[ATGT] Phân tích tình huống đoạn ngã tư Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, đi thế nào?

binhfantasy

Xe buýt
Biển số
OF-353810
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
725
Động cơ
271,560 Mã lực
Nhân dịp gặp nhiều thớt bị xxx vịn gây rất nhiều tranh cái, hôm nay có dịp đi qua đoạn này nên post lên cho ae xem cái trình độ của nhà quản lý giao thông VN như thế nào. Cái đoạn đường đấy nó như hình dưới này:
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=cNTNoXPZIrg[/YOUTUBE]
1. Đèn không có mũi tên màu xanh chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải", không có biển 411 và 412 phân làn, luồng phương tiện
3. Có vạch mắt võng màu trắng
4. Không có mũi tên rẽ phải mầu trắng dưới khu vực mắt võng
Nên nếu chiếu theo luật thì đoạn này hơi lủng củng, không đúng tiêu chuẩn:
- Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ.
- Khu vực mắt võng nếu chiếu theo QC 41 phải được kẻ bằng màu vàng thì mới đúng và mới có tác dụng cấm dừng đỗ, còn kẻ bằng mầu trắng thì không có trong luật, trừ khi có văn bản dưới luật quy định riêng về việc này
- Việc không có mũi tên chỉ đường rẽ phải nên các phương tiện trên các làn không biết đi thế nào cho đúng làn rẽ phải
-->
+ Các phương tiện dừng đỗ trên đoạn mắt võng khi có đèn đỏ không phạm lỗi vì vạch mắt võng sai qui chuẩn nên không có hiệu lực thực hiện
+ Các phương tiện rẽ phải trên đoạn đường này cứ theo tín hiệu đèn là chuẩn nhất, nếu đi theo biển báo mà đèn vẫn đỏ thì xxx vẫn có căn cứ để xử phạt vượt đèn đỏ (tín hiệu đèn hiệu lực cao hơn biển báo)
+ Các phương tiện ở làn giữa mà rẽ phải hay trái là sai luật vì ở làn này có mũi tên đi thẳng không cho rẽ
Tóm lại là đoạn ngã tư này quá vớ vẩn chả khác gì cái bẫy cho xxx làm tiền













Chỉ có duy nhất đèn đỏ, không có đèn xanh mũi tên báo hiệu cho phép rẽ phải, nếu theo thứ tự ưu tiên thì đèn đỏ này làm mất tác dụng của biển hướng dẫn cho phép rẽ phải, xxx vẫn có căn cứ xử lỗi vượt đèn đỏ




Nếu đúng luật thì tại khu vực ngã tư phải hội đủ 4 yếu tố sau thì phần mắt võng mới là làn dành riêng cho các phương tiện rẽ phải, các phương tiện khác không được dừng đỗ: (xắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong luật: người điều khiển, đèn cờ hiệu, biển báo, vạch chỉ đường)
1. Có đèn báo hiệu mầu xanh hình mũi tên chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải"
3. Khu vực mắt võng phải được kẻ bằng mầu vàng đúng quy định QC41, để cấm các phương tiện dừng đỗ








4. Có mũi tên chỉ đường rẽ phải màu trắng (mũi tên 1.18 theo QC41)

Tổng hợp lại nó như hình này thì mới đầy đủ các yếu tố cần thiết theo đúng luật quy định





Cách phân biệt lỗi "sai làn" và lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". 2 lỗi này có mức chênh lệch phạt rất lớn nên xxx dùng làm chiêu để dọa các xế lòi tiền 50/50

Ở những ngã 3 hoặc ngã 4 - Các dòng phương tiện được phân luồng theo các hướng: Luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe đi thẳng. Việc phân luồng này để tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411 (Ảnh dưới).






Ví dụ theo như biển báo trên. Nếu người điều khiển phương tiện rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 150.000 đồng nếu là xe ô tô; 70.000 đồng nếu là xe mô tô, xe gắn máy.

