- Biển số
- OF-29
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 16,342
- Động cơ
- 1,349,672 Mã lực
- Nơi ở
- Đông dược Phú Hà
- Website
- www.duocphuha.com
Hôm nay, đi qua Xã Tân An, Huyện Yên Dũng thuộc Bắc Giang, em tình cờ nhìn thấy cái biển chỉ dẫn “Chùa Vĩnh Nghiêm – 8km”. Nghe cái tên quá quen, cuối cùng thì mọi người trên xe đều nhớ ra Chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng nằm ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa của TP Hồ Chí Minh (trên đường từ sân bay về trung tâm TP có đi qua chùa này). Tò mò quá, sao lại cũng có một chùa Vĩnh Nghiêm nữa ở Bắc Giang, và sao chùa này lại có biển chỉ dẫn riêng và cột cây số lại đề là “Chùa La 8km” mà không phải Vĩnh Nghiêm? Không kiềm chế được, em đã đi theo hướng dẫn của biển chỉ dẫn và cột cây số, và phải nói rằng, em không hề luyến tiếc chút nào vì đã tới viếng thăm chùa.
Đây là biển chỉ dẫn ở Tân An.
Các bác đã từng đi offroad Tây Yên Tử thì đều biết từ Quốc Lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn có một đường rẽ, một đường rẽ trái vào trung tâm Bắc Giang, một đường rẽ phải nối với đường 31 đi Lục Nam, Lục Ngạn. Từ nơi giao nhau giữa đường 31 và đường 299, đi thêm 15km là sẽ tới được Chùa Vĩnh Nghiêm.
Đây là biển chỉ dẫn ở ngã ba đường 31 cắt 299.
Khi tra Internet, Wikipedia về Chùa Vĩnh Nghiêm tại HCMC (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Vĩnh_Nghiêm) cho biết:
Đây là biển chỉ dẫn ở Tân An.
Các bác đã từng đi offroad Tây Yên Tử thì đều biết từ Quốc Lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn có một đường rẽ, một đường rẽ trái vào trung tâm Bắc Giang, một đường rẽ phải nối với đường 31 đi Lục Nam, Lục Ngạn. Từ nơi giao nhau giữa đường 31 và đường 299, đi thêm 15km là sẽ tới được Chùa Vĩnh Nghiêm.
Đây là biển chỉ dẫn ở ngã ba đường 31 cắt 299.
Khi tra Internet, Wikipedia về Chùa Vĩnh Nghiêm tại HCMC (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Vĩnh_Nghiêm) cho biết:
Còn website của Tỉnh Bắc Giang (http://www.bacgiang.gov.vn/file_Le_hoi/24 Le hoi chua La.doc) giới thiệu về Chùa Vĩnh Nghiêm và Lễ hội Chùa La như sau:Năm 1964, hai hoà thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ Bắc vào Nam truyền bá Phật giáo và đã cho xây chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang, kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
LỄ HỘI CHÙA LA (Chùa Vĩnh Nghiêm)
Hội chùa La cũng là hội chùa Đức La và chùa Vĩnh Nghiêm ở thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Cả 3 cái tên này thì chỉ có Vĩnh Nghiêm là tên chữ của chùa, còn lại 2 tên kia là tên thôn sở tại của chùa. Có điều trong 3 tên đó thì nên dùng Vĩnh Nghiêm để gọi vì chùa này nổi tiếng cả nước với cái tên ấy. Còn dùng để gọi hội thì dùng tên hội chùa La hay hội chùa Đức La cũng vậy bởi La là tên nôm đơn, Đức La là tên Hán Việt.
Hội chùa La tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngày này các sư gọi là ngày giỗ tổ nên cũng gọi là hội giỗ tổ chùa La.
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. Chùa này nằm ở chỗ hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Khu vực này năm xưa còn gọi là khu vực ngã ba Phượng Nhãn. Chùa nhìn ra ngã ba sông và nhìn về phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc. Phía sau chùa là thôn Đức La xa hơn nữa là vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào vùng núi Yên Tử. Bao quanh chùa có một số núi lớn tiêu biểu là núi Cô Tiên. Ra vào chùa có thể đi theo sông Thương, sông Lục Nam và con đường quốc lộ 31 đi Trí Yên (Yên Dũng). Do thuận tiện giao thông như vậy nên khách thập phương đến hội không có trở ngại. Trong ngày hội (14/2), các tăng ni ở chùa thắp hương tụng kinh, niệm phật ở tam bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị. đồng thời cũng thỉnh chuông hoăng dương phật pháp vào lúc sớm, tối trong ngày.
Từ ngày 13 trở đi, khách thập phương từng đoàn từ 5, 10 đến 20, 30 người lũ lượt kéo về chùa. Khách đến chùa trẩy hội hầu hết là các già, các vãi và thanh thiếu niên nam nữ. Hàng quán được mở tạm dọc theo đường từ tam quan vào đến nhà tiền đường. Trong khu vực nội tự, không có hàng quán nhưng đông các đoàn dâng hương hành lễ. Xen lẫn trong đó các đội văn nghệ của làng biểu diễn tích chùa.
Tổ Chúc Lâm ở Chùa Vĩnh Nghiêm là ba vị:
- Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông.
