6 loại Đông dược được sử dụng phổ biến nhất trong Điều trị Ung thư phổi
Có khoảng 133 loại thuốc Đông Y đã được sử dụng để điều trị ung thư phổi, chủ yếu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới phổi và thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Trong một cuộc khảo sát tiến hành năm 2013 đối với 24 cuộc thử nghiệm y tế ở Trung Quốc áp dụng trên bệnh nhân Ung thư phổi không tế bào nhỏ thì người ta thấy
6 loại thuốc Đông dược được sử dụng nhiều và phổ biến nhất như sau:
1. Hoàng kỳ (Astragalus/ Huang Qi)
Một trong những loại thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất trong Đông y, rễ Hoàng kỳ đã được chứng minh là tăng cường miễn dịch.
Theo các nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, Hoàng kỳ có tác dụng ức chế sự phát triển và ngăn chặn sự di căn của khối u, giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị và có thể tăng cường tác dụng của các loại thuốc hóa trị dựa trên phóng xạ như Cisplatin và Carboplatin. Một nghiên cứu báo cáo rằng chất lượng cuộc sống được cải thiện đối với những bệnh nhân sử dụng Hoàng kỳ (qua phương pháp tiêm) trong suốt quá trình hóa trị với Cisplatin và Vinorelbine.
2. Nam sa sâm (Adenophora tetraphylla / Nan Sha Shen)
Nam sa sâm này hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và được chủ trị cho ho khan với một chút đờm. Một nghiên cứu tiêm chiết xuất của thảo dược này vào màng bụng và cho thấy kết quả giảm được viêm (tác nhân hình thành mạch máu nuôi dưỡng ung thư).
Trong Đông y,
Nam sa sâm được dùng trị: 1. Viêm khí quản cấp tính và mạn tính; 2. Phế ung khái huyết; 3. Âm hư phát nhiệt; 4. Ho khan; 5. Hầu họng sưng đau.
3. Cam thảo (Licorice root/ Gan Cao)
Cam thảo có tác dụng chữa ho lao, ho lâu ngày, chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, nhỏ mạch yếu, chữ mụn nhọt, ngộ độc.
Trong Đông y,
Cảm thảo có vị ngọt, tính bình. Sinh thảo có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, tác dụng giải co thắt cơ trơn, gây tăng tiết dịch vị của histamin, tăng bài tiết mật, chống viêm và chống dị ứng, tác dụng oestrogen, tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng.
4. Phục Linh (Poria cocos/ Fu Ling)
Phục Linh có tác dụng lợi tiểu, có thể giảm đờm và giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn.
Trong Đông y,
Phục linh thường được sử dụng để chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm.
5. Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa / Bai Hua She She Cao)
Bạch hoa xà thiệt thảo ở Mĩ còn được gọi là cỏ lưỡi rắn (snake-needle grass), loại thảo dược này đã chứng tỏ được khả năng chống ung thư và giảm nhẹ ảnh hưởng của hóa trị trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu trên động vật. Loại thảo dược này kích thích cho tế bào ung thư tự chết theo chương trình (apoptosis) và nó thúc đẩy hệ miễn dịch tìm kiếm và phá hủy tế bào ung thư. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tác dụng của thuốc trong việc chống hình thành mạch máu của khối u qua việc giảm tác nhân alpha, interleukin-6 và prostagladin-2.
Trong Đông y thì Bạch hoa xà thiệt thảo có trong một bài thuốc nổi tiếng chữa ung thư chỉ gồm 2 thành phần là "Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán Chi liên". Gần đây, các báo hay nhắc tới bài thuốc của tù nhân Trung Quốc với hai vị trên được bác
"Hy râu" áp dụng thành công.
6. Rễ măng tây, Thiên môn Đông(Asparagus root / Tian Men Dong)
Qua các nghiên cứu về rễ măng tây để kiểm tra dược tính của nó trên chuột đã có bằng chứng chỉ ra rằng nó có tác dụng chống lại tế bào ung thư ở ung thư phổi và bạch cầu. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng rễ của măng tây còn có tác dụng ức chế sự sản sinh tác nhân hoại tử của tế bào ung thư.
Trong Đông y,
rễ măng tây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục, còn cung cấp chất khoáng cho cơ thể, làm giảm lượng glucose niệu. Rễ lợi tiểu hơn măng, làm giảm lượng muối, giúp ăn ngon và làm dịu tim Asparagin rất cần cho sự xây dựng, sự phân chia các tế bào và sự phục hồi cơ thể.
Thưa các cụ, các cụ có thấy 6 vị này quen quen không? Đây chính là các vị trong
bài thuốc của anh Thanh Mai có học từ Y văn cuả Thiên Gia Diệu Phương mà em đã nhắc tới trước kia, em xin trích lại bài thuốc đó để các cụ tiện theo dõi:
Bài 1: Trị Ung thư phổi, lao phổi, phế quả, ho khạc ra đờm, trong đờm có máu, đau ngực, thở dốc, thở hổn hển, khản tiếng.
Công thức gồm có:+ Bạch mao căn, Rau diếp cá,
Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết dụ diệp, Ý Dĩ: mỗi vị 30g; Bách hợp, Sinh địa, Kim ngân hoa: mỗi vị 15g;
Nam sa sâm, Bắc sa sâm: mỗi vị 12g;
Thiên môn đông, mạch môn đông, Hoàng cầm, Trần bì: mỗi vị 9g.
Bài 2: Trị Lao phổi thời kỳ cuối, tức ngực, ho, đau đầu, mắt sưng đau, thở dốc, hốt hoảng, mệt mỏi, kém ăn, đầy bụng, chân phù, rêu lưỡi trắng.
Công thức gồm có:+ Hoắc hương, Lá phong lan, Nam tinh, Bán hạ, Bạch biển đậu: mỗi vị 10g; Trần bì, Ngô thù du, Hoàng liên: mỗi vị 6g; Hoạt thạch 15g,
Phục linh 15g, Cam thảo 3g