Tuy nhiên hầu như người vi phạm lỗi trên luôn bị "dọa" đã vi phạm lỗi đi "sai làn". Vậy thế nào là sai làn?

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường - Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy... Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn (Ảnh dưới).




Đối với biển báo trên nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô - Đó mới là lỗi đi "sai làn đường".

Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 300.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Bị phạt 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX 1 tháng nếu điền khiển xe ô tô.

Tại một số nút giao thông - Lại có kiểu kẻ vạch sơn khác, đó là kẻ vạch kẻ ô vuông chéo tại phần đường cho các phương tiện rẽ phải

Cụ thể theo luật giao thông đường bộ vạch kẻ ô vuông chéo là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải (Nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch kẻ ô vuông chéo).

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.

Quy định về biển báo hiệu, vạch kẻ đường được trích từ QCVN 41:2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ
 
Chỉnh sửa cuối:

chervolet48

Xe hơi
Biển số
OF-361779
Ngày cấp bằng
6/4/15
Số km
197
Động cơ
260,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các bác cho e hỏi chỗ này có được rẽ phải khi đèn đỏ không hay phải chờ đèn xanh mới được rẽ hả các bác
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Tóm lại theo đúng luât thì ko được rẽ, nhưng có biển phụ thế kia thì ta cứ rẽ, vì cái chỗ này lung tung, biển và vạch kẻ loạn và đèn xì ngậu, tóm lại là ta cứ đi. Tức là chiếu theo luật thì cái này ko đúng chuẩn nên ta ko cần phải chấp hành. Nó bắt thì ta lại cãi có biển phụ đèn đỏ được phép rẽ phải chú ý nhường đường cho người đi bộ.
 

khaisilk1910

Đi bộ
Biển số
OF-298618
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
8
Động cơ
309,480 Mã lực
Rẽ phải ở trục đường láng này thì cứ thế rẽ thôi.
Xxx không bắt đâu.

Chỉ bắt đi thẳng Láng mà lại đứng vào cái chỗ xương cá thôi :D
Toàn thấy bắt 2b hướng đi thẳng Láng :D
Mình cũng không biết là bắt vì sao( vì chưa bị bắt) nhưng đoán là dừng đèn đỏ lại đứng vào đó :D
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,628
Động cơ
970,403 Mã lực
Cái biển đèn đỏ được rẽ phải thì nên hiểu nó là biển phụ cho đèn thì chuẩn hơn ợ. Nên nó vẫn có hiệu lực thì hành. Tất nhiên ko đúng quy chuẩn lắm nhưng GTCC cắm đầy cái có đúng quy chuẩn đâu. Mà có mũi tên đèn xanh rẽ phải rùi thì cần quái cái biển được rẽ phải nữa:D
 

section24

Xe đạp
Biển số
OF-307904
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
23
Động cơ
300,330 Mã lực
Bọn xxx ở Cầu Mai Động ngày nào cũng kiếm ăn (e hay đi trục đường qua đây). Thấy ngày nào nó cũng bắt vô vàn xe máy ô tô. Oto thù nó hoạch lỗi sai làn ( vạch chỉ đường và đèn tín hiệu) còn xe máy thì chủ yếu đi vào vachj kẻ ô lưới....
bao giờ mấy cái thằng này mới nhận quả báo nhỉ!!!!
 

mr zeus

Xe hơi
Biển số
OF-350107
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
154
Động cơ
268,872 Mã lực
Rẽ phải ở trục đường láng này thì cứ thế rẽ thôi.
Xxx không bắt đâu.

Chỉ bắt đi thẳng Láng mà lại đứng vào cái chỗ xương cá thôi :D
Toàn thấy bắt 2b hướng đi thẳng Láng :D
Mình cũng không biết là bắt vì sao( vì chưa bị bắt) nhưng đoán là dừng đèn đỏ lại đứng vào đó :D
Cụ thử 1 quả đi cho biết "vì sao?" đi rồi post lên đây cho anh em học hỏi =D>
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,498
Động cơ
362,570 Mã lực
Thế chủ yếu do lỗi vẽ sai vạch của mấy ông GTCC thôi, chứ còn về bản chất chỗ này là dành cho xe rẽ phải mà ko cần phải chờ đèn. Tất nhiên xxx cũng chỉ nên nhắc nhở thôi
 

luyenok

Xe điện
Biển số
OF-60057
Ngày cấp bằng
26/3/10
Số km
4,133
Động cơ
770,868 Mã lực
giờ gắn thêm cái biến "đèn đỏ được rẽ phải" còn tốt chán đấy cụ, trước đây cứ gắn rối bỏ, bỏ rồi gắn nói thật chứ "đ.m *** biết đâu mà lần", chỗ này (cầu Trung Hòa) với chỗ cầu Hòa Mục y chang nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

tithitoy

Xe buýt
Biển số
OF-26272
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
514
Động cơ
495,643 Mã lực
Tuổi
47
Theo em thì cụ chủ vẫn chưa hiểu lắm thế nào là biển phụ. Cái biển phụ" được phép rẽ phải" để hiệu chỉnh cho cái đèn vì không có đèn mũi tên rẽ phải. Khi có đèn mũi tên rẽ phải bật xanh thì không cần cái biển phụ đấy cứ rẽ bình thường( gặp nhiều trên quốc lộ). 2 yếu tố đầu của cụ là thừa 1. Một là có đèn tín hiệu cho phép rẽ phải hoặc là biển phụ đèn đỏ được phép rẽ phải thế là đã rẽ phải được rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

t2hvietnam

Xe hơi
Biển số
OF-339156
Ngày cấp bằng
18/10/14
Số km
127
Động cơ
276,880 Mã lực
Bọn xxx ở Cầu Mai Động ngày nào cũng kiếm ăn (e hay đi trục đường qua đây). Thấy ngày nào nó cũng bắt vô vàn xe máy ô tô. Oto thù nó hoạch lỗi sai làn ( vạch chỉ đường và đèn tín hiệu) còn xe máy thì chủ yếu đi vào vachj kẻ ô lưới....
bao giờ mấy cái thằng này mới nhận quả báo nhỉ!!!!
lần nào e qua cũng thấy cả đám cụ ợ, nhiều thật
 

29F...-7755

Xe tải
Biển số
OF-62538
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
303
Động cơ
442,180 Mã lực
Theo em thì cụ chủ vẫn chưa hiểu lắm thế nào là biển phụ. Cái biển phụ" được phép rẽ phải" để hiệu chỉnh cho cái đèn vì không có đèn mũi tên rẽ phải. Khi có đèn mũi tên rẽ phải bật xanh thì không cần cái biển phụ đấy cứ rẽ bình thường( gặp nhiều trên quốc lộ). 2 yếu tố đầu của cụ là thừa 1. Một là có đèn tín hiệu cho phép rẽ phải hoặc là biển phụ đèn đỏ được phép rẽ phải thế là đã rẽ phải được rồi.
Bác nói chuẩn không cần chỉnh :=D>
Biển phụ có thể điều chỉnh cho đèn báo/biển báo, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể được phép/không được phép.(Cấm taxi theo giờ, làn xe buýt ...)
Chủ thớt thì cứ máy móc theo luật " Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ."giải thích dài nhưng thừa, có thể không chuẩn trong trường hợp này do hiểu sai tác dụng biển phụ điều chỉnh cho đèn. Đã có đèn mũi tên rẽ phải xanh thì cần gì phải biển "đèn đỏ đc phép rẽ phải" (em cũng có nói ở 1 thớt rồi)
Ở trường hợp Láng -> TDH
- Nếu đèn đỏ dùng trên vạch chéo cũng không sai (không có quy định làn vach chéo là là rẽ phải, vạch không đúng quy chuẩn) -> Nhưng đ' có "Văn hóa giao thông", gây xung đột gt khiến người muốn rẽ phải (bị ăn chửi vào mặt).
- Đi thẳng ở làn kẻ chéo cũng không sai, không có biển phân làn & không có vạch rẽ phải dưới đường -> chú ý nhường đường cho phương tiện rẽ phải.
- Làn giữa có mũi tên đi thẳng, nếu rẽ -> sai,không tuân thủ vạch kẻ đường, nhưng tại ngã tư này xxx chả bao giờ bắt lỗi này thì phải, toàn ép ai yếu bóng vía những ai đi thẳng ở làn bên phải vạch chéo mắt võng.

