Thưa các cụ, ngày đầu đưa bà cụ về nhà các anh em trong nhà bắt đầu sắp xếp lại nhà cửa để bắt đầu vào một cuộc chiến mới. Em cho gọi lắp ngay một đường Internet đến phòng bà cụ, gọi mua ngay một đầu phát Android với mục đích nếu có phải giải thích cho bà cụ điều gì thì em có thể bật ngay Youtube để sinh động và dễ hiểu; nếu sau này cụ khỏe mạnh thì em cũng mở các bài tập thiền, tập dịch cân kinh trên Internet cho cụ dễ học. Em cũng tịch thu cái Tab của thằng cu nhà em để cài hình ảnh, bài hát mà bà cụ yêu thích để cụ đỡ buồn. Em cũng sắm cho bà cụ cái giường mới rộng rãi hơn để nhỡ khi bà yếu mệt có khách đến thăm thì trông đỡ luộm thuộm. Các anh chị cũng sửa sang lại phòng bếp cho sạch sẽ hơn để còn có chỗ sắc lá đu đủ. Bếp thì thêm quạt hút mùi, thông gió để khi xào nấu đỡ mùi ảnh hưởng tới hô hấp của bà cụ…
Nhưng còn một công việc rất quan trọng là
chế độ ăn uống cho bà cụ như thế nào để có thể không bị giảm cân mà không ảnh hưởng tới việc điều trị. Trước đó bác sĩ cũng có nói là bà muốn ăn gì thì cho bà ăn cái đấy quan trọng là đừng để mất cân nặng vì nếu mất thi khó mà phục hồi được. Nhưng em cũng đọc thoáng qua các trường hợp chiến thắng ung thư lại nhờ ăn kiêng. Em xin liệt kê các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng mà em sưu tầm được như sau:
Quan niệm sai trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư
BS. Đoàn Lực (Bệnh viện K Hà Nội) cho rằng việc kiêng thịt đỏ, kiêng chất giàu đạm là không phù hợp.
Quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và thậm chí không nghe lời khuyên của thầy thuốc là kiêng ăn ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là ăn thịt, rau, thậm chí quan niệm thịt, rau có màu đỏ là kiêng tuyệt đối vì ăn nhiều kích thích ung thư phát triển nhanh hoặc kiêng ăn thịt gà, trứng vịt lộn, rau dền, cà rốt... Điểm sai lầm ở chỗ nhu cầu của người bệnh cũng như người thường cần năng lượng cho hoạt động của cơ thể, thậm chí cần nhiều hơn cho nhu cầu điều trị bệnh ung thư…
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bệnh viện ung bướu Hưng việt thì coi trọng việc bổ sung protein và khoáng chất trước và sau khi điều trị ung thư
Những bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư nên được bổ sung lượng lớn protein hơn bình thường để cơ thể tăng sức kháng cự với những tế bào đã mắc ung thư. Thêm vào đó, sau khi điều trị ung thư bằng hóa chất hoặc xạ trị thì cũng vẫn cần bổ sung protein vào trong cơ thể để phòng tránh những chứng bệnh viêm nhiễm. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ bơ sữa, lạc, các sản phẩm chế biến từ đậu tương.
Điều trị dinh dưỡng ung thư chuyên biệt
Prosure cho rằng trong quá trình điều trị bệnh ung thư, người bệnh cần có một sức khỏe dinh dưỡng thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh, vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị.
Protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương và tăng cường thể chất. Lượng protein ăn vào thường bị giảm do bệnh nhân thay đổi về mùi vị, khẩu vị và mệt mỏi. Nên cung cấp đủ protein từ 1.1-1.3g/kg/ngày. Những nguồn protein tốt gồm thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các sản phẩm sữa. Sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, cần thêm protein để làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra nên bổ sung thực phẩm chức năng có công thức đặc biệt của hãng.
Phương pháp Thực dưỡng Ohsawa Nhật Bản
Đây chính là phương pháp mà bác Amitabha đã giới thiệu ở đầu thớt.
Thực dưỡng Osawa nói đơn giản là một phương pháp ăn chay thuận với thiên nhiên và cân bằng Âm – Dương của cơ thể. Phương pháp này cung cấp 7 cách ăn của thực dưỡng trong đó thực phầm chính của thực dưỡng Osawa là các loại ngủ cốc và rau củ tự nhiên đặc biệt là gạo lứt và muôí mè, chỉ có 2 trong 7 phương thức sử dụng 10 ~ 20% thịt trong khẩu phần ăn.
Tiết thực chữa ung thư?
Bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng- Chủ nhiệm bộ môn cảm xạ học (thuộc Liên hiệp khoa học công nghệ và ứng dụng tin học Việt Nam) cho rằng: Khái niệm tiết thực bắt đầu được người Việt Nam biết đến thông qua cuốn “Tuyệt thực đi về đâu” của ông Thái Khắc Lễ- một cuốn sách chỉ dẫn phương pháp nhịn ăn để tăng cường sức khoẻ và tránh hậu quả của việc nhịn ăn không đúng cách.
Theo quan điểm của nhiều người, việc tiết thực có thể chữa khỏi bệnh ung thư có thể ly giải như sau: Do chất độc được tàng trữ quá nhiều nên theo phản ứng sinh tồn, cơ thể phải tự “gom” các chất độc ấy vào một chỗ, tạo thành những khối u vi trùng, đó là những tế bào ung thư. Khi ta không đưa dinh dưỡng từ ngoài vào, cơ thể buộc phải chuyển đổi cơ cấu sinh ly từ hấp thụ sang đào thải, nghĩa là lấy phần dự trữ từ các mô bên trong để nuôi chính cơ thể, các chất tích luỹ theo đó tự phân huỷ. Những người bị ung thư, càng ăn uống nhiều đồ bổ thì khối u càng phát triển. Khi tiết thực, khối u sẽ thiếu dinh dưỡng nên dừng phát triển và teo dần, trongmột số trường hợp là bị teo hết. Tuy nhiên, với một số trường hợp cơ thể vốn đã suy kiệt, việc tiết thực có thể làm cơ thể suy nhược thêm và khi đó tiết thực giảm tác dụng “gây hại” cho người bệnh.
Tin “thần y“, một người bệnh tuyệt thực đến chết
Cũng có trường hợp thực hiện việc tiết thực không thành công như chị Thanh (50 tuổi, ngụ thôn Bình Lợi, thuộc xã Bình Điền, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) tử vong do chữa bệnh theo phương pháp nhịn ăn của “bác sĩ” Phạm Thị Như Quế (76 tuổi). Trao đổi với phóng viên, người này cho biét “từng công tác giảng dạy trong ngành y nhiều năm”. Bà Quế cho rằng đã áp dụng chữa bệnh tật bằng phương pháp dưỡng sinh Ohsawa (hiểu nôm na là nhịn ăn, uống nước trong) từ hàng chục năm, “thấy hiệu quả nên đem ra chữa trị rộng rãi cho những ai có nhu cầu”; đặc biệt từ năm 2004 mở cơ sở khám chữa bệnh tại nhà.
Như vậy gần như có 2 quan điểm trái ngược nhau về dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị ung thư. Thầy thuốc theo quan điểm phương Đông thì cho rằng
chỉ nên ăn thanh đạm rất ít hoặc không sử dụng protein để cắt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư. Còn các bác sĩ theo các phương pháp Tây y thì cho rằng đó là quan điểm sai lầm vì người bệnh sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết vì ung thư và khuyên
bệnh nhân nên ăn uống nhiều đạm, protein và bổ sung thêm chất xơ và khoáng chất.
Vì bà cụ nhà em không trải qua phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị nên sức khỏe tuy có yếu nhưng vẫn còn đi lại được nên em thiên về ăn kiêng. Khi đó em cũng chưa biết chi tiết về phương pháp thực dưỡng Ohsawa mà em biết tới một phương pháp khác gọi là Budwig Protocol từ các bệnh nhân trên diễn đàn Inspire.
Phương pháp Budwig
Giáo sư Johanna Budwig (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1908, mất ngày 19 tháng 5 năm 2003), bảy lần được đề nghị giải Nobel, nhà dược học, hóa học, vật lý học, với bằng tiến sĩ về vật lý. Bà từng phụ trách nhóm chuyên gia nghiên cứu về thuốc và chất béo ở Viện nghiên cứu chất béo tại Đức. Bà được giới chuyên môn công nhận là chuyên gia hàng đầu thế giới về dầu và chất béo. Bà nghiên cứu rất sâu về tác động độc hại của sự hydro hóa và các chất béo đã bị làm biến chất lên sức khỏe, đồng thời cũng
kết luận về khả năng kỳ diệu của các axit béo thiên nhiên thiết yếu trong việc chữa bệnh mãn tính, kể cả ung thư. Nguyên liệu chính của phương pháp Budwig là dầu hạt Lanh và phô mai tươi và bổ sung các loại hạt béo khác (trừ lạc và hạt điều) cùng các loại trái cây.