[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Đúng là một chủ đề muôn thuở, các kụ nhỉ.

1- Các kụ OF, kụ thì bảo đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến là có chuyển hướng nên phải xi nhan, kụ khác thì bảo không có chuyển hướng nên không cần xi nhan.

2- Trong văn bản pháp luật về Gtđb hiện hành không có quy định cụ thể nào bắt buộc xe lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến phải xi nhan.

3- Csgt trước kia không quan tâm chủ đề này. Nhưng gần đây họ tăng cường bắt lỗi với hành vi xe đi thẳng qua vòng xuyến nhưng không bật xi nhan phải.

4- Các nước trên thế giới thì quy định khác nhau. Có nước không quy định đi qua vòng xuyến phải xi nhan (Hoa kỳ chẳng hạn), có nước lại quy định (Úc chẳng hạn) khi đi qua vòng xuyến nếu rẽ trái hay quay đầu thì xi nhan trái, rẽ phải xi nhan phải, còn đi thẳng thì không cần xi nhan, ai thích thì cũng có thể xi nhan.

5- Cá nhân nhà cháu thì theo quan điểm: Đi thẳng qua vòng xuyến không cấu thành hành vi chuyển hướng, nên không phải xi nhan, kẻ cả khi vào lẫn khi ra khỏi vòng xuyến.

Nhà cháu biết, nhiều kụ OF chưa đồng ý với quan điểm này của nhà cháu. Do vậy, nhà cháu xin mở thớt này nhằm chứng minh 2 điểm sau:

1- Pháp luật hiện hành của Vn về Gtđb không quy định bắt phải có tín hiệu (dưới đây xin gọi là xi nhan) khi lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến.
Điều 15 Luật Gtđb hiện hành chỉ quy định phải xi nhan khi xe chuyển hướng, hoặc khi chuyển làn.


Khi đang ở trong vòng xuyến, nếu xe muốn rẽ trái, rẽ phải thì cần xi nhan để báo hướng rẽ, như quy định trong Đièu 15. Xe đi thẳng qua vòng xuyến không phải là chuyển hướng, nên luật không bắt buộc phải xi nhan.

2- Vì hành vi xe đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến không phải là hành vi chuyển hướng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 15 Luật Gtđb, nên lái xe không cần phải xi nhan.
Nếu trên giao cắt có vòng xuyến được kẻ vạch chia làn đường, thì việc xi nhan được căn cứ theo hành vi chuyển làn đường, khi phương tiện trên làn này cắt qua vạch kẻ chia làn trên vòng xuyến để chuyển sang làn bên cạnh.




---------------

[Cập nhật thông tin ngày 19/5/2017]

Tin vui cho các kụ mợ nào hay đi qua vòng xuyến:

Cục Csgt đã có ý kiến chính thức trên trang web chính thức của Cục, như sau: "trường hợp đi qua vòng xuyến luật không bắt buộc bật xi-nhan, tức nếu không bật cũng không có căn cứ xử phạt".

Cách đi qua vòng xuyến:
a- Không xi nhan từ khi vào cho đến tận khi thoát xuyến, nếu vòng xuyến đó KHÔNG có kẻ vạch chia làn trong xuyến (Khi chuẩn bị thoát xuyến có thể bật xi nhan phải báo cho xe bên hông phải biết để họ nhường đường).
b- Không xi nhan khi vào và khi thoát xuyến. Nếu trong xuyến có kẻ vạch chia làn, là các vòng tròn đồng tâm, thì mỗi khi cắt qua vạch kẻ đó thỉ phải xi nhan để báo chuyển làn xe.

764476E6-3985-46EA-AA9E-E4489CD890B6.jpeg



Link:
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/di-qua-vong-xuyen-khong-bat-buoc-bat-xi-nhan-3586769.html





[Hết cập nhật]
---------------

(Xin xem Tiếp ...)



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp ...)



Thớt này gồm có 5 phần chính như sau:


1- Thế nào là chuyển hướng khi đi qua giao cắt thông thường?

2- Thế nào là hành vi chuyển hướng khi đi qua giao cắt vòng xuyến:

- loại Vòng xuyến KHÔNG có kẻ vạch chia làn đường?
- loại Vòng xuyến CÓ kẻ vạch chia làn đường?

3- Tham khảo quy định một số nước về cách tổ chức lưu thông trên giao cắt có vòng xuyến.

4- Gợi ý một vài phương pháp lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến có thể áp dụng tại Vn. Ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp.


Vì nội dung thớt này khá dài, nhà cháu cần có thời gian để tổng hợp, chắt lọc thông tin, để viết ra thành câu chữ gọn gàng dễ hiểu để các kụ mợ tiện theo dõi. Khi đọc thớt này, mong các kụ mợ có tí ti kiên nhẫn giúp nhà cháu nhé.

Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.

(Xin xem Tiếp ...1)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp ... 2)


1- Chuyển hướng trên các giao cắt thông thường:


Trước hết, xin mời các kụ mợ cùng phân tích tình huống sau:

Lưu thông qua giao cắt thông thường (không có vòng xuyến), các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình, xe nào có chuyển hướng, xe nào không chuyển hướng?

Có 3 xe:

- Xe màu đỏ, đi vào giao cắt để rẽ trái hoặc quay đầu;
- Xe B, màu Vàng, đi vào giao cắt để thẳng qua vòng xuyến theo tuyến đường mặc định;
- Xe màu trắng, đi vào gió cắt để rẽ phải.


Câu hỏi: trong Hình #1 dưới đây:

1- Các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình, xe nào có chuyển hướng, xe nào không chuyển hướng?

2- Các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình vẽ, xe nào phải xi nhan, xe nào không phải xi nhan?

3- Với các xe phải xi nhan: xe phải xi nhan bên phải hay bên trái, khi nào bắt đầu xi nhan, khi nào hết xi nhan?



Nhờ các kụ mợ phân tích và tự đưa ra câu trả lời cho mình đối với 3 câu hỏi nêu trên nhé.



Còn cá nhân nhà cháu có quan điểm như sau:

Xe màu Vàng trong Hình #1 đi thẳng qua giao cắt, xe không có chuyển hướng, nên không phải xi nhan.

Xe màu đỏ rẽ trái, phải xi nhan trái, xe màu trắng rẽ phải, phải xi nhan phải.





---------------
Minh hoạ:

Hình #1: Xe màu vàng đi thẳng qua giao cắt như trong hình có bị coi là có chuyển hướng hay không?



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp ... 2)

2- Chuyển hướng trên các giao cắt có vòng xuyến:

a- loại Vòng xuyến KHÔNG có kẻ vạch chia làn đường.

- Thế nào là giao cắt có vòng xuyến?

Bây giờ, vẫn là cái giao cắt có mặt bằng như trên Hình #1 ở trên thôi, nhưng hôn may Sở Gtvt quyết định tổ chức lưu thông theo vòng xuyến. Họ xây cái đảo an toàn ở giũa cho các xe không cắt đầu nhau, đi ngược chièu nhau khi đi qua giao cắt.

Vậy 2 phương án tổ chức giao thông này khác nhau cái gì?

Nói nôm na, khi một giao cắt thông thường (ngã 3, ngã 4, ngã 5, ...) được gọi là giao cắt có vòng xuyến khi đáp ứng 2 yêu càu sau: 1- Có đảo an toàn (vòng xuyến) nằm giữa giao cắt; 2- Tại các đoạn tiếp cận giao cắt có đặt biển báo số 303 "Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến" (Xem Hình #2 bên dưới)

- Vậy biển số 303 tạo ra các thay đổi gì cho các giao cắt thông thường?

a- Thay đổi cách nhường đường: khi đi vào giao cắt có vòng xuyến, phương tiện phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.

b- Thay đổi cách di chuyển:
- Biển 303 thông báo các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau;
- Biển 303 bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Trong 2 điểm trên, chỉ có điểm b- là liên quan đến việc xe chuyển hướng, tức là liên quan đến việc xe xi nhan khi chuyển hướng. Chúng ta cùng phân tích điểm b- này nhé.