Trên thực tế khi tham gia giao thông nhiều trường hợp về luật không sai nhưng gây xung đột giao thông gây ức chế cho người tham gia giao thông => "KHÔNG CÓ VĂN HÓA GIAO THÔNG"
 
Chỉnh sửa cuối:

binhfantasy

Xe buýt
Biển số
OF-353810
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
725
Động cơ
271,560 Mã lực
Ở đây em phân tích dựa trên các quy định của luật, còn áp dụng vào thực tế nó khác, nên có độ vênh rất lớn giữa luật và thực tế dẫn đến những vụ bắt lỗi rất ngớ ngẩn gây khó hiểu cho cả đôi bên, nếu luật mà rõ ràng thì ta cứ chấp hành theo có phải yên tâm và không gây bức xúc không?
PS: cụ trích dẫn hộ em cái quy định nào trong luật giao thông đường bộ về việc: Biển phụ có thể điều chỉnh cho đèn báo/biển báo, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể được phép/không được phép là em chấp nhận ngay
Thậm chí trong QC41 2012/BGTVT còn không tồn tại biển "Đèn đỏ được rẽ phải" thì việc cắm cái biển đó chả có hiệu lực gì hết mà chỉ có ý nghĩa giải thích, thuyết minh, hướng dẫn cho cái đèn mũi tên xanh rẽ phải.
Đã rất nhiều trường hợp cắm biển sai quy cách, quy định của luật dẫn đến việc xxx bắt lỗi tùm lum, phạt hành chính bừa bãi những người không hiểu luật, còn những ai hiểu luật làm cái đơn khiếu nại thì lại được xin lỗi, trả lại giấy phép lái xe, rùi xxx lại rút kinh nhgiệm kín với nhau nhưng ra đường lại tiếp tục khai thác cái lỗ hổng đó nhằm kiếm chác. Liệu như vậy có công bằng cho chúng ta, hay chúng ta cứ phải đi theo cảm tính, đi theo kinh nghiệm để rùi khi có va chạm chả biết ai đúng ai sai hoặc mắt nhắm mắt mở chi tiền cho những lỗi nhập nhằng.
Biển "Đèn đỏ được rẽ phải" nó na ná giống cái biển thuyết minh 509, nhưng biển này không cắm độc lập mà cắm theo 1 biển chính nào đó, theo phân tích đó thì biển "Đèn đỏ được rẽ phải" chỉ là biển thuyết minh cho cái đèn mũi tên xanh rẽ phải, nếu thực tế không có cái mũi tên xanh thì biển đó thuyết minh cho cái nào? Rõ ràng là cắm bố láo, không đúng luật.
Đến cái vạch chéo màu trắng còn vẽ không đúng luật thì hiệu lực để điều chỉnh hành vi cho người tham gia giao thông làm gì có.
Ở đây em phân tích là để mọi người có cái nhìn chuẩn theo luật để từ đó có tiếng nói nhằm viết lại, sửa đổi hoặc bổ xung các biển báo, các quy định mới cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, để chúng ta có căn cứ rõ ràng khi xảy ra tranh chấp





Đèn đỏ đây, không hề có đèn xanh mũi tên rẽ phải, thì cái biển "đèn đỏ được rẽ phải" thuyết minh cho cái gì. Nếu bảo thuyết minh cho cái đèn đỏ thì liệu có đúng luật, vì luật là đèn đỏ phải dừng, mà đi thuyết minh ngược lại cái đèn thì vô lý quá, người ta thuyết minh là phải theo chiều xuôi mới hợp lý chứ.
Hy vọng đợt tới QC41 có thể bổ xung các biển báo mới để quy chuẩn lại luật cho rõ ràng thì ae không mất time tranh cãi mấy cái việc không phải của mình này









Theo em thì cụ chủ vẫn chưa hiểu lắm thế nào là biển phụ. Cái biển phụ" được phép rẽ phải" để hiệu chỉnh cho cái đèn vì không có đèn mũi tên rẽ phải. Khi có đèn mũi tên rẽ phải bật xanh thì không cần cái biển phụ đấy cứ rẽ bình thường( gặp nhiều trên quốc lộ). 2 yếu tố đầu của cụ là thừa 1. Một là có đèn tín hiệu cho phép rẽ phải hoặc là biển phụ đèn đỏ được phép rẽ phải thế là đã rẽ phải được rồi.
Bác nói chuẩn không cần chỉnh :=D>
Biển phụ có thể điều chỉnh cho đèn báo/biển báo, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể được phép/không được phép.(Cấm taxi theo giờ, làn xe buýt ...)
Chủ thớt thì cứ máy móc theo luật " Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ."giải thích dài nhưng thừa, có thể không chuẩn trong trường hợp này do hiểu sai tác dụng biển phụ điều chỉnh cho đèn. Đã có đèn mũi tên rẽ phải xanh thì cần gì phải biển "đèn đỏ đc phép rẽ phải" (em cũng có nói ở 1 thớt rồi)
Ở trường hợp Láng -> TDH
- Nếu đèn đỏ dùng trên vạch chéo cũng không sai (không có quy định làn vach chéo là là rẽ phải, vạch không đúng quy chuẩn) -> Nhưng đ' có "Văn hóa giao thông", gây xung đột gt khiến người muốn rẽ phải (bị ăn chửi vào mặt).
- Đi thẳng ở làn kẻ chéo cũng không sai, không có biển phân làn & không có vạch rẽ phải dưới đường -> chú ý nhường đường cho phương tiện rẽ phải.
- Làn giữa có mũi tên đi thẳng, nếu rẽ -> sai,không tuân thủ vạch kẻ đường, nhưng tại ngã tư này xxx chả bao giờ bắt lỗi này thì phải, toàn ép ai yếu bóng vía những ai đi thẳng ở làn bên phải vạch chéo mắt võng.
Trên thực tế khi tham gia giao thông nhiều trường hợp về luật không sai nhưng gây xung đột giao thông gây ức chế cho người tham gia giao thông => "KHÔNG CÓ VĂN HÓA GIAO THÔNG"
 
Chỉnh sửa cuối:

29F...-7755

Xe tải
Biển số
OF-62538
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
303
Động cơ
442,180 Mã lực
Cái dòng đỏ đỏ, thì chả có văn bản nào cả, có thể cách hiểu diễn đạt của em chưa chuẩn
- Biển phụ theo quy chuẩn, VD :
Biển cấm dừng cấm đỗ + Biển phụ 200m --> Có phải là điều chỉnh cho biển chính k? hay thế nào?
- Biển phụ ngoài quy chuẩn (Em thấy Do thực tế GT có nhiều trường hợp để đảm bảo an toàn hay lưu thông thông suốt, vì k có biển chính &phụ để diễn tả ý của nhà quản lý giao thông nên mới có cái sang kiến này) -> Cái này em thấy thức tế nó cũng hợp lý dù có thể QC chưa cập nhật được ngay tức thời. VD :
Biển Cấm xe taxi theo giờ (Biển cấm ô tô + Biển giờ cấm ), Biển Cấm Rẽ trái + Biển Xe buýt được phép hoật đông ... -> Có phải là điều chỉnh cho biển chính k? hay thế nào?
=> Có phải là Biển phụ được phép/không được phép không?

Thực ra ý của em là biết luật để tránh bị chém, và lái xe sao có văn hóa giao thông thôi và có những cái trong luật, QC không có nhưng hợp lý tránh gây ùn tắc, xung đột giao thông,..thì mình cũng nên áp dụng không nên cứng nhắc quá phải thế nọ phải thế kia.

