Ủy ban ATGT quốc gia đang kiến nghị tịch thu xe nếu lái xe vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, cụ thể là: "Nếu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện".
Việc tranh cãi khá là gay gắt từ phía người dân tới các luật sư, từ chính những người làm công tác trật tự tới những người thường xuyên phá hoại trật tự. Để rộng đường dư luận, nhà cháu làm một ít FAQ sau khi tham khảo các ý kiến, lấy thông tin vài nơi. Mong các cụ đóng góp thêm trên cơ sở cân đối giữa tình và lý.
Q: Tịch thu xe là hành động vi phạm hiến pháp, cụ thể là quyền sở hữu tài sản hợp pháp được quy định tại điều 32 hiến pháp nước CHXHCNVN?
A: Hoàn toàn không đúng. Việc sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoàn toàn có thể dẫn tới việc mất một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng và sở hữu tài sản đó tuỳ theo loại hành vi và mức độ được quy định trong các văn bản luật. Điều 46 hiến pháp viết: công dân có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp và pháp luật, và pháp luật có nhiều điều quy định về việc tước đoạt một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng, sở hữu tài sản. Ngay trong luật hiện hành, hình phạt bổ sung cho hành vi đua xe trái phép là tịch thu phương tiện (điều 34 nghị định 171 của chính phủ ban hành ngày 13/11/2013).
Q: Ngoài Việt Nam, liệu có quốc gia nào trên thế giới tịch thu xe khi phát hiện người lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép?
A: Ngược với nhiều người nghĩ, việc này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nhiều tổ chức phi chính phủ còn vận động các quốc gia chưa thông qua luật này sớm triển khai áp dụng để giảm tỷ lệ tai nạn do rượu bia gây ra. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc tịch thu xe thực sự có tác dụng, tỷ lệ người bị tịch thu tái phạm thấp hơn hẳn những nơi không áp dụng luật này.
(Có thể tìm google với keyword: "confiscation of vehicle" hoặc "vehicle confiscation"). Ở nhiều quốc gia, ngoài việc tịch thu xe, người lái xe có thể bị đi tù và phạt bổ sung với khoản tiền phạt còn lớn hơn nhiều giá trị xe, đặc biệt với người tái phạm nhiều lần về nồng độ cồn (dù chưa gây tai nạn).
Mỹ, Úc, New Zealand hay châu Âu đều có quy định tịch thu xe vi phạm nồng độ cồn. Các quốc gia và bang có quy định cụ thể khác nhau, có thể bổ sung thêm phạt tù hay lao động công ích. Một số nước chỉ cần quyết định của CSGT là thu xe, một số nước thì phải qua tòa án quyết định. Các quốc gia khác mọi người tự tìm hiểu thêm.
Q: Nếu người lái xe không phải là chủ xe thì sao? Chủ xe có tội tình gì mà phải chịu mất xe - một tài sản có giá trị lớn khi người mượn xe mới là kẻ có lỗi?
A: Về mặt pháp lý, người cho mượn xe phải chấp nhận rủi ro gây ra bởi việc cho mượn. Việc bị tịch thu xe do vi phạm nồng độ cồn bởi người mượn là một rủi ro, giống như nhiều rủi ro khác như: xe gây tai nạn chết người, xe bị hỏng một phần hoặc hỏng hoàn toàn do vi phạm luật giao thông hoặc do bất cẩn (chẳng hạn chìm xuống sông hay rơi xuống vực) hoặc xe sử dụng vào hoạt động tội phạm (chuyên chở ma túy, cướp giật, buôn lậu...). Tùy từng trường hợp, luật pháp quy định người cho mượn phải chịu trách nhiệm liên đới, một phần hay toàn bộ.
Chẳng hạn, theo nghị định 171 mới nhất thì đua xe bị tịch thu bất kể xe mượn hay xe chính chủ, có biết hay không biết người mượn sẽ đua xe hay không. Trước đó, thông tư số 10 liên bộ (Bộ Nội Vụ, VKSNDTC và TANDTC) ngày 31/12/1996 về xử lý đua xe trái phép có chia rõ từng trường hợp chủ sở hữu hay không, người cho mượn có biết hay không việc đua xe của người mượn. Cụ thể tại điều 3a:
Đối với người chủ xe và người mượn xe, việc xe bị tịch thu sẽ phát sinh quan hệ dân sự giữa hai người. Căn cứ vào luật dân sự, người chủ xe có thể kiện người mượn xe đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông dẫn tới xe bị tịch thu. Điều này áp dụng cho cả xe thuộc sở hữu nhà nước.
Q: Nếu xe bị trộm, cướp và người cầm lái vi phạm nồng độ cồn theo quy định trên thì xử lý ra sao? Hoặc xe cho mượn nhưng người cho mượn không nhận và cho rằng người lái tự ý lấy xe đi?
A: Cùng với nhiều trường hợp đặc biệt khác, cơ quan xây dựng văn bản pháp luật sẽ cân nhắc xử lý tránh những bất hợp lý phát sinh. Trường hợp có sự khác biệt giữa lời khai chủ xe và người cầm lái, cơ quan công an sẽ có trách nhiệm xác minh và xử lý người vi phạm theo nguyên tắc đúng người đúng tội, không để sót người lọt tội nhưng cũng không để oan sai.
Q: Việc xử lý xe tịch thu xe thế nào? Liệu có tiêu cực trong xử lý, giải quyết vi phạm? Chẳng hạn, người vi phạm sẵn sàng hối lộ một số tiền rất lớn để không bị thu xe? Chiếc xe giá trị lớn rồi thanh lý vòng vèo giá rẻ gây thiệt hại cho xã hội?
A: Do đã có quy định về tịch thu phương tiện với hành vi đua xe trái phép nên việc xử đã có quy trình cụ thể, không phải là lần đầu áp dụng. Tiêu cực, nếu có, là vấn đề khác và chúng ta, bao gồm cả người dân, phải phát hiện và xử lý tiêu cực đó nếu nó xảy ra. Không thể vì một vấn đề nhỏ hơn mà né tránh vấn đề lớn hơn.
Q: Do hình phạt quá nặng, liệu có dẫn tới tình trạng người lái xe liều lĩnh bỏ chạy hoặc chống đối bằng mọi giá gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt trong tình trạng nồng độ cồn cao kích động tâm lý theo chiều hướng không kiểm soát được?
A: Đây là câu hỏi hay và trúng. Thực tế chứng minh lo lắng này là có cơ sở vì trong quá trình vây bắt và xử lý đua xe trái phép, nhiều "quái xế" đã liều lĩnh lao thẳng vào lực lượng chức năng hoặc lao vào dòng người giao thông với tốc độ cao nhằm trốn tránh bị xử lý. Đã có những tai nạn thương tâm cho cả người vi phạm và những người khác. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta né tránh không xử lý.
Trong quá khứ, công an Thanh Hóa đã có sáng kiến sử dụng lưới bắt xe đua, vừa hiệu quả lại hạn chế tai nạn. Qua đó tình trạng đua xe giảm đáng kể. Trong quá trình triển khai phát hiện xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn, các lực lượng chức năng có thể cân nhắc phối hợp các biện pháp nghiệp vụ, hạn chế truy đuổi nhằm tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng. Ngoài ra, có thể song hành tuyên truyền đến từng người dân, từng nhà hàng quán nhậu và bổ sung các hình phạt có tính chất răn đe đối với hành vi chống người thi hành công vụ.
Q: Với chiếc xe trị giá hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng, liệu có những rủi ro về kinh tế xã hội chưa được tính đến? Chẳng hạn, hoạt động cho thuê xe tự lái sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn bởi rất khó bắt người thuê đặt cọc số tiền tương đương giá trị xe. Các công ty có xe khi giao xe cho lái xe, liệu tài sản của người lái có đủ đảm bảo cho việc đền bù chiếc xe? Khi người lái gây tai nạn, thiệt hại về tài sản và con người thì có bảo hiểm lo nhưng nếu vi phạm nồng độ cồn dẫn tới tịch thu xe thì bảo hiểm nào lo?
A: Thực tế, khi người lái gây tai nạn làm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp có nồng độ cồn vượt mức cho phép thì các hãng bảo hiểm vẫn từ chối chi trả. Vì vậy, việc tịch thu xe với hành vi vi phạm nồng độ cồn không nằm ngoài những rủi ro lâu nay doanh nhiệp và người chủ xe vẫn phải đối mặt khi người lái xe sử dụng rượu bia lúc lái xe. Ngược lại, nếu việc tịch thu xe được áp dụng với vi phạm nồng độ cồn ở mức cao sẽ giúp hạn chế ngay từ đầu nguy cơ gây ra tai nạn do rượu bia, nhờ đó các doanh nghiệp sẽ ít gặp rủi ro bị bảo hiểm từ chối chi trả. Nói cách khác, việc giảm tình trạng uống rượu bia khi lái xe nhờ quy định này giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông, qua đó giảm chi phí cho doanh nghiệp vận tải.
Có thể nói, quy định này đem lại lợi ích nhiều hơn là thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.
Q: Liệu có thể cho phép người vi phạm chuộc lại xe của mình? Hoặc với những xe giá trị lớn, có thể đặt mức trần tiền chuộc, chẳng hạn xe 5 tỷ thì chỉ cần nộp 1 tỷ là lấy lại xe. 1 tỷ cũng là quá đủ để răn đe.
A: Đây là những vấn đề cụ thể cần tới sự đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng cũng như người dân. Do mới là kiến nghị và xây dựng luật, các đóng góp như trên hoàn toàn được hoan nghênh để biện pháp thực thi phù hợp với thực tế và được đông đảo người dân ủng hộ.
Q: Thằng nào rảnh mà viết bài dài thế, tự nó bịa ra hay đi copy/paste ở đâu vậy? Văn vở đọc nửa mùa, vừa như xe ôm chém gió vừa như luật sư lớp tại chức ban đêm đang tập viết tiểu luận?
A: Nhà cháu khá là rảnh và giỏi copy/paste, tuy nhiên cũng rất giỏi bốc phét. Nghề nghiệp chính nhà cháu chính là xe ôm và công việc làm thêm chính là tư vấn luật cho người đi xe ôm
Chúc các cụ vui vẻ có thêm thông tin chém gió.
Việc tranh cãi khá là gay gắt từ phía người dân tới các luật sư, từ chính những người làm công tác trật tự tới những người thường xuyên phá hoại trật tự. Để rộng đường dư luận, nhà cháu làm một ít FAQ sau khi tham khảo các ý kiến, lấy thông tin vài nơi. Mong các cụ đóng góp thêm trên cơ sở cân đối giữa tình và lý.
Q: Tịch thu xe là hành động vi phạm hiến pháp, cụ thể là quyền sở hữu tài sản hợp pháp được quy định tại điều 32 hiến pháp nước CHXHCNVN?
A: Hoàn toàn không đúng. Việc sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoàn toàn có thể dẫn tới việc mất một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng và sở hữu tài sản đó tuỳ theo loại hành vi và mức độ được quy định trong các văn bản luật. Điều 46 hiến pháp viết: công dân có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp và pháp luật, và pháp luật có nhiều điều quy định về việc tước đoạt một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng, sở hữu tài sản. Ngay trong luật hiện hành, hình phạt bổ sung cho hành vi đua xe trái phép là tịch thu phương tiện (điều 34 nghị định 171 của chính phủ ban hành ngày 13/11/2013).
Q: Ngoài Việt Nam, liệu có quốc gia nào trên thế giới tịch thu xe khi phát hiện người lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép?
A: Ngược với nhiều người nghĩ, việc này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nhiều tổ chức phi chính phủ còn vận động các quốc gia chưa thông qua luật này sớm triển khai áp dụng để giảm tỷ lệ tai nạn do rượu bia gây ra. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc tịch thu xe thực sự có tác dụng, tỷ lệ người bị tịch thu tái phạm thấp hơn hẳn những nơi không áp dụng luật này.
(Có thể tìm google với keyword: "confiscation of vehicle" hoặc "vehicle confiscation"). Ở nhiều quốc gia, ngoài việc tịch thu xe, người lái xe có thể bị đi tù và phạt bổ sung với khoản tiền phạt còn lớn hơn nhiều giá trị xe, đặc biệt với người tái phạm nhiều lần về nồng độ cồn (dù chưa gây tai nạn).
Mỹ, Úc, New Zealand hay châu Âu đều có quy định tịch thu xe vi phạm nồng độ cồn. Các quốc gia và bang có quy định cụ thể khác nhau, có thể bổ sung thêm phạt tù hay lao động công ích. Một số nước chỉ cần quyết định của CSGT là thu xe, một số nước thì phải qua tòa án quyết định. Các quốc gia khác mọi người tự tìm hiểu thêm.
Q: Nếu người lái xe không phải là chủ xe thì sao? Chủ xe có tội tình gì mà phải chịu mất xe - một tài sản có giá trị lớn khi người mượn xe mới là kẻ có lỗi?
A: Về mặt pháp lý, người cho mượn xe phải chấp nhận rủi ro gây ra bởi việc cho mượn. Việc bị tịch thu xe do vi phạm nồng độ cồn bởi người mượn là một rủi ro, giống như nhiều rủi ro khác như: xe gây tai nạn chết người, xe bị hỏng một phần hoặc hỏng hoàn toàn do vi phạm luật giao thông hoặc do bất cẩn (chẳng hạn chìm xuống sông hay rơi xuống vực) hoặc xe sử dụng vào hoạt động tội phạm (chuyên chở ma túy, cướp giật, buôn lậu...). Tùy từng trường hợp, luật pháp quy định người cho mượn phải chịu trách nhiệm liên đới, một phần hay toàn bộ.
Chẳng hạn, theo nghị định 171 mới nhất thì đua xe bị tịch thu bất kể xe mượn hay xe chính chủ, có biết hay không biết người mượn sẽ đua xe hay không. Trước đó, thông tư số 10 liên bộ (Bộ Nội Vụ, VKSNDTC và TANDTC) ngày 31/12/1996 về xử lý đua xe trái phép có chia rõ từng trường hợp chủ sở hữu hay không, người cho mượn có biết hay không việc đua xe của người mượn. Cụ thể tại điều 3a:
Như vậy, rõ ràng trước khi vấn đề tịch thu xe với người vi phạm nồng độ cồn được đưa ra, luật đã quy định nhiều lần về tịch thu xe với trường hợp đua xe trái phép. Những vấn đề tranh luận ngày hôm nay thực ra đã được tranh luận 20 năm trước. Sau nhiều lần sửa đổi và cuối cùng chúng ta có được nghị định 171 ngày nay, và việc tịch thu xe được áp dụng bất kể xe có chính chủ hay không. Vì vậy, câu hỏi đúng ở đây phải là: hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức tối đa như đề nghị của UBATGTQG liệu có ít nguy hiểm, ít gây nguy hại cho xã hội hơn hành vi đua xe hay không?3 - Việc xử lý xe dùng để đua trái phép và giấy phép lái xe
a. Việc xử lý xe dùng để đua trái phép
- Đối với xe dùng để đua trái phép thuộc sở hữu của người đua xe thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Đối với xe dùng để đua trái phép không thuộc sở hữu, hoặc quản lý hợp pháp của người đua thì tùy từng trường hợp cụ thể mà giải quyết như sau:
+ Nếu chủ sở hữu biết người đua xe dùng xe của mình để đua mà vẫn cho mượn, cho sử dụng (ví dụ như xe thuộc sở hữu của bố; mẹ và bố, mẹ cho con sử dụng; con đã dùng xe đó để đua trái phép; bố, mẹ biết nhưng vẫn tiếp tục cho con sử dụng dẫn đến con thực hiện tiếp việc đua xe trái phép), thì tịch thu xe sung công quỹ Nhà nước (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Nếu chủ sở hữu không biết người đua xe dùng xe của mình để đua, thì trả lại xe cho chủ sở hữu (theo quy định khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Nếu xe dùng để đua là xe bị chiếm đoạt, thì trả lại xe cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp (theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự).
+ Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của xe dùng để đua, thì tịch thu xe sung công quỹ Nhà nước.
Đối với người chủ xe và người mượn xe, việc xe bị tịch thu sẽ phát sinh quan hệ dân sự giữa hai người. Căn cứ vào luật dân sự, người chủ xe có thể kiện người mượn xe đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông dẫn tới xe bị tịch thu. Điều này áp dụng cho cả xe thuộc sở hữu nhà nước.
Q: Nếu xe bị trộm, cướp và người cầm lái vi phạm nồng độ cồn theo quy định trên thì xử lý ra sao? Hoặc xe cho mượn nhưng người cho mượn không nhận và cho rằng người lái tự ý lấy xe đi?
A: Cùng với nhiều trường hợp đặc biệt khác, cơ quan xây dựng văn bản pháp luật sẽ cân nhắc xử lý tránh những bất hợp lý phát sinh. Trường hợp có sự khác biệt giữa lời khai chủ xe và người cầm lái, cơ quan công an sẽ có trách nhiệm xác minh và xử lý người vi phạm theo nguyên tắc đúng người đúng tội, không để sót người lọt tội nhưng cũng không để oan sai.
Q: Việc xử lý xe tịch thu xe thế nào? Liệu có tiêu cực trong xử lý, giải quyết vi phạm? Chẳng hạn, người vi phạm sẵn sàng hối lộ một số tiền rất lớn để không bị thu xe? Chiếc xe giá trị lớn rồi thanh lý vòng vèo giá rẻ gây thiệt hại cho xã hội?