Như vậy,
- biển 303 quy định phương tiện từ các hướng khác nhau khi vào vòng xuyến phải cùng nhau hoà vào dòng xe đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Không để xảy ra tình trạng các xe cắt ngang đầu nhau để rẽ, đi bên trái của xe ngược chiều, như tại các giao cắt thông thường;
- biển 303 bắt buộc các xe nào muốn chuyển hướng rẽ trái hay quay đầu phải chạy vòng theo đảo an toàn, ngược chiều kim đồng hồ, theo hướng mũi tên trên vòng xuyến, không được đi tắt ngược chiều mũi tên.
Còn các xe không muốn chuyển hướng rẽ trái thì không bị bắt buộc phải chạy vòng theo đảo an toàn (cụ thể, các xe rẽ phải hoặc đi thẳng không bị biển 303 bắt buộc phải chạy vòng theo đảo an toàn, đơn giản vì xe rẽ phải và đi thẳng không thể nào đi vòng theo đảo an toàn được).

Ngoài 2 thay đổi trên, biển 303 không tạo ra thay đổi nào khác nữa. Cũng giống như trên giao cắt thông thường, trên giao cắt có vòng xuyến vẫn gọi hành vi của xe rẽ trái là hành vi chuyển hướng sang trái, hành vi của xe đi thẳng qua giao cắt là hành vi đi thẳng, không có chuyển hướng, hành vi của xe rẽ phải là hành vi chuyển hướng sang phải.

Biển 303 không có chức năng thay đổi bản chất một hành vi, không thể từ một hành vi vốn được gọi là đi thẳng theo tuyến đường chính khi qua giao cắt để gọi thành hành vi chuyển hướng (nhưng vẫn đi theo tuyến đường cũ) khi qua giao cắt đó.

Kết luận:

Khi lưu thông trên giao cắt có vòng xuyến KHÔNG có vạch kẻ chia làn trên đó, cũng giống như trên các giao cắt thông thường, chỉ có hành vi rẽ trái, rẽ trái để quay đầu, và hành vi rẽ phải được luật coi là hành vi chuyển hướng.
Hành vi đi thẳng qua vòng xuyến không phải là hành vi chuyển hướng.


b- loại Vòng xuyến CÓ kẻ vạch chia làn đường.

Trong trường hợp, nếu trên khu vực Giao cắt có vòng xuyến có kẻ vạch chia làn đường, là (các) đường tròn đồng tâm với tâm của đảo an toàn, nhằm quy định cách đi cho từng hướng lưu thông cụ thể, thì sẽ có hành vi chuyển làn mỗi khi xe cắt ngang vạch kẻ đường trên vòng xuyến để chuyển từ một làn đường này sang làn đường khác (Xem Hình #3).

Khi phương tiện muốn cắt ngang vạch kẻ đường trên vòng xuyến để chuyển làn hoặc để nhập tách làn, thì phải có xi nhan.
Nếu phương tiện vẫn bám theo vạch kẻ chia làn để đi trên làn đó, là không có hành vi chuyển làn, nên không phải xi nhan.
(Kể cả khi kụ nào giận gấu, muốn trả thì cho gấu ngồi trên xe chóng mặt, nôn mật xanh mật vàng một phen, xe các kụ cứ đánh vô lăng ôm cua đi vòng tròn 10 vòng trên 1 làn, thì hành vi đó cũng vẫn là đang đi thẳng trên làn đường cong, không bị coi là chuyển hướng, không bị buộc phải xi nhan trái.)


Kết luận:

Khi lưu thông trên giao cắt có vòng xuyến CÓ kẻ vạch chia làn trên đó, cũng giống như lưu thông trên các giao cắt thông thường, chỉ có hành vi rẽ trái, rẽ trái để quay đầu, và hành vi rẽ phải được luật coi là hành vi chuyển hướng.
Hành vi đi thẳng qua vòng xuyến không phải là hành vi chuyển hướng.



(Xin xem Tiếp ...3)


---------------

Hình minh hoạ:

Hình #2: Giao cắt Vòng xuyến không có vạch kẻ chia làn





Hình #3: Giao cắt Vòng xuyến có vạch kẻ chia làn


.
 
Chỉnh sửa cuối:

TritonAT4x2

Xe hơi
Biển số
OF-387625
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
119
Động cơ
240,390 Mã lực
Tuổi
65
Theo mềnh, khi vào vòng xuyến phải si nhan trái để nhập làn vòng xuyến, khi ra bật si nhan phải
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Em thì cứ dư lày: khi đi thẳng ngã tư có vòng xuyến thì lúc chuẩn bị vào em xi han trái để xinđường các xe hướng từ bên trái đến và thằng sau biết em tạt sang trái mà đi bên phải mà rẽ phải, đến giưuax bùng binh thì em xi nhan phải để xin đường các xe bên phải dừng lại để em đi thẳng
 

Encore

Xe tải
Biển số
OF-114904
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
209
Động cơ
389,170 Mã lực
Nơi ở
Hà Thành
Thế chốt lại là ko cần xi nhan khi đi thẳng hả các cụ. Nếu vòng xuyến nó to hơn thì có cần xi nhan ko cụ?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Em thì cứ dư lày: khi đi thẳng ngã tư có vòng xuyến thì lúc chuẩn bị vào em xi han trái để xinđường các xe hướng từ bên trái đến và thằng sau biết em tạt sang trái mà đi bên phải mà rẽ phải, đến giưuax bùng binh thì em xi nhan phải để xin đường các xe bên phải dừng lại để em đi thẳng
Đấy là cái BÙNG BINH rồi bác, ko phải cái VÒNG XUYẾN như bác sgb345 thể hiện.
Với bùng binh, làm gì còn vụ ĐI THẲNG: Bác phải RẼ vào Bùng binh cái đã => cần xi nhan trái, rồi từ bùng binh, muốn đi đâu tính sau.

Còn theo cái hình bác chủ thớt nêu trên, tôi cũng cho là ko cần xi nhan, để thể hiện rõ (với các bên có liên quan) là: Tao đi thẳng đây.
 

TritonAT4x2

Xe hơi
Biển số
OF-387625
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
119
Động cơ
240,390 Mã lực
Tuổi
65
(Tiếp ... 2)


1- Chuyển hướng trên các giao cắt thông thường:


Trước hết, xin mời các kụ mợ cùng phân tích tình huống sau:

Lưu thông qua giao cắt thông thường (không có vòng xuyến), các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình, xe nào có chuyển hướng, xe nào không chuyển hướng?

Có 3 xe:

- Xe màu đỏ, đi vào giao cắt để rẽ trái hoặc quay đầu;
- Xe B, màu Vàng, đi vào giao cắt để thẳng qua vòng xuyến theo tuyến đường mặc định;
- Xe màu trắng, đi vào gió cắt để rẽ phải.


Câu hỏi: trong Hình #1 dưới đây:

1- Các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình, xe nào có chuyển hướng, xe nào không chuyển hướng?

2- Các xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng trong hình vẽ, xe nào phải xi nhan, xe nào không phải xi nhan?

3- Với các xe phải xi nhan: xe phải xi nhan bên phải hay bên trái, khi nào bắt đầu xi nhan, khi nào hết xi nhan?



Nhờ các kụ mợ phân tích và tự đưa ra câu trả lời cho mình đối với 3 câu hỏi nêu trên nhé.



Còn cá nhân nhà cháu có quan điểm như sau:

Xe màu Vàng trong Hình #1 đi thẳng qua giao cắt, xe không có chuyển hướng, nên không phải xi nhan.

Xe màu đỏ rẽ trái, phải xi nhan trái, xe màu trắng rẽ phải, phải xi nhan phải.





---------------
Minh hoạ:

Hình #1: Xe màu vàng đi thẳng qua giao cắt như trong hình có bị coi là có chuyển hướng hay không?



.
Đồng ý: "Xe màu Vàng trong Hình #1 đi thẳng qua giao cắt, xe không có chuyển hướng, nên không phải xi nhan." + thêm nhường đường cho xe bên phải
 

trung2111

Xe tải
Biển số
OF-154524
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
380
Động cơ
357,405 Mã lực
Nơi ở
Hà đông, Hà nội
không xi nhan là đúng vì mình có rẽ đâu, xi nhan mới làm ng khác hiểu lầm hướng đi
 

Hoaimong

Xe buýt
Biển số
OF-352642
Ngày cấp bằng
28/1/15
Số km
737
Động cơ
272,870 Mã lực
Nơi ở
VIệt Nam quốc
Để em nghiên cứu kỹ lại cái vụ này đã, em cũng hóng. Theo em là khi đi vào vòng xuyến là các xe đi theo vòng tròn, khi nào muốn thoát khỏi cái vòng tròn đó thì xinhan phải để xe đi sau được biết. Còn việc xi nhan trái là để xin nhập vào cái làn vòng tròn đó. Do vậy em cũng hay xi nhan khi đi thẳng. Còn cái vụ vòng xuyến to có kẻ làn rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải thì em không bàn vì quá rõ ràng rồi.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Cụ bia tâm huyết quá, rất nhiều bài phân tích của cụ trên ốp rùi.

1. Cá nhân e, nếu vòng xuyến nhỏ (đi thẳng mà xe ko chếch sang 2 bên) hiển nhiên e ko xi nhan.

2. Nếu vòng xuyến to (bùng binh). Vào vòng xuyến e ko xi nhan, ra khỏi vòng xuyến e xi nhan phải. Lý do:

2.1. Vào vòng xuyến nếu xi nhan trái dễ dẫn đến hiểu nhầm e rẽ trái. Có thể có trường hợp 1 xe đi phía sau đi nhanh hơn và vào vòng xuyến đi song song xe e ở bên phải. Họ nhìn thấy e xi nhan trái lúc vào vòng xuyến và họ nghĩ e cũng rẽ trái giống họ => dễ dẫn đến trường hợp họ vô tình tạt đầu e (mặc dù góc cua của họ vẫn có thể trong "làn" của họ, đủ đường thoải mái cho e rẽ trái, nhưng e lại đi thẳng). Đó là lý do e ko xi nhan trái khi vào vòng xuyến to nếu đi thẳng. Nhiều cụ nói xi nhan để các xe biết mình đi thẳng e thấy ko cần thiết. Vòng xuyến to, cụ ko xi nhan, đầu xe cụ chúc vào vòng xuyến thì chẳng có ai nghĩ cụ đâm ra đó, rùi cua phải cả.

2.2. Ra khỏi vòng xuyến: Khi cụ ra khỏi vòng xuyến, cụ rẽ trái thì hướng bên phải cụ có thể ko thấy xi nhan (tức là việc cụ đi thẳng hay rẽ ko được rõ ràng, nếu cụ ko bật xi nhan phải). E cứ vào giữa vòng xuyến, chuẩn bị ra, gạt xi nhan phải. Các xe hướng bên phải nhìn thấy đều hiểu e đang đi thẳng (hoạ điên mới có người nghĩ e rẽ vào làn ngược chiều bên phải kia:))). Đi thế e rất yên tâm,

3. Cứ nhìn ông (bà) nào bật đèn khẩn cấp là e ngứa mắt. E hiểu lầm khá nhiều vụ vì đi bên trái (phải) rùi, thật lòng lúc đó ko biết họ đang bật đèn khẩn cấp, chả dám đi, cứ dứ dứ bực hết cả mình@@
 

NoCarNoMoney

Xe buýt
Biển số
OF-124685
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
884
Động cơ
387,930 Mã lực
Nơi ở
Somewhere on the Net...
Theo em đi vào/ra 1 vòng xuyến nên signal (vào trái, ra phải). Điều này sẽ giúp những người đi sau cụ biết được cụ định đi như thế nào:

Em ví dụ như khi đi vào cái vòng xuyến này, các cụ không signal sẽ khiến người khác rất khó biết cụ định đi vào đường nào.






Bẩm các kụ mợ,

Đúng là một chủ đề muôn thuở, các kụ nhỉ.

1- Các kụ OF, kụ thì bảo đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến là có chuyển hướng nên phải xi nhan, kụ khác thì bảo không có chuyển hướng nên không cần xi nhan.

2- Trong văn bản pháp luật về Gtđb hiện hành không có quy định cụ thể nào bắt buộc xe lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến phải xi nhan.

3- Csgt trước kia không quan tâm chủ đề này. Nhưng gần đây họ tăng cường bắt lỗi với hành vi xe đi thẳng qua vòng xuyến nhưng không bật xi nhan phải.

4- Các nước trên thế giới thì quy định khác nhau. Có nước không quy định đi qua vòng xuyến phải xi nhan (Hoa kỳ chẳng hạn), có nước lại quy định (Úc chẳng hạn) khi đi qua vòng xuyến nếu rẽ trái hay quay đầu thì xi nhan trái, rẽ phải xi nhan phải, còn đi thẳng thì không cần xi nhan, ai thích thì cũng có thể xi nhan.

5- Cá nhân nhà cháu thì theo quan điểm: Đi thẳng qua vòng xuyến không cấu thành hành vi chuyển hướng, nên không phải xi nhan, kẻ cả khi vào lẫn khi ra khỏi vòng xuyến.

Nhà cháu biết, nhiều kụ OF chưa đồng ý với quan điểm này của nhà cháu. Do vậy, nhà cháu xin mở thớt này nhằm chứng minh 2 điểm sau:

1- Pháp luật hiện hành của Vn về Gtđb không quy định bắt phải có tín hiệu (dưới đây xin gọi là xi nhan) khi lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến.
Điều 13 Luật Gtđb hiện hành chỉ quy định phải xi nhan khi xe chuyển hướng.

2- Hành vi đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến không phải là hành vi chuyển hướng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 13 Luật Gtđb, nên không cần phải xi nhan.
Nếu trên giao cắt có vòng xuyến được kẻ vạch chia làn đường, thì việc xi nhan được căn cứ theo hành vi chuyển làn đường, khi phương tiện trên làn này cắt qua vạch kẻ chia làn trên vòng xuyến để chuyển sang làn bên cạnh.



(Xin xem Tiếp ...)




.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Cụ bia tâm huyết quá, rất nhiều bài phân tích của cụ trên ốp rùi.

1. Cá nhân e, nếu vòng xuyến nhỏ (đi thẳng mà xe ko chếch sang 2 bên) hiển nhiên e ko xi nhan.

2. Nếu vòng xuyến to (bùng binh). Vào vòng xuyến e ko xi nhan, ra khỏi vòng xuyến e xi nhan phải. Lý do:

2.1. Vào vòng xuyến nếu xi nhan trái dễ dẫn đến hiểu nhầm e rẽ trái. Có thể có trường hợp 1 xe đi phía sau đi nhanh hơn và vào vòng xuyến đi song song xe e ở bên phải. Họ nhìn thấy e xi nhan trái lúc vào vòng xuyến và họ nghĩ e cũng rẽ trái giống họ => dễ dẫn đến trường hợp họ vô tình tạt đầu e (mặc dù góc cua của họ vẫn có thể trong "làn" của họ, đủ đường thoải mái cho e rẽ trái, nhưng e lại đi thẳng). Đó là lý do e ko xi nhan trái khi vào vòng xuyến to nếu đi thẳng. Nhiều cụ nói xi nhan để các xe biết mình đi thẳng e thấy ko cần thiết. Vòng xuyến to, cụ ko xi nhan, đầu xe cụ chúc vào vòng xuyến thì chẳng có ai nghĩ cụ đâm ra đó, rùi cua phải cả.

2.2. Ra khỏi vòng xuyến: Khi cụ ra khỏi vòng xuyến, cụ rẽ trái thì hướng bên phải cụ có thể ko thấy xi nhan (tức là việc cụ đi thẳng hay rẽ ko được rõ ràng, nếu cụ ko bật xi nhan phải). E cứ vào giữa vòng xuyến, chuẩn bị ra, gạt xi nhan phải. Các xe hướng bên phải nhìn thấy đều hiểu e đang đi thẳng (hoạ điên mới có người nghĩ e rẽ vào làn ngược chiều bên phải kia:))). Đi thế e rất yên tâm,

