- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,748
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,
Như tại Bản góp ý lần trước của OF có nêu, điểm đặc trưng của gtđb Vn là xe máy. Xe máy tham gia giao thông với số lượng rất lớn, gây áp lực lên công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Để tách riêng xe máy (và xe thô sơ) ra khỏi dòng xe ô tô, cần gắn các biển báo cấm đối với các phương tiện đó.
Các loại biển báo hiện hành trong QC41 đều dựa trên việc chia nhóm phương tiện thành "xe cơ giới" và "xe thô sơ". Xe mô tô lại được gộp trong nhóm "xe cơ giới". Chính vì vậy, dẫn đến 2 bất cập sau:
1- Gặp nhiều khó khăn khi muốn gắn biển để tách xe mô tô, xe máy và xe thô sơ ra khỏi dòng xe ô tô.
2- Hiện tại, mỗi loại phương tiện cụ thể đều có các ký hiệu đại diện để lập nên các loại biển báo riêng. Nhưng cũng chính vì vậy, khi muốn gắn biển cấm 5 loại phương tiện là xe đạp, xe máy, xe mô tô, xe ba bánh (xe lam, xích lô) đi vào đường ô tô, phải gắn đủ 5 biển báo cấm đại diện cho 5 loại phương tiện đó.
Nhà cháu đề xuất giải pháp 2 bước để tách riêng dòng xe 2, 3 bánh ra khỏi dòng ô tô chỉ bằng 1 biển báo, như sau:
Bước 1: Dựa trên đặc điểm tay lái của phương tiện để chia nhóm.
- "Nhóm phương tiện được lái bằng vô lăng" (gồm các loại xe cơ giới, trừ mô tô), và
- "Nhóm phương tiện được lái bằng ghi đông" (gồm các loại xe có 2, 3 bánh, như mô tô, xe máy, xe lam, xích lô, xe đạp, xe đạp điện, v.v...).
Sau đó, chọn một ký hiệu đặc trưng để đại diện cho từng nhóm.
Bước 2: Sử dụng 2 ký hiệu đại diện nhóm đó để xây dựng các biển báo tương ứng cho mỗi nhóm, như "cấm xe ô tô" và "cấm xe 2, 3 bánh"; "đường dành cho xe ô tô", và "đường dành cho xe 2, 3 bánh", và các loại biển khác chỉ liên quan đến ô tô (ví dụ: cấm ô tô rẽ trái, nhưng không cấm mô tô, xe máy rẽ trái) và các loại biển chỉ cấm xe 2, 3 bánh kể cả mô tô, xe máy.
Cụ thể:
Bước 1: Áp dụng 2 ký hiệu sau đây cho 2 nhóm phương tiện cần tách riêng khi lưu thông vì lý do an toàn giao thông:
- A, 33: biểu thị cho các phương tiện xe cơ giới, có từ 4 bánh trở lên và được điều khiển bằng vô lăng;
-A, 34: biểu thị cho các phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ, có từ 3 bánh trở xuống và được điều khiển bằng ghi đông.
(Nhà cháu sẽ thử gắn thêm 2 cái guơng chiếu hậu lên kí hiệu ghi đông, để vừa dễ nhận biết hơn, vừa đúng luật).
Hình minh hoạ: (có sửa lại hình Ghi đông)
Bước 2:
(Tiếp...)
Như tại Bản góp ý lần trước của OF có nêu, điểm đặc trưng của gtđb Vn là xe máy. Xe máy tham gia giao thông với số lượng rất lớn, gây áp lực lên công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Để tách riêng xe máy (và xe thô sơ) ra khỏi dòng xe ô tô, cần gắn các biển báo cấm đối với các phương tiện đó.
Các loại biển báo hiện hành trong QC41 đều dựa trên việc chia nhóm phương tiện thành "xe cơ giới" và "xe thô sơ". Xe mô tô lại được gộp trong nhóm "xe cơ giới". Chính vì vậy, dẫn đến 2 bất cập sau:
1- Gặp nhiều khó khăn khi muốn gắn biển để tách xe mô tô, xe máy và xe thô sơ ra khỏi dòng xe ô tô.
2- Hiện tại, mỗi loại phương tiện cụ thể đều có các ký hiệu đại diện để lập nên các loại biển báo riêng. Nhưng cũng chính vì vậy, khi muốn gắn biển cấm 5 loại phương tiện là xe đạp, xe máy, xe mô tô, xe ba bánh (xe lam, xích lô) đi vào đường ô tô, phải gắn đủ 5 biển báo cấm đại diện cho 5 loại phương tiện đó.
Nhà cháu đề xuất giải pháp 2 bước để tách riêng dòng xe 2, 3 bánh ra khỏi dòng ô tô chỉ bằng 1 biển báo, như sau:
Bước 1: Dựa trên đặc điểm tay lái của phương tiện để chia nhóm.
- "Nhóm phương tiện được lái bằng vô lăng" (gồm các loại xe cơ giới, trừ mô tô), và
- "Nhóm phương tiện được lái bằng ghi đông" (gồm các loại xe có 2, 3 bánh, như mô tô, xe máy, xe lam, xích lô, xe đạp, xe đạp điện, v.v...).
Sau đó, chọn một ký hiệu đặc trưng để đại diện cho từng nhóm.
Bước 2: Sử dụng 2 ký hiệu đại diện nhóm đó để xây dựng các biển báo tương ứng cho mỗi nhóm, như "cấm xe ô tô" và "cấm xe 2, 3 bánh"; "đường dành cho xe ô tô", và "đường dành cho xe 2, 3 bánh", và các loại biển khác chỉ liên quan đến ô tô (ví dụ: cấm ô tô rẽ trái, nhưng không cấm mô tô, xe máy rẽ trái) và các loại biển chỉ cấm xe 2, 3 bánh kể cả mô tô, xe máy.
Cụ thể:
Bước 1: Áp dụng 2 ký hiệu sau đây cho 2 nhóm phương tiện cần tách riêng khi lưu thông vì lý do an toàn giao thông:
- A, 33: biểu thị cho các phương tiện xe cơ giới, có từ 4 bánh trở lên và được điều khiển bằng vô lăng;
-A, 34: biểu thị cho các phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ, có từ 3 bánh trở xuống và được điều khiển bằng ghi đông.
(Nhà cháu sẽ thử gắn thêm 2 cái guơng chiếu hậu lên kí hiệu ghi đông, để vừa dễ nhận biết hơn, vừa đúng luật).
Hình minh hoạ: (có sửa lại hình Ghi đông)
Bước 2:
(Tiếp...)
Chỉnh sửa cuối: