ khắp nơi đổ về đây tìm vàng. Trước đó Săng Phăng chỉ là một làng nhỏ lộng gió với những đụn cát, nơi sinh sống của những người Mễ Tây Cơ (Mexican). Dân số lúc đó chỉ khoảng 500 người. Năm 1846 Săng Phăng lúc đó thuộc Mễ Tây Cơ đã đầu hàng và trở thành 1 bang của nước Mỹ. Chỉ 3 năm sau đó vào năm 1849, dòng ngừời đổ về đây tìm vàng đã làm dân số của Săng Phăng tăng lên đến 25,000 dân cư ngụ chính thức và là cửa ngõ của dòng chảy tìm vàng ở cửa vịnh bờ Tây. Gia đình nhà Budin cũng hoà trong dòng người từ Pháp qua Săng Phăng kiếm vàng và tìm kiếm cơ hội ở một vùng đất mới. Họ mang theo men bánh mì chua từ Pháp sang và bắt đầu start up bằng một cửa hàng bánh mì nhỏ bên âu tàu.

Săng Phăng lâu lâu lại có tí rung rinh động đất nên có ông đạo diễn gì làm bộ phim San Andreas xem hay phết. Ít ai biết rằng vào ngày thứ 4, 18/4 năm 1906 vào lúc 5:12 phút sáng Săng Phăng bắt đầu rung chuyển bởi một cơn động đất cực kỳ khủng khiếp. Những con đường trong thành phố được mô tả là uốn lượn như những con sóng ngoài đại dương. Các toà nhà rung lắc và phát ra những âm thanh gầm rú dữ dội trước khi chúng đổ sập xuống. Đó cũng là lúc nhà Budin ra mẻ bánh đầu tiên và chuẩn bị đi giao bánh. Khi những đợt xung chấn đầu tiên bắt đầu, bà Budin chủ hiệu bánh đã cố gắng bê thứ tài sản quí giá nhất chạy trốn cơn động đất trước khi hiệu bánh đổ sập xuống và lửa bùng lên ở khắp các ngả đường - Chiếc thùng gỗ nhỏ chứa men bánh mì chua - thứ men gia đình bà đã mang từ nước Pháp qua Săng Phăng và cùng với khí hậu, độ ẩm của Săng Phăng, nó làm nên những chiếc bánh mì chua Sourdough lẫy lừng Bờ Tây nước Mỹ.

Chỉ trong 15 giây, toàn bộ thành phố đổ sập xuống. Cầu Bay Bridge và cao tốc Cypress đổ sập xuống, cao tốc Embarcadero cũng bị sập và bị đóng cửa khẩn cấp lần đầu tiên trong 31 năm hoạt động của nó.

Năm 1849 Săng Phăng mới chỉ là vùng đất của những người tìm vàng đổ đến. Nơi đây là những con đường ngập bùn lầy lội, những dãy phố lụp xụp nhưng đến năm 1909 Săng Phăng được coi là " Thái Bình Dương Paris với khách sạn Palace Hotel công suất 800 phòng, được coi là khách sạn sang trọng nhất thế giới và toà thị sảnh to hơn cả toà thị sảnh của Oa Sinh Tơn D.C.

Ảnh: Cửa hàng bánh mì Budin cạnh âu tàu. Du khách đến Săng Phăng mà không đến đây thì coi như chưa đến Cà Ní Na - Cali Phóc Nia. món bánh mì với súp vẹm với bánh mì kẹp kém xa bánh mì pate của mình CCCM ợ.


IMG_3875.jpeg
IMG_3873.jpeg
IMG_3874.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Mecgi22

Xe máy
Biển số
OF-840884
Ngày cấp bằng
28/9/23
Số km
53
Động cơ
4,678 Mã lực
Buồn buồn, Mị lại nhớ nhà, nhớ Săng Phăng. Bây giờ nước mắt chảy xuống, Mị chẳng biết Mị thuộc về nơi nào? Săng Phăng xa quá là xa. Nơi ấy có những con đường Mị đã đi suốt cả mấy mươi năm trời. Bạn bè thân quen, đồng nghiệp, gia đình đều ở đó. Mới đầu chuyển đến đó, Mị ở Oakland. Mị gọi là Ốc Lần. từ Ốc Lần đi tầu điện. Bên Mị không gọi tầu điện là train mà gọi là Bart. Từ bên Mị qua thủ phủ Săng Phăng (San Francisco) chừng 15 phút vì thế Mị hay đi Bart cho tiện. Mị gửi bọn trẻ đến trường. Ở cổng trường bao giờ cũng có một cô giáo đứng đón học sinh. Cô thuộc làu từng tên mỗi đứa trong cả trường. Gặp đứa nào cô chào bằng tên đứa ấy. Cô hỏi han chúng tíu tít rồi hối chúng vào lớp. Tạm biệt bọn trẻ. Mị nhẩy lên Bart qua bên đầu Săng Phăng rồi hoà vào dòng người chen chúc phi đến công sở. Dưới ga tầu bao giờ cũng có một nhạc công đường phố biểu diễn tầm này. Đó là tầm cao điểm nên dễ được cho tiền. Người Mỹ hào phóng và tôn trọng những nhạc công đường phố. Dù bận cỡ nào họ cũng thả vào chiếc mũ nhạc công trước mặt 1 đến vài đô lẻ và cảm ơn rồi vội vã lướt đi. Từ bên này ga Bart là các con đường dốc ngược, Mị cứ hổn hển bươn cho nóng người. Mùa đông gió từ mặt vịnh thổi vào cuồn cuộn hất tung tóc tai quần áo. Nếu kịp Cable Carr - là chiếc xe toa điện cứ lao ầm ầm qua các dãy phố thì Mị nhẩy lên quá giang một đoạn, còn không Mị chạy cho nhanh. Tất tả đến nơi, làm một li trà nóng rồi ngồi vào bàn. Mị nhìn các con số loạn xạ, phân tích biến thiên, đạo hàm, bấm độn, gieo quẻ rồi đến giờ trưa, Mị hoặc ăn trưa ở văn phòng hoặc ra ngoài kiếm gì đó hoặc chả ăn gì ngồi làm thông tầm suốt nếu hôm nào bận quá. Buổi chiều khi phố xá lên đèn, Mị bắt đầu rời công sở lại tất cả nhẩy tàu về nhà. Cô trông trẻ đã đón bọn trẻ về nhà và ở đó cho tới khi Mị hoặc PaPa bọn trẻ về nhà. Cứ vậy một vòng tuần hoàn của 1 tuần cho đến cuối tuần Mị mới được thảnh thơi đi chơi.


IMG_3782.jpeg
Mợ My về nhà đỡ bị bệnh nhân quấy nên hơi rảnh là lại tâm trạng rồi…haizzzz ❤
 

Sorry_you

Xe tải
Biển số
OF-674554
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
329
Động cơ
113,219 Mã lực
Vịnh Săng Phăng vốn là một bến cảng chạy dài sầm uất khi xưa nên giờ các âu tàu trở thành điểm du lịch mà ai cũng phải đến. Cuối tuần ở âu tàu có một cái chợ của dân địa phương trong vùng đem rau cỏ sản vật đến bán. Mị hay lượn qua đó mua đồ vì nó tươi và có vẻ nó organic. Một lý do Mị hay lượn qua đó nữa là Mị đi mua bánh mì chua (Sourdough) của nhà Boudin. Đó là thứ bánh mì chua cực ngon mà Mị thấy có một 02 trên đời.

Lịch sử của cửa hàng bánh Budin và Săng Phăng bắt đầu từ những năm 1849 khi mà dòng người từ khắp nơi đổ về đây tìm vàng. Trước đó Săng Phăng chỉ là một làng nhỏ lộng gió với những đụn cát, nơi sinh sống của những người Mễ Tây Cơ (Mexican). Dân số lúc đó chỉ khoảng 500 người. Năm 1846 Săng Phăng lúc đó thuộc Mễ Tây Cơ đã đầu hàng và trở thành 1 bang của nước Mỹ. Chỉ 3 năm sau đó vào năm 1849, dòng ngừời đổ về đây tìm vàng đã làm dân số của Săng Phăng tăng lên đến 25,000 dân cư ngụ chính thức và là cửa ngõ của dòng chảy tìm vàng ở cửa vịnh bờ Tây. Gia đình nhà Budin cũng hoà trong dòng người từ Pháp qua Săng Phăng kiếm vàng và tìm kiếm cơ hội ở một vùng đất mới. Họ mang theo men bánh mì chua từ Pháp sang và bắt đầu start up bằng một cửa hàng bánh mì nhỏ bên âu tàu.

Săng Phăng lâu lâu lại có tí rung rinh động đất nên có ông đạo diễn gì làm bộ phim San Andreas xem hay phết. Ít ai biết rằng vào ngày thứ 4, 18/4 năm 1906 vào lúc 5:12 phút sáng Săng Phăng bắt đầu rung chuyển bởi một cơn động đất cực kỳ khủng khiếp. Những con đường trong thành phố được mô tả là uốn lượn như những con sóng ngoài đại dương. Các toà nhà rung lắc và phát ra những âm thanh gầm rú dữ dội trước khi chúng đổ sập xuống. Đó cũng là lúc nhà Budin ra mẻ bánh đầu tiên và chuẩn bị đi giao bánh. Khi những đợt xung chấn đầu tiên bắt đầu, bà Budin chủ hiệu bánh đã cố gắng bê thứ tài sản quí giá nhất chạy trốn cơn động đất trước khi hiệu bánh đổ sập xuống và lửa bùng lên ở khắp các ngả đường - Chiếc thùng gỗ nhỏ chứa men bánh mì chua - thứ men gia đình bà đã mang từ nước Pháp qua Săng Phăng và cùng với khí hậu, độ ẩm của Săng Phăng, nó làm nên những chiếc bánh mì chua Sourdough lẫy lừng Bờ Tây nước Mỹ.

Chỉ trong 15 giây, toàn bộ thành phố đổ sập xuống. Cầu Bay Bridge và cao tốc Cypress đổ sập xuống, cao tốc Embarcadero cũng bị sập và bị đóng cửa khẩn cấp lần đầu tiên trong 31 năm hoạt động của nó.

Năm 1849 Săng Phăng mới chỉ là vùng đất của những người tìm vàng đổ đến. Nơi đây là những con đường ngập bùn lầy lội, những dãy phố lụp xụp nhưng đến năm 1909 Săng Phăng được coi là " Thái Bình Dương Paris với khách sạn Palace Hotel công suất 800 phòng, được coi là khách sạn sang trọng nhất thế giới và toà thị sảnh to hơn cả toà thị sảnh của Oa Sinh Tơn D.C.

Ảnh: Cửa hàng bánh mì Budin cạnh âu tàu. Du khách đến Săng Phăng mà không đến đây thì coi như chưa đến Cà Ní Na - Cali Phóc Nia. món bánh mì với súp vẹm với bánh mì kẹp kém xa bánh mì pate của mình CCCM ợ.


IMG_3875.jpeg
IMG_3873.jpeg
IMG_3874.jpeg
Mợ làm em nhớ đến xuất bánh mỳ chấm sữa của ongdogia khi lĩnh tháng lương đầu tiên khi đi làm!
 

King_man

Xe đạp
Biển số
OF-819329
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
39
Động cơ
11,153 Mã lực
Tuổi
45
Vịnh Săng Phăng vốn là một bến cảng chạy dài sầm uất khi xưa nên giờ các âu tàu trở thành điểm du lịch mà ai cũng phải đến. Cuối tuần ở âu tàu có một cái chợ của dân địa phương trong vùng đem rau cỏ sản vật đến bán. Mị hay lượn qua đó mua đồ vì nó tươi và có vẻ nó organic. Một lý do Mị hay lượn qua đó nữa là Mị đi mua bánh mì chua (Sourdough) của nhà Boudin. Đó là thứ bánh mì chua cực ngon mà Mị thấy có một 02 trên đời.

Lịch sử của cửa hàng bánh Budin và Săng Phăng bắt đầu từ những năm 1849 khi mà dòng người từ khắp nơi đổ về đây tìm vàng. Trước đó Săng Phăng chỉ là một làng nhỏ lộng gió với những đụn cát, nơi sinh sống của những người Mễ Tây Cơ (Mexican). Dân số lúc đó chỉ khoảng 500 người. Năm 1846 Săng Phăng lúc đó thuộc Mễ Tây Cơ đã đầu hàng và trở thành 1 bang của nước Mỹ. Chỉ 3 năm sau đó vào năm 1849, dòng ngừời đổ về đây tìm vàng đã làm dân số của Săng Phăng tăng lên đến 25,000 dân cư ngụ chính thức và là cửa ngõ của dòng chảy tìm vàng ở cửa vịnh bờ Tây. Gia đình nhà Budin cũng hoà trong dòng người từ Pháp qua Săng Phăng kiếm vàng và tìm kiếm cơ hội ở một vùng đất mới. Họ mang theo men bánh mì chua từ Pháp sang và bắt đầu start up bằng một cửa hàng bánh mì nhỏ bên âu tàu.

Săng Phăng lâu lâu lại có tí rung rinh động đất nên có ông đạo diễn gì làm bộ phim San Andreas xem hay phết. Ít ai biết rằng vào ngày thứ 4, 18/4 năm 1906 vào lúc 5:12 phút sáng Săng Phăng bắt đầu rung chuyển bởi một cơn động đất cực kỳ khủng khiếp. Những con đường trong thành phố được mô tả là uốn lượn như những con sóng ngoài đại dương. Các toà nhà rung lắc và phát ra những âm thanh gầm rú dữ dội trước khi chúng đổ sập xuống. Đó cũng là lúc nhà Budin ra mẻ bánh đầu tiên và chuẩn bị đi giao bánh. Khi những đợt xung chấn đầu tiên bắt đầu, bà Budin chủ hiệu bánh đã cố gắng bê thứ tài sản quí giá nhất chạy trốn cơn động đất trước khi hiệu bánh đổ sập xuống và lửa bùng lên ở khắp các ngả đường - Chiếc thùng gỗ nhỏ chứa men bánh mì chua - thứ men gia đình bà đã mang từ nước Pháp qua Săng Phăng và cùng với khí hậu, độ ẩm của Săng Phăng, nó làm nên những chiếc bánh mì chua Sourdough lẫy lừng Bờ Tây nước Mỹ.

Chỉ trong 15 giây, toàn bộ thành phố đổ sập xuống. Cầu Bay Bridge và cao tốc Cypress đổ sập xuống, cao tốc Embarcadero cũng bị sập và bị đóng cửa khẩn cấp lần đầu tiên trong 31 năm hoạt động của nó.

Năm 1849 Săng Phăng mới chỉ là vùng đất của những người tìm vàng đổ đến. Nơi đây là những con đường ngập bùn lầy lội, những dãy phố lụp xụp nhưng đến năm 1909 Săng Phăng được coi là " Thái Bình Dương Paris với khách sạn Palace Hotel công suất 800 phòng, được coi là khách sạn sang trọng nhất thế giới và toà thị sảnh to hơn cả toà thị sảnh của Oa Sinh Tơn D.C.

Ảnh: Cửa hàng bánh mì Budin cạnh âu tàu. Du khách đến Săng Phăng mà không đến đây thì coi như chưa đến Cà Ní Na - Cali Phóc Nia. món bánh mì với súp vẹm với bánh mì kẹp kém xa bánh mì pate của mình CCCM ợ.


IMG_3875.jpeg
IMG_3873.jpeg
IMG_3874.jpeg
Lâu lắm mới lại được đọc những dòng chữ thân quen của Mị! Đọc rất vào, mợ biên đều tay nhé! Cảm ơn mợ.
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,394
Động cơ
510,419 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Dọc các âu tàu là các cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ ăn, các hãng kẹo, chocolate. Nước Mỹ rất hay là vào các cửa hàng bán kẹo bạn có thể ăn thử thoả thích, ăn no thì thôi. Ăn đến khi nào không ăn được nữa cũng được. Ăn không mua cũng chả sao. Thậm chí vào nhặt mấy chiếc mang đi cũng chả ai lườm nguýt. Ở VN mà văn hoá bán hàng như vậy thì có mà sập tiệm sớm trong vòng nửa nốt nhạc. Tuy nhiên người Mỹ rất tự trọng. Họ chỉ ăn thử những thứ mà họ chưa biết để quyết định mua thứ nào. Còn không họ tuyệt đối không động đến những thứ được coi là thử chùa. Cũng không chạy vào nhón mấy chiếc cho con mang đi ( Thậm chí các công ty bán đồ gia dụng còn hào phóng bán cho bạn các loại máy móc gia dụng và bạn mang về nhà dùng, 1 tháng hoặc thậm chí 3 tháng sau bạn không thích, bạn mang trả lại họ vẫn vui vẻ nhận lại và hoàn lại 100% tiền vào tài khoản bạn. Tuy nhiên thứ văn hoá hào phóng, tử tế và đầy niềm tin đó đã bị lợi dụng nên giờ các hãng bán hàng bắt đầu siết chặt lại).

Cà Ní Na có nhiều đồ ăn uống nổi tiếng nhưng có một thứ mà nhất định bạn phải thử. Đó là món Chocolate của Cà Ní Na có tên Ghirardelli mà cửa hàng của nó cũng nằm ở đoạn cuối dãy âu tàu. Vào đó ăn thử các loại chocolate và đừng quên làm một ly hot chocolate thơm lừng béo ngậy. Mỵ hay chén kẹo chocolate muối biển caramel mát moãm lắm CCCM ợ.

Trên đường đi đến cửa hàng Chocolate Ghirardelli CCCM nên ngã vào nhà hàng có tên Bubba Gump Shrimp nằm ở âu tàu số 39 của diễn viên nổi tiếng thần tượng của Mị là anh Tôm Hank đẹp zai. Nhà hàng của anh có View rất đẹp ngay trên mặt nước và lắp kính. Đồ ăn trong nhà hàng ngon nhưng theo Mị không thể vượt qua mấy anh Phương Nam và Hồng Hạnh quê Mị. Mị thích nhất là anh có qui định cứ rít 1 cốc bia thì được tặng 1 cái ly rất đẹp đề tên Bubba Gum. Thế nên cứ ra đấy rít một lúc đến khi hai mắt dồn 1 toàn lòng trắng thì sẽ được đủ 1 bộ ly bước thấp bước cao mang về.

Ảnh: Em Mậy đi chiến đấu để lấy bộ ly mang về tặng lão DongDG. Mỗi lần đến chỉ chiến được 1 ly thôi nên phải đi mấy lần mới chiến đủ bộ ly cho lão già ấy. Cái ly năm ấy làm khác, Mậy không thích mấy tại nó không đẹp bằng những cái ly kia. Bộ phim Run Forest Run là bộ phim rất nổi tiếng của anh Tôm Hank người yêu Mị kể về một cậu bé tự kỷ nhưng cuối cùng người ta phát hiện ra phần tài năng bẩm sinh phi thường trong con người cậu và cuối cùng cậu trở thành một người hùng đại loại như vậy Mậy xem lâu rồi chả nhớ nữa í.

DAADCF89-E179-4DFF-9BAF-0BBE63A4B7D1.jpeg
E16F8309-2CD3-4786-968C-3E43F4005A2A.jpeg
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,394
Động cơ
510,419 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Và ở Mễ, Mị hay xài món sữa chua này. Thứ sữa chua có 102 trên thế giới. Nó bất chấp tất cả các loại sữa chua dù là Hy Lạp hay Ý hay vân vân mây mây. Sữa chua ở Mễ khác biệt với tất cả các loại sữa chua khác và nó thực sự đúng như những gì chúng ta đang được hiểu và được hướng dẫn về công dụng của nó. Đó là giúp cho hệ thống tiêu hoá hoạt động một cách hiệu quả nhất. Quả thực sữa chua bên Mễ ăn vào có thể nhận biết được độ tốt của nó ngay. Đó là hôm sau nó cứ "tuột" một phát ra chả cần rặn cả cần gồng giề cả. Thứ men vi sinh trong sữa chua bên này nó thuộc hàng thượng thừa nên nó bất chấp tất cả các ca táo bón, viêm đại tràng, trào ngược, ăn không tiêu, ra phưn sống. Cái cảm giác "tuột" ấy nó mí mát mít làm sao. Sướng lắm CCCM ơi.

Ảnh: Các loại sữa chua quê cụ Bí Đần. Loại nào cũng ngon cũng mát moãm. Loại cuối cùng đó là loại Mậy hay chén. Gớm sáng sau chửa kịp ngồi nó đã "tuột" ra rồi hehe.

B9234831-610E-4A50-B919-00C56E03ED65.jpeg
2343B87C-7F35-43D8-8DCD-4D1B6EC93CAD.jpeg
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,394
Động cơ
510,419 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Cửa hàng Chocolate Ghiardelli ôi mà là dòng sông ơi vào đây CCCM ăn thoải mái chả ai lườm. Mị mua mấy hộp về nhà chén dần và đế thêm 1 ly hot chocolate tẩm bổ nữa

IMG_3884.jpeg
IMG_3885.jpeg
IMG_3886.jpeg
IMG_3890.jpeg
IMG_3892.jpeg
IMG_3888.jpeg
 

hunggal

Xe tăng
Biển số
OF-95990
Ngày cấp bằng
19/5/11
Số km
1,873
Động cơ
412,991 Mã lực
Cửa hàng Chocolate Ghiardelli ôi mà là dòng sông ơi vào đây CCCM ăn thoải mái chả ai lườm. Mị mua mấy hộp về nhà chén dần và đế thêm 1 ly hot chocolate tẩm bổ nữa

IMG_3884.jpeg
IMG_3885.jpeg
IMG_3886.jpeg
IMG_3890.jpeg
IMG_3892.jpeg
IMG_3888.jpeg
Chocolate ăn nhiều có bị mỡ máu hay tiểu đường không mợ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top