Ở đây em phân tích dựa trên các quy định của luật, còn áp dụng vào thực tế nó khác, nên có độ vênh rất lớn giữa luật và thực tế dẫn đến những vụ bắt lỗi rất ngớ ngẩn gây khó hiểu cho cả đôi bên, nếu luật mà rõ ràng thì ta cứ chấp hành theo có phải yên tâm và không gây bức xúc không?
PS: cụ trích dẫn hộ em cái quy định nào trong luật giao thông đường bộ về việc: Biển phụ có thể điều chỉnh cho đèn báo/biển báo, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh có thể được phép/không được phép là em chấp nhận ngay
Thậm chí trong QC41 2012/BGTVT còn không tồn tại biển "Đèn đỏ được rẽ phải" thì việc cắm cái biển đó chả có hiệu lực gì hết mà chỉ có ý nghĩa giải thích, thuyết minh, hướng dẫn cho cái đèn mũi tên xanh rẽ phải.
Đã rất nhiều trường hợp cắm biển sai quy cách, quy định của luật dẫn đến việc xxx bắt lỗi tùm lum, phạt hành chính bừa bãi những người không hiểu luật, còn những ai hiểu luật làm cái đơn khiếu nại thì lại được xin lỗi, trả lại giấy phép lái xe, rùi xxx lại rút kinh nhgiệm kín với nhau nhưng ra đường lại tiếp tục khai thác cái lỗ hổng đó nhằm kiếm chác. Liệu như vậy có công bằng cho chúng ta, hay chúng ta cứ phải đi theo cảm tính, đi theo kinh nghiệm để rùi khi có va chạm chả biết ai đúng ai sai hoặc mắt nhắm mắt mở chi tiền cho những lỗi nhập nhằng.
Biển "Đèn đỏ được rẽ phải" nó na ná giống cái biển thuyết minh 509, nhưng biển này không cắm độc lập mà cắm theo 1 biển chính nào đó, theo phân tích đó thì biển "Đèn đỏ được rẽ phải" chỉ là biển thuyết minh cho cái đèn mũi tên xanh rẽ phải, nếu thực tế không có cái mũi tên xanh thì biển đó thuyết minh cho cái nào? Rõ ràng là cắm bố láo, không đúng luật.
Đến cái vạch chéo màu trắng còn vẽ không đúng luật thì hiệu lực để điều chỉnh hành vi cho người tham gia giao thông làm gì có.
Ở đây em phân tích là để mọi người có cái nhìn chuẩn theo luật để từ đó có tiếng nói nhằm viết lại, sửa đổi hoặc bổ xung các biển báo, các quy định mới cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, để chúng ta có căn cứ rõ ràng khi xảy ra tranh chấp





Đèn đỏ đây, không hề có đèn xanh mũi tên rẽ phải, thì cái biển "đèn đỏ được rẽ phải" thuyết minh cho cái gì. Nếu bảo thuyết minh cho cái đèn đỏ thì liệu có đúng luật, vì luật là đèn đỏ phải dừng, mà đi thuyết minh ngược lại cái đèn thì vô lý quá, người ta thuyết minh là phải theo chiều xuôi mới hợp lý chứ.
Hy vọng đợt tới QC41 có thể bổ xung các biển báo mới để quy chuẩn lại luật cho rõ ràng thì ae không mất time tranh cãi mấy cái việc không phải của mình này

 
Chỉnh sửa cuối:

du cong nam

Xe máy
Biển số
OF-364595
Ngày cấp bằng
26/4/15
Số km
62
Động cơ
257,220 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Nhân dịp gặp nhiều thớt bị xxx vịn gây rất nhiều tranh cái, hôm nay có dịp đi qua đoạn này nên post lên cho ae xem cái trình độ của nhà quản lý giao thông VN như thế nào. Cái đoạn đường đấy nó như hình dưới này:
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=cNTNoXPZIrg[/YOUTUBE]
1. Đèn không có mũi tên màu xanh chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải", không có biển 411 và 412 phân làn, luồng phương tiện
3. Có vạch mắt võng màu trắng
4. Không có mũi tên rẽ phải mầu trắng dưới khu vực mắt võng
Nên nếu chiếu theo luật thì đoạn này hơi lủng củng, không đúng tiêu chuẩn:
- Theo luật hiệu lực đèn cao hơn hiệu lực của biển báo, nên có biển hướng dẫn cho phép rẽ phải nhưng đèn đỏ lại không có mũi tên mầu xanh chỉ hướng rẽ phải cho các phương tiện, mà chỉ có mỗi đèn đỏ nên xe đi theo biển hướng dẫn rẽ phải là vi phạm vào luật đèn đỏ (đèn hiệu lực cao hơn và được ưu tiên trước biển báo), trong khi đó biển báo hướng dẫn cho phép rẽ phải lại phủ định cái hiệu lực của đèn đỏ.
- Khu vực mắt võng nếu chiếu theo QC 41 phải được kẻ bằng màu vàng thì mới đúng và mới có tác dụng cấm dừng đỗ, còn kẻ bằng mầu trắng thì không có trong luật, trừ khi có văn bản dưới luật quy định riêng về việc này
- Việc không có mũi tên chỉ đường rẽ phải nên các phương tiện trên các làn không biết đi thế nào cho đúng làn rẽ phải
-->
+ Các phương tiện dừng đỗ trên đoạn mắt võng khi có đèn đỏ không phạm lỗi vì vạch mắt võng sai qui chuẩn nên không có hiệu lực thực hiện
+ Các phương tiện rẽ phải trên đoạn đường này cứ theo tín hiệu đèn là chuẩn nhất, nếu đi theo biển báo mà đèn vẫn đỏ thì xxx vẫn có căn cứ để xử phạt vượt đèn đỏ (tín hiệu đèn hiệu lực cao hơn biển báo)
+ Các phương tiện ở làn giữa mà rẽ phải hay trái là sai luật vì ở làn này có mũi tên đi thẳng không cho rẽ
Tóm lại là đoạn ngã tư này quá vớ vẩn chả khác gì cái bẫy cho xxx làm tiền













Chỉ có duy nhất đèn đỏ, không có đèn xanh mũi tên báo hiệu cho phép rẽ phải, nếu theo thứ tự ưu tiên thì đèn đỏ này làm mất tác dụng của biển hướng dẫn cho phép rẽ phải, xxx vẫn có căn cứ xử lỗi vượt đèn đỏ




Nếu đúng luật thì tại khu vực ngã tư phải hội đủ 4 yếu tố sau thì phần mắt võng mới là làn dành riêng cho các phương tiện rẽ phải, các phương tiện khác không được dừng đỗ: (xắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong luật: người điều khiển, đèn cờ hiệu, biển báo, vạch chỉ đường)
1. Có đèn báo hiệu mầu xanh hình mũi tên chỉ hướng rẽ phải
2. Có biển chỉ dẫn "đèn đỏ được rẽ phải"
3. Khu vực mắt võng phải được kẻ bằng mầu vàng đúng quy định QC41, để cấm các phương tiện dừng đỗ








4. Có mũi tên chỉ đường rẽ phải màu trắng (mũi tên 1.18 theo QC41)

Tổng hợp lại nó như hình này thì mới đầy đủ các yếu tố cần thiết theo đúng luật quy định





Cách phân biệt lỗi "sai làn" và lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". 2 lỗi này có mức chênh lệch phạt rất lớn nên xxx dùng làm chiêu để dọa các xế lòi tiền 50/50

Ở những ngã 3 hoặc ngã 4 - Các dòng phương tiện được phân luồng theo các hướng: Luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe đi thẳng. Việc phân luồng này để tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411 (Ảnh dưới).






Ví dụ theo như biển báo trên. Nếu người điều khiển phương tiện rẽ trái mà lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 150.000 đồng nếu là xe ô tô; 70.000 đồng nếu là xe mô tô, xe gắn máy.

Tuy nhiên hầu như người vi phạm lỗi trên luôn bị "dọa" đã vi phạm lỗi đi "sai làn". Vậy thế nào là sai làn?

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường - Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy... Và điều quan trọng nhất là biển báo phân làn (Ảnh dưới).




Đối với biển báo trên nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô - Đó mới là lỗi đi "sai làn đường".

Đối với lỗi này nếu vi phạm sẽ bị phạt 300.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Bị phạt 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX 1 tháng nếu điền khiển xe ô tô.

Tại một số nút giao thông - Lại có kiểu kẻ vạch sơn khác, đó là kẻ vạch kẻ ô vuông chéo tại phần đường cho các phương tiện rẽ phải

Cụ thể theo luật giao thông đường bộ vạch kẻ ô vuông chéo là để quy định bảo đảm sự thông suốt của các phương tiện rẽ phải (Nghiêm cấm các phương tiện dừng, đỗ trên vạch kẻ ô vuông chéo).

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo này thì vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Vạch kẻ ô chéo này không có tác dụng phân làn cho luồng phương tiện đi thẳng hay rẽ phải.

Quy định về biển báo hiệu, vạch kẻ đường được trích từ QCVN 41:2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ
Bài này của cụ rất chi tiết.em đang tập tành lướt OF nên chưa thông thạo lắm phải tìm chỗ mời cụ vốt ca mới được.
 

Avelynn

Xe tải
Biển số
OF-366819
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
300
Động cơ
257,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
bài viết của cụ rất chi tiết, em đánh dấu tham gia cái đã:D
 

lucbanganh

Xe tải
Biển số
OF-339713
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
289
Động cơ
277,350 Mã lực
Nơi ở
Trần Duy Hưng
Rẽ phải ở trục đường láng này thì cứ thế rẽ thôi.
Xxx không bắt đâu.

Chỉ bắt đi thẳng Láng mà lại đứng vào cái chỗ xương cá thôi :D
Toàn thấy bắt 2b hướng đi thẳng Láng :D
Mình cũng không biết là bắt vì sao( vì chưa bị bắt) nhưng đoán là dừng đèn đỏ lại đứng vào đó :D
chuẩn lỗi này cụ ạ, xxx sẽ quy vào lỗi sai làn đường :))
 

Anhtuan279

Xe tải
Biển số
OF-347765
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
276
Động cơ
271,760 Mã lực
Nơi ở
mvtek
Website
www.mvtek.vn
hồi trước em cũng rẽ phải ở ngã tư có biển bảo được rẽ (nhưng đúng là không có đèn báo được rẽ, lúc đó đang là đèn đỏ) bị 1 chú xxx gọi vào, nhưng em vẫn cãi là có biển báo được rẽ và em bảo nếu không cho người ta rẽ thì các ông gỡ biển báo đi cho dân khỏi nhầm. cuối cùng em vẫn ko mất xu nào.
 

Anhtuan279

Xe tải
Biển số
OF-347765
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
276
Động cơ
271,760 Mã lực
Nơi ở
mvtek
Website
www.mvtek.vn
em có 2 thắc mắc nhờ các cụ tư vấn như sau:
1. Tại sao quy chuẩn không có vạch mắt võng màu trắng, chỉ được kẻ màu vàng - mà tại Hà Nội, có rất nhiều vạch mắt võng màu trắng (công an vẫn phạt)
2. Như cụ chủ nói, khi được rẽ phải, ngã tư phải hội tụ 2 yếu tố: biển báo được rẽ và đèn báo xanh được rẽ. Cái này em cũng thấy rất nhiều ngã được rẽ phải ở HN chỉ có biển bảo, không có đèn tín hiệu (bản thân em cũng bị công an tóm 1 lần khi có biển báo - không có đèn báo, nhưng em vẫn cãi cố được)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top