- Thiền Sư Pháp Loa
- Thiền sư Huyền Quang
Về ba vị tổ này, trong một số tấm bia cũ, ở đoạn nói về thời Lý đã ghi: Vua Lý Thái Tổ mở ra chùa chiền. Tăng đồ thịnh hành là thời kỳ đạo phật đại hát đạt. Song không có bia để lại. Chỉ được nghe đại lược như vậy.Ở đời Trần, thì xem trong truyện ký có vua Trần Nhân Tông, cũng là con trưởng vua Thánh Tông lên năm Mậu Dần, đổi niên hiệu là là Thiên Bảo (1279- 1284). Ngài là người nhân từ có trí thao lược,xứng đáng đứng đầu thời nhà Trần, nhưng lúc muộn việc nhàn rỗi, phái mời thiền khách đế giảng giải nghiên cứu tâm tông, tham khảo Tuệ trung thượng sỹ, đi sâu vào thiền cốt. Sau nhường ngôi cho Anh Tông (theo sử ký: ở ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm).
Năm Kỷ Hợi, Hưng Long thứ 7 (1299) ngài đi đường tắt vào núi Yên Tử, sửa lại Đầu Đà Hạnh, tự hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà tinh xã. Mở khoá giảng về Phật pháp tăng nữ đến học đông đúc. Năm Giáp Thìn, Hưng Long thứ 12 (1304), ngài đi chu du khắp các đạo, tìm người kế thừa đạo pháp. Khi đi qua sông Nam Sách, thấy đứa con ông thần dân nặc danh là Kiên Cương, ngài lấy làm lạ nói: ”Chú bé này có đạo nhân’, bèn ban cho tên Thiện Lai, đưa về am Kỳ Lân, cắt tóc, cho thụ giáo tâm thiên, học kinh hiểu rộng được ban tên hiệu là Pháp Loa. Ngày 11 tháng giêng năm thứ 16 Điều ngự đăng đoàn thuyết pháp ở chùa Bảo Ân chuyện Siêu Loại. Giảng xong bèn đi xuống dắt Pháp Loa lên toà, thay sư vái đáp lễ, xin trao cho y bát, khoác áo rồi Điều Ngực trao cho sư tiếp nối trụ trì chùa Siêu Loại - Sơn môn Yên Tử thành đời thứ 2 của phái Trúc Lâm. Vua Trần Anh Tông nhiều lần gửi tờ điệp cho sư. Sư thường tuý tăng không câu lệ luật thường.
Tháng tư Điều Ngự đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang làm lễ kiết hạ, lệnh cho Pháp Loa trụ trì. Điều Ngự giảng truyền Đăng Lục, lệnh cho quốc sư (Pháp Loa) giảng Pháp Hoa kinh cho chúng tăng. Hết khóa hạ thì xong. Điều Ngự vào núi Yên Tử đến nằm ở Am Ngoạ Vân - ngày 1-11 bổng dưng ngài hoá. Anh Tông Hoàng đế kính dâng tên hiệu: Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật tổ.
Năm thứ 21, Quý Sửu (1313) Pháp Loa phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm, định chức tăng trong thiên hạ và đặt nơi dựng ở chùa một năm. Sau cứ ba năm một lần làm như vậy, nên tăng ni giáo xuống vài ngàn.
Ngày 13 - 2 năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai Hựu thứ 2 (1330) Pháp Loa về viện Quỳnh Lâm, bèn đem những điều mà Điều Ngự đã truyền trước đây là giá trạng và tả tâm kệ truyền cho sư Huyền Quang dạy rằng phải gìn giữ lấy. đến ngày 3-3 Pháp Loa cầm bút viết kệ xong, không bệnh qua đời. Thái thượng Hoàng gia phong hiệu cho sư là Tịnh trí tôn giả, gọi là pháp viên thông.
Theo Huyền Quang tam tổ thực lục: thuỷ tổ Huyền Quang ở hương Vạn Tải, Vũ Ninh, Bắc Giang là Ly Ân Hoà, Làm quan cho triều Lý Thần Tông. Đến tổ đời thứ sáu là Quang Dụ làm chuyển vận. sứ ở triều trần. Quang Dụ sinh được bốn người con trai; con út là Tuệ Tổ, Tức bố đẻ của ngài. Mẹ ngài mang thai 10 tháng, đẻ ra đã đĩnh dị, đặt tên là Đạo Tái; 9 tuổi đã giỏi văn chương. 21 tuổi đỗ đầu khoa thi đại tỉ, được tiếp Bắc Sư. Văn chương ngôn ngữ hơn hẳn thượng quốc. Khi ấy có theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Phượng Nhỡn thấy quốc sư Pháp Loa hành pháp, lập tức giác ngộ tiền duyên ngài cảm khái nói rằng: “Phú quý vinh hoa rồi cũng hết như lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, làm sao mà giữ mãi được?” Nhân đó, ngài nhiều lần dâng biểu từ chức xuất gia, đến thụ giáo Pháp Loa thiền sư, lấy pháp hiệu Huyền Quang đi tìm danh lam trong nước, chăm pháp hương ở Pháp toà, giảng kinh truyền thụ cho môn đệ. Sau ngài đến Côn Sơn và mất ngày 23 tháng giêng năm Giáp Ngọ. Minh Tôn hoàng đế họ tên thuỵ là: Trúc lân thiền sư đệ tam đại. Đặc biệt phong tư pháp Huyền Quang tôn giả.
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện có các toàn chính là: Toà Thiên đường, toà thượng điện nhà tổ đệ nhất gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trìn khác. Chùa có quy mô lớn. Trong ngày hội, mội người đều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc này và thắp hương niệm phập ở các toà và tưởng niệm 3 vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm ở toà tổ đệ nhất.
Trong toà tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung thẳng trục gian giữa vào sân bên trong. Mỗi người đến hội, tuy chỉ một nén hương ở chốn này mà kỳ thực như đã tưởng nhớ tới các vị thiền sư có công khai sáng thiền đạo nơi đây.