- Biển số
- OF-214
- Ngày cấp bằng
- 10/6/06
- Số km
- 24,974
- Động cơ
- 736,774 Mã lực
- Nơi ở
- Bơ Vơ Club
- Website
- www.facebook.com
ĐIỀU HÒA HAY MÁY HÚT ẨM?
Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lúc thì nóng chảy mỡ, lúc lạnh cắt da, lúc khô nứt mặt, lúc nồm bí bách. Thật là khó chịu, đúng là thay đổi như thời tiết (Đôi khi so sánh với sự hay thay đổi của một số ai đấy nhưng tôi hèn nên ứ dám nói) kkk.
Mùa mưa phùn, mùa nồm hẳn là ai cũng thấy khó chịu khi đi đường ướt át bẩn thỉu, về nhà thì ẩm thấp, quần áo giặt không khô, tường mốc, đồ điện tử lăn ra ăn vạ. Thế là có nhiều nguời chọn phương án mua 1 cái máy hút ẩm, sau đây gọi là MHA về để chiến đấu với thứ thời tiết khỉ gió này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải tốn xèng mua thêm máy hút ẩm trong khi nhà đã lắp điều hòa, sau đây viết tắt là ĐH? Khi tôi đi hỏi 10 người đã mua MHA thì ông nào cũng khen lấy khen để. Nào là dùng tốt lắm, dễ chịu lắm, hút tốt lắm, tao để chạy mấy tiếng mà ra mấy chục lít nước..... chả thấy ông nào phán 1 câu chê bai. he he. Mua rồi chả nhẽ cá chê…..
Nhân dịp nông nhàn, Gấu đi chơi, F1 học bài, tôi moi trong mớ tri thức hỗn độn ra viết 1 bài, hy vọng có thể giúp các mẹ có thêm một sự cân nhắc trong thời buổi thóc cao gạo kém này. Tuy nhiên các bạn bán máy hút ẩm không thích điều này.
Ai dùng MĐH không khí gia dụng, dù là ĐH 2 chiều hay ĐH 1 chiều đều biết là ĐH có chế độ LÀM KHÔ, diễn nôm là HÚT ẨM, trên cái Điều khiển TX thường được ghi là DRY đi kèm hình giọt nước. Bật chế độ này sẽ làm giảm độ ẩm không khí xuống.
Mặc dù ai cũng biết nhưng không phải ai cũng dùng chế độ này, có cái điều hòa chạy hết vòng đời vẫn không chạy chế độ này tẹo nào. Và xét về mặt nguyên lý, MHA chính là 1 chiếc ĐH chỉ có chức năng DRY mà thôi.
Vậy làm thế nào mà ĐH và MHA lại làm khô được không khí? làm khô có nghĩa là giảm độ ẩm, tương đương với việc rút bớt hơi nước trong không khí ra? tôi sẽ diễn giải từ từ bằng hình thức nôm na nhất. Có gì chưa chính xác xin các mẹ cứ đóng góp ý kiến, tôi sẽ tham khảo, nghiên cứu và sửa đổi nếu thấy đúng.
Đầu tiên phải nói về độ ẩm. hàng ngày các mẹ nghe dự báo thời tiết đều thấy thông báo chỗ nọ độ ẩm 80%, nơi kia độ ẩm 50% bla bla.
Cái độ ẩm mà các mẹ được nghe chính là ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI. Độ ẩm này càng cao thì càng thấy ẩm ướt, ngột ngạt, quần áo giặt càng lâu khô, lên đến trên 90% thì chỗ nào cũng sũng nước. Khó chịu vãi.
Có TƯƠNG ĐỐI ắt phải có TUYỆT ĐỐI. Tuy cùng là Độ ẩm nhưng đơn vị đo độ tuyệt đối lại là gam/mét khối (g/m³) chả giống bạn Tương đối tí nào. Căn bản là nó được tính toán bằng cách đem rút hết lượng nước của 1 m³ không khí ẩm bão hòa, cân lên được bao nhiêu thì chính là nó. Tất nhiên các mẹ sống ở các quốc gia khác cũng có thể dùng đơn vị khác phù hợp hơn, tôi đang sống ở VN nên mọi đơn vị tôi quy về TCVN cho hợp bạc.