3. Cứ nhìn ông (bà) nào bật đèn khẩn cấp là e ngứa mắt. E hiểu lầm khá nhiều vụ vì đi bên trái (phải) rùi, thật lòng lúc đó ko biết họ đang bật đèn khẩn cấp, chả dám đi, cứ dứ dứ bực hết cả mình@@
như cụ là chuẩn rồi, cơ mà xxx nhiều khi 4 lạng, nên mới có bài tranh luận như này, nhiều khi vòng xuyến bé bằng cái nắm đấm ấy xi nhan thì người khác hiểu nhầm, mà không xi nhan thì mấy ông xxx lại vồ, chưa kể là vòng xuyến còn đặt lệch hẳn về một bên. còn bùng binh to thì đương nhiên phải xi nhan cho người khác tham gia giao thông còn biết ý định hướng xe của mình. nhưng em hơi khác cụ xíu là vòng xuyến to thì vào vòng xuyến em cũng xi trái, để các xe đang trong vòng xuyến biết mình nhập vòng :D.
còn tầm cỡ mà đi thẳng bật đèn khẩn cấp thì nói thật là miễn bàn, vì toàn bắt chước nhau chứ chả hiểu mô tê gì.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
như cụ là chuẩn rồi, cơ mà xxx nhiều khi 4 lạng, nên mới có bài tranh luận như này, nhiều khi vòng xuyến bé bằng cái nắm đấm ấy xi nhan thì người khác hiểu nhầm, mà không xi nhan thì mấy ông xxx lại vồ, chưa kể là vòng xuyến còn đặt lệch hẳn về một bên. còn bùng binh to thì đương nhiên phải xi nhan cho người khác tham gia giao thông còn biết ý định hướng xe của mình. nhưng em hơi khác cụ xíu là vòng xuyến to thì vào vòng xuyến em cũng xi trái, để các xe đang trong vòng xuyến biết mình nhập vòng :D.
còn tầm cỡ mà đi thẳng bật đèn khẩn cấp thì nói thật là miễn bàn, vì toàn bắt chước nhau chứ chả hiểu mô tê gì.
Thường e thấy xxx vợt là khi ra khỏi vòng xuyến ko xi nhan phải. Chứ e chưa thấy bị vợt nếu nhập vòng xuyến ko xi nhan trái ( cá nhân e thấy vậy). Bản thân e đi ở Hải dương, nơi nổi tiếng xxx, cũng chỉ xi nhan phải ra khỏi vòng xuyến và chưa bị hỏi thăm nhát nào. Đó là xxx vợt hay ko thôi nhé, còn e ko lấy xxx làm chuẩn của luật mà chỉ đơn giản ko muốn mất time.

Còn vòng xuyến nhỏ, dạng như cái cột điện, lắp mấy mũi tên vòng xuyến xung quanh chân chả hạn mà xi nhan nhập với ra thì nực cười. xxx vợt e, e lại có dịp xả mồm free:D
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,881
Động cơ
813,280 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Em đi thì em vẫn Signal, để xe khác biết hướng xe mình đi cụ thể hơn, VD như ở ngã 6 như chỗ Nhà Hát Lớn chẳng hạn :D
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Thường e thấy xxx vợt là khi ra khỏi vòng xuyến ko xi nhan phải. Chứ e chưa thấy bị vợt nếu nhập vòng xuyến ko xi nhan trái ( cá nhân e thấy vậy). Bản thân e đi ở Hải dương, nơi nổi tiếng xxx, cũng chỉ xi nhan phải ra khỏi vòng xuyến và chưa bị hỏi thăm nhát nào. Đó là xxx vợt hay ko thôi nhé, còn e ko lấy xxx làm chuẩn của luật mà chỉ đơn giản ko muốn mất time.

Còn vòng xuyến nhỏ, dạng như cái cột điện, lắp mấy mũi tên vòng xuyến xung quanh chân chả hạn mà xi nhan nhập với ra thì nực cười. xxx vợt e, e lại có dịp xả mồm free:D
thôi cụ không xả đc mồm phi thì cụ xả tay vậy, truyền cho các cụ khác ít kinh nghiệm để nếu có bị bắt bửn thì còn biết đường mà mắng cái lũ đầy tớ dốt nát. chứ đúng là nhiều ngã tư to đặt cái vòng xuyến như cái thúng mà xi nhan thì dễ bị người khác chưởi lắm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đấy là cái BÙNG BINH rồi bác, ko phải cái VÒNG XUYẾN như bác sgb345 thể hiện.
Với bùng binh, làm gì còn vụ ĐI THẲNG: Bác phải RẼ vào Bùng binh cái đã => cần xi nhan trái, rồi từ bùng binh, muốn đi đâu tính sau.

Còn theo cái hình bác chủ thớt nêu trên, tôi cũng cho là ko cần xi nhan, để thể hiện rõ (với các bên có liên quan) là: Tao đi thẳng đây.
Nhà cháu chưa thể đồng ý với ý kiến của kụ.