A: Do đã có quy định về tịch thu phương tiện với hành vi đua xe trái phép nên việc xử đã có quy trình cụ thể, không phải là lần đầu áp dụng. Tiêu cực, nếu có, là vấn đề khác và chúng ta, bao gồm cả người dân, phải phát hiện và xử lý tiêu cực đó nếu nó xảy ra. Không thể vì một vấn đề nhỏ hơn mà né tránh vấn đề lớn hơn.
Q: Do hình phạt quá nặng, liệu có dẫn tới tình trạng người lái xe liều lĩnh bỏ chạy hoặc chống đối bằng mọi giá gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt trong tình trạng nồng độ cồn cao kích động tâm lý theo chiều hướng không kiểm soát được?
A: Đây là câu hỏi hay và trúng. Thực tế chứng minh lo lắng này là có cơ sở vì trong quá trình vây bắt và xử lý đua xe trái phép, nhiều "quái xế" đã liều lĩnh lao thẳng vào lực lượng chức năng hoặc lao vào dòng người giao thông với tốc độ cao nhằm trốn tránh bị xử lý. Đã có những tai nạn thương tâm cho cả người vi phạm và những người khác. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta né tránh không xử lý.
Trong quá khứ, công an Thanh Hóa đã có sáng kiến sử dụng lưới bắt xe đua, vừa hiệu quả lại hạn chế tai nạn. Qua đó tình trạng đua xe giảm đáng kể. Trong quá trình triển khai phát hiện xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn, các lực lượng chức năng có thể cân nhắc phối hợp các biện pháp nghiệp vụ, hạn chế truy đuổi nhằm tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng. Ngoài ra, có thể song hành tuyên truyền đến từng người dân, từng nhà hàng quán nhậu và bổ sung các hình phạt có tính chất răn đe đối với hành vi chống người thi hành công vụ.
Q: Với chiếc xe trị giá hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng, liệu có những rủi ro về kinh tế xã hội chưa được tính đến? Chẳng hạn, hoạt động cho thuê xe tự lái sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn bởi rất khó bắt người thuê đặt cọc số tiền tương đương giá trị xe. Các công ty có xe khi giao xe cho lái xe, liệu tài sản của người lái có đủ đảm bảo cho việc đền bù chiếc xe? Khi người lái gây tai nạn, thiệt hại về tài sản và con người thì có bảo hiểm lo nhưng nếu vi phạm nồng độ cồn dẫn tới tịch thu xe thì bảo hiểm nào lo?
A: Thực tế, khi người lái gây tai nạn làm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp có nồng độ cồn vượt mức cho phép thì các hãng bảo hiểm vẫn từ chối chi trả. Vì vậy, việc tịch thu xe với hành vi vi phạm nồng độ cồn không nằm ngoài những rủi ro lâu nay doanh nhiệp và người chủ xe vẫn phải đối mặt khi người lái xe sử dụng rượu bia lúc lái xe. Ngược lại, nếu việc tịch thu xe được áp dụng với vi phạm nồng độ cồn ở mức cao sẽ giúp hạn chế ngay từ đầu nguy cơ gây ra tai nạn do rượu bia, nhờ đó các doanh nghiệp sẽ ít gặp rủi ro bị bảo hiểm từ chối chi trả. Nói cách khác, việc giảm tình trạng uống rượu bia khi lái xe nhờ quy định này giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông, qua đó giảm chi phí cho doanh nghiệp vận tải.
Có thể nói, quy định này đem lại lợi ích nhiều hơn là thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.
Q: Liệu có thể cho phép người vi phạm chuộc lại xe của mình? Hoặc với những xe giá trị lớn, có thể đặt mức trần tiền chuộc, chẳng hạn xe 5 tỷ thì chỉ cần nộp 1 tỷ là lấy lại xe. 1 tỷ cũng là quá đủ để răn đe.
A: Đây là những vấn đề cụ thể cần tới sự đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng cũng như người dân. Do mới là kiến nghị và xây dựng luật, các đóng góp như trên hoàn toàn được hoan nghênh để biện pháp thực thi phù hợp với thực tế và được đông đảo người dân ủng hộ.
Q: Thằng nào rảnh mà viết bài dài thế, tự nó bịa ra hay đi copy/paste ở đâu vậy? Văn vở đọc nửa mùa, vừa như xe ôm chém gió vừa như luật sư lớp tại chức ban đêm đang tập viết tiểu luận?
A: Nhà cháu khá là rảnh và giỏi copy/paste, tuy nhiên cũng rất giỏi bốc phét. Nghề nghiệp chính nhà cháu chính là xe ôm và công việc làm thêm chính là tư vấn luật cho người đi xe ôm
Chúc các cụ vui vẻ có thêm thông tin chém gió.