Tuy là TUYỆT ĐỐI nhưng giá trị này lại khác nhau phụ thuộc vào áp suất của 1m³ không khí ấy. Để đỡ lằng nhằng, bài viết quy tất cả về áp suất môi trường cho dễ hiểu. Với áp suất môi trường tương đương 1 kg/cm2, rút hết lượng nước của 1 m³ không khí ẩm bão hòa, cân lên sẽ được khoảng 33 gam. Như vậy Độ ẩm tuyệt đối ở áp suất môi trường là 33g/m³. Nó là cơ sở để tính độ ẩm tương đối, sau đây gọi tắt là Độ ẩm cho gọn.
Bây giờ, các mẹ lại rút hết nước trong 1 m³ không khí đem lên cân, được bao nhiên chia cho độ ẩm tuyệt đối rồi nhân với 100% là có ngay Độ ẩm.
Ví dụ các mẹ cân được 16,5 g thì độ ẩm sẽ là 16,5/33 x 100% = 50%. Quá đơn giản. Tương tự, khi các mẹ cân được 33 gam thì độ ẩm sẽ là 100%!
Trong không khí bao giờ cũng có nước, chả ít thì nhiều. Bạn nước này có 1 đặc tính là gặp nóng thì bay hơi, nóng quá thì sôi ùng ục, gặp lạnh thì ngưng tụ lai thành nước, lạnh quá thì đông thành đá. ĐH và MHA dựa vào đặc tính này để có thể tách nước ra khỏi không khí, giảm độ ẩm xuống cho các mẹ cảm giác khô ráo, dễ chịu, sịnh hoạt đỡ bực mình.
Nước sôi ở 100 độ C và đông đá ở 0 độ C, cái này ai cũng biết. Tuy nhiên có thêm 1 giá trị nhiệt độ nữa mà các mẹ cũng nên biết, đó là nhiệt độ mà tại đó hơi nước thay đổi giữa 2 trạng thái lỏng và hơi. Kỹ thụt bọn tôi gọi là Nhiệt độ điểm sương. Có nghĩa là làm nóng nước đến nhiệt độ này thì nước sẽ bốc hơi, còn làm lạnh hơi nước đến nhiệt độ này thì nước sẽ hóa lỏng, kỹ thụt gọi là ngưng tụ.
Giá trị nhiệt độ điểm sương này cũng không cố định mà thay đổi theo áp suất không khí. Ở chế độ DRY, ĐH và MHA sẽ điều tiết cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn nhiệt độ này, không khí có hơi nước đi qua giàn lạnh sẽ tách ra khỏi không khí, ngưng tụ lại và chảy ra ngòi nếu là ĐH và chảy vào bình chứa nếu là MHA. và không khí cứ thế khô dần, khô dần. Tất nhiên là bật ĐH ở chế độ LÀM LẠNH (COOL) thì vẫn có tác dụng làm khô không khí, nhưng nhanh hơn DRY nhiều.
Sau đây tôi sẽ nêu những ưu nhược điểm của việc sử dụng ĐH và MHA để làm khô không khí, tất nhiên đây vẫn chỉ là quan điểm của cá nhân em, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung cho mớ kiến thức mọt lỗ chỗ này.
Sử dụng ĐH chế độ DRY để làm khô không khí:
Ưu điểm:
- Không tốn thêm chi phí đầu tư MHA.
- Không phải đi đổ nước, nước ngưng tụ tự chảy ra ngoài.
- Không chiếm thêm chỗ trong nhà.
- Làm khô nhanh.
Nhược điểm:
- Nhiều người kêu tốn điện hơn MHA, tuy nhiên tôi không đồng ý với ý kiến này, nhất là ĐH Inverter vì giàn lạnh chỉ duy trì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương 1 chút.
- Kết quả không nhìn thấy bằng mắt thường nếu ko có ẩm kế.
- Nhiệt độ phòng sẽ giảm đi vài độ tạo cảm giác lạnh hơn.
- Mời các mẹ bổ sung.
Sử dụng MHA để làm khô không khí:
Ưu điểm:
- Sử dụng đơn giản, bật phát là chạy.
- Tha lôi đi khắp nơi trong nhà được, nhét phòng nào cũng tiện.
- Có vẻ tốn ít điện hơn. tôi cũng không đồng ý với ý kiến này.
- Thấy kết quả ngay, mỗi lần đi đổ nước là 1 lần sướng.
Nhược điểm:
- Tốn thêm xèng mua MHA. mà bọn này đắt lòi mắt, toàn 4 đến 5 củ 1 con hàng có thương hiệu, lắm con còn hơn chục củ. Hàng Nhật bãi cũng tầm 2 củ roài.
- Tốn thêm chỗ, nhà nào chật thì càng bất lợi.
- Phải đi đổ nước hàng ngày, có ngày 2 phát.
Nhân đây tôi cũng nói luôn, giời nồm mời các mẹ đóng cái cửa vào. Mở cửa chả thoáng thêm được tí nào mà càng thêm ẩm. Và tuyệt đối không bật quạt. Bật quạt thì nhà có vũng nước luôn.
Hy vọng các mẹ sau khi xem qua bài viết của tôi thì có thêm cơ sở để cân nhắc việc sắm thêm MHA hay không cho phù hợp với ngôi nhà thân yêu và ví tèng của của mình.
Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp, thậm chí là gạch đá về bài viết, tôi đội nồi cơm điện rồi he he.
Xin lưu ý rằng tôi chỉ là người dùng, không buôn bán bất kỳ mặt hàng gì. Chẳng may qua bài viết này mà doanh số MHA có giảm thì cũng xin các thương gia lượng thứ.
Trân trọng
Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lúc thì nóng chảy mỡ, lúc lạnh cắt da, lúc khô nứt mặt, lúc nồm bí bách. Thật là khó chịu, đúng là thay đổi như thời tiết (Đôi khi so sánh với sự hay thay đổi của một số ai đấy nhưng tôi hèn nên ứ dám nói) kkk.
Mùa mưa phùn, mùa nồm hẳn là ai cũng thấy khó chịu khi đi đường ướt át bẩn thỉu, về nhà thì ẩm thấp, quần áo giặt không khô, tường mốc, đồ điện tử lăn ra ăn vạ. Thế là có nhiều nguời chọn phương án mua 1 cái máy hút ẩm, sau đây gọi là MHA về để chiến đấu với thứ thời tiết khỉ gió này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải tốn xèng mua thêm máy hút ẩm trong khi nhà đã lắp điều hòa, sau đây viết tắt là ĐH? Khi tôi đi hỏi 10 người đã mua MHA thì ông nào cũng khen lấy khen để. Nào là dùng tốt lắm, dễ chịu lắm, hút tốt lắm, tao để chạy mấy tiếng mà ra mấy chục lít nước..... chả thấy ông nào phán 1 câu chê bai. he he. Mua rồi chả nhẽ cá chê…..
Nhân dịp nông nhàn, Gấu đi chơi, F1 học bài, tôi moi trong mớ tri thức hỗn độn ra viết 1 bài, hy vọng có thể giúp các mẹ có thêm một sự cân nhắc trong thời buổi thóc cao gạo kém này. Tuy nhiên các bạn bán máy hút ẩm không thích điều này.
Ai dùng MĐH không khí gia dụng, dù là ĐH 2 chiều hay ĐH 1 chiều đều biết là ĐH có chế độ LÀM KHÔ, diễn nôm là HÚT ẨM, trên cái Điều khiển TX thường được ghi là DRY đi kèm hình giọt nước. Bật chế độ này sẽ làm giảm độ ẩm không khí xuống.
Mặc dù ai cũng biết nhưng không phải ai cũng dùng chế độ này, có cái điều hòa chạy hết vòng đời vẫn không chạy chế độ này tẹo nào. Và xét về mặt nguyên lý, MHA chính là 1 chiếc ĐH chỉ có chức năng DRY mà thôi.
Vậy làm thế nào mà ĐH và MHA lại làm khô được không khí? làm khô có nghĩa là giảm độ ẩm, tương đương với việc rút bớt hơi nước trong không khí ra? tôi sẽ diễn giải từ từ bằng hình thức nôm na nhất. Có gì chưa chính xác xin các mẹ cứ đóng góp ý kiến, tôi sẽ tham khảo, nghiên cứu và sửa đổi nếu thấy đúng.
Đầu tiên phải nói về độ ẩm. hàng ngày các mẹ nghe dự báo thời tiết đều thấy thông báo chỗ nọ độ ẩm 80%, nơi kia độ ẩm 50% bla bla.
Cái độ ẩm mà các mẹ được nghe chính là ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI. Độ ẩm này càng cao thì càng thấy ẩm ướt, ngột ngạt, quần áo giặt càng lâu khô, lên đến trên 90% thì chỗ nào cũng sũng nước. Khó chịu vãi.
Có TƯƠNG ĐỐI ắt phải có TUYỆT ĐỐI. Tuy cùng là Độ ẩm nhưng đơn vị đo độ tuyệt đối lại là gam/mét khối (g/m³) chả giống bạn Tương đối tí nào. Căn bản là nó được tính toán bằng cách đem rút hết lượng nước của 1 m³ không khí ẩm bão hòa, cân lên được bao nhiêu thì chính là nó. Tất nhiên các mẹ sống ở các quốc gia khác cũng có thể dùng đơn vị khác phù hợp hơn, tôi đang sống ở VN nên mọi đơn vị tôi quy về TCVN cho hợp bạc.
Tuy là TUYỆT ĐỐI nhưng giá trị này lại khác nhau phụ thuộc vào áp suất của 1m³ không khí ấy. Để đỡ lằng nhằng, bài viết quy tất cả về áp suất môi trường cho dễ hiểu. Với áp suất môi trường tương đương 1 kg/cm2, rút hết lượng nước của 1 m³ không khí ẩm bão hòa, cân lên sẽ được khoảng 33 gam. Như vậy Độ ẩm tuyệt đối ở áp suất môi trường là 33g/m³. Nó là cơ sở để tính độ ẩm tương đối, sau đây gọi tắt là Độ ẩm cho gọn.
Bây giờ, các mẹ lại rút hết nước trong 1 m³ không khí đem lên cân, được bao nhiên chia cho độ ẩm tuyệt đối rồi nhân với 100% là có ngay Độ ẩm.
Ví dụ các mẹ cân được 16,5 g thì độ ẩm sẽ là 16,5/33 x 100% = 50%. Quá đơn giản. Tương tự, khi các mẹ cân được 33 gam thì độ ẩm sẽ là 100%!
Trong không khí bao giờ cũng có nước, chả ít thì nhiều. Bạn nước này có 1 đặc tính là gặp nóng thì bay hơi, nóng quá thì sôi ùng ục, gặp lạnh thì ngưng tụ lai thành nước, lạnh quá thì đông thành đá. ĐH và MHA dựa vào đặc tính này để có thể tách nước ra khỏi không khí, giảm độ ẩm xuống cho các mẹ cảm giác khô ráo, dễ chịu, sịnh hoạt đỡ bực mình.