(Trong Nam gọi là Bùng binh, ngoài Bắc gọi là Vòng xuyến, trong luật gọi là Đảo an toàn). Nhà cháu xin gọi chung là Vòng xuyến cho cả 3 khái niệm trên, để các kụ dễ theo dõi, các kụ nhé.

1- Khi đi trên khu vực vòng xuyến:
Dù tên gọi là Bùng binh, hay Vòng xuyến, dù kích thước của nó to hay bé, dù khi đi vào có phải lượn cong theo mép của bùng binh, vòng xuyến (vì nó to quá) hay cứ thẳng tay lái đi qua mà không phải lượn (vì nó nhỏ quá) thì bản chất của hành vi đi thẳng qua vòng xuyến vẫn là hành vi đi thẳng, dù phải lượn theo đường cong.
Phía sau giao cắt luôn luôn có một tuyến đường được coi là tuyến đi thẳng của đoạn đường chính trước giao cắt. Đó thường là tuyến đường chính, đường có lưu lương xe nhiều hơn, hoặc tuyến đường ưu tiên.
Lây tuyến đi thẳng làm mốc, nếu Rẽ sang đường nằm bên trái của hướng đi thẳng được gọi là rẽ trái. Rẽ sang đường nằm bên phải của hướng đi thẳng thì được coi là Rẽ phải.

2- Khi chuẩn bị vào vòng xuyến:
Như kụ VW Golf đề cập ở trên, để đi vào vòng xuyến, theo kụ, ta phải RẼ vào vòng xuyến cái đã. Và theo kụ, RẼ là chuyển hướng, nên ta phải xi nhan.
Đây là điểm nhà cháu chưa đồng ý với kụ. Vì 2 lí do sau:

Lí do thứ nhất,
Giả sử, trong trường hợp để đi vào GIAO CẮT thông thường, giống như trong Hình #1 ở trên, một giao cắt rất rộng, rất to. Trước giao cắt đó, kụ đang đi trên làn bên trái sát giải phân cách, và kụ phải đi CHÊCH sang phải để đi vào làn gần sát lề phía sau giao cắt (giống như khi kụ đi trên Trần duy Hưng, đi chéo vào giao cắt phía dưới đường trên cao để thoát ra Đại lộ Thăng Long đó). Trường hợp này, kụ có hành vi RẼ vào giao cắt hay không?
Đương nhiên là không rồi, đúng không kụ?

Khi vào giao cắt, chúng ta chỉ có hành vi "đi vào giao cắt", chứ không có hành vi "rẽ vào giao cắt".
Hành vi RẼ chỉ xảy ra khi chúng ta đang đứng trong khu vực giao cắt.

Tương tự như vậy, khi vào vòng xuyến, chúng ta chỉ có hành vi đi vào vòng xuyến, chứ không có hành vi RẼ vào vòng xuyến, cho dù chúng ta phải đánh tay lái qua phải hoặc qua trái như rắn lượn, để nhập vào hình cái vòng xuyến đó.

Hành vi đánh tay lái uốn éo trên đường cong đã được công nhận không phải là hành vi RẼ, hay chuyển hướng, rồi.

Lí do thứ 2:
Giả sử, trước vòng xuyến có kẻ vạch thẳng chia nhiều làn đường, kết thúc tại vạch dừng xe nằm ngang. Trong vòng xuyến có kẻ vạch cong vòng tròn có tâm theo tâm của vòng xuyến, để quy định làn đường phù hợp cho từng hướng di chuyển (Xin xem Hình #3 ở còm #4 phía trên).
Trường hợp này, khi xe chúng ta cắt qua vạch dừng để vào một trong các làn đường trong vòng xuyến, thì hành vi đó cũng chỉ là hành vi nhập làn đường, sau đó là hành vi chuyển làn đường, cuối cùng có thể là hành vi tách làn đường, tức là rời bỏ làn cong trong vòng xuyến để tách ra làn thẳng phía sau vòng xuyến, nên cần xi nhan cho phù hợp với việc chuyển làn đó. Các Trường hợp này cũng không có hành vi chuyển hướng.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đã gọi là "đi thẳng" thì qua bất cứ cái gì cũng không phải xin nhan.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top