Nước sôi ở 100 độ C và đông đá ở 0 độ C, cái này ai cũng biết. Tuy nhiên có thêm 1 giá trị nhiệt độ nữa mà các mẹ cũng nên biết, đó là nhiệt độ mà tại đó hơi nước thay đổi giữa 2 trạng thái lỏng và hơi. Kỹ thụt bọn tôi gọi là Nhiệt độ điểm sương. Có nghĩa là làm nóng nước đến nhiệt độ này thì nước sẽ bốc hơi, còn làm lạnh hơi nước đến nhiệt độ này thì nước sẽ hóa lỏng, kỹ thụt gọi là ngưng tụ.
Giá trị nhiệt độ điểm sương này cũng không cố định mà thay đổi theo áp suất không khí. Ở chế độ DRY, ĐH và MHA sẽ điều tiết cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn nhiệt độ này, không khí có hơi nước đi qua giàn lạnh sẽ tách ra khỏi không khí, ngưng tụ lại và chảy ra ngòi nếu là ĐH và chảy vào bình chứa nếu là MHA. và không khí cứ thế khô dần, khô dần. Tất nhiên là bật ĐH ở chế độ LÀM LẠNH (COOL) thì vẫn có tác dụng làm khô không khí, nhưng nhanh hơn DRY nhiều.
Sau đây tôi sẽ nêu những ưu nhược điểm của việc sử dụng ĐH và MHA để làm khô không khí, tất nhiên đây vẫn chỉ là quan điểm của cá nhân em, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung cho mớ kiến thức mọt lỗ chỗ này.
Sử dụng ĐH chế độ DRY để làm khô không khí:
Ưu điểm:
- Không tốn thêm chi phí đầu tư MHA.
- Không phải đi đổ nước, nước ngưng tụ tự chảy ra ngoài.
- Không chiếm thêm chỗ trong nhà.
- Làm khô nhanh.
Nhược điểm:
- Nhiều người kêu tốn điện hơn MHA, tuy nhiên tôi không đồng ý với ý kiến này, nhất là ĐH Inverter vì giàn lạnh chỉ duy trì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương 1 chút.
- Kết quả không nhìn thấy bằng mắt thường nếu ko có ẩm kế.
- Nhiệt độ phòng sẽ giảm đi vài độ tạo cảm giác lạnh hơn.
- Mời các mẹ bổ sung.
Sử dụng MHA để làm khô không khí:
Ưu điểm:
- Sử dụng đơn giản, bật phát là chạy.
- Tha lôi đi khắp nơi trong nhà được, nhét phòng nào cũng tiện.
- Có vẻ tốn ít điện hơn. tôi cũng không đồng ý với ý kiến này.
- Thấy kết quả ngay, mỗi lần đi đổ nước là 1 lần sướng.
Nhược điểm:
- Tốn thêm xèng mua MHA. mà bọn này đắt lòi mắt, toàn 4 đến 5 củ 1 con hàng có thương hiệu, lắm con còn hơn chục củ. Hàng Nhật bãi cũng tầm 2 củ roài.
- Tốn thêm chỗ, nhà nào chật thì càng bất lợi.
- Phải đi đổ nước hàng ngày, có ngày 2 phát.
Nhân đây tôi cũng nói luôn, giời nồm mời các mẹ đóng cái cửa vào. Mở cửa chả thoáng thêm được tí nào mà càng thêm ẩm. Và tuyệt đối không bật quạt. Bật quạt thì nhà có vũng nước luôn.
Hy vọng các mẹ sau khi xem qua bài viết của tôi thì có thêm cơ sở để cân nhắc việc sắm thêm MHA hay không cho phù hợp với ngôi nhà thân yêu và ví tèng của của mình.
Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp, thậm chí là gạch đá về bài viết, tôi đội nồi cơm điện rồi he he.
Xin lưu ý rằng tôi chỉ là người dùng, không buôn bán bất kỳ mặt hàng gì. Chẳng may qua bài viết này mà doanh số MHA có giảm thì cũng xin các thương gia lượng thứ.
Trân trọng
Chỉnh sửa cuối: