2- Thớt Góp ý về "2- Các bất cập trong QC41

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,717
Động cơ
630,873 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2- Bất cập

2- Thớt Góp ý về "2- Các bất cập trong QC41, trong hệ thống đèn hiệu, biển báo, vạch kẻ (ĐBV) hiện hành"

* Lái chính: kụ Libor
* Phụ lái: kụ WHITE TIGER, kụ Cantona

* Nội dung: nêu các bất cập đang tồn tại, về:

2.1- các Định nghĩa (thiếu, thừa, sai, trùng lặp, dẫm chân nhau, không rõ ràng, v.v...)
2.2- Phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng
2.3- công tác tổ chức thực hiện tổ chức giao thông theo QC, việc gắn đèn, gắn biển, kẻ vạch.
2.4- các biện pháp chế tài cơ quan tổ chức gắn đèn hiệu biển báo, đảm bảo gắn đèn, biển, kẻ vạch đúng quy định, sửa chữa thay thế kịp thời, loại bỏ biển cũ khi hết hạn.
2.5- việc tuân thủ hệ thống ĐBV của người tham gia giao thông
2.6- việc hiểu đúng luật, phạt đúng luật, của cơ quan thực thi pháp luật
2.7- các biện pháp chế tài đối với cơ quan thực thi pháp luật, đảm bảo thực thi đúng tinh thần của QC41
2.8- quy định đối với yếu tố quốc tế (người nước ngoài, có bằng lái nước ngoài), ví dụ: biển báo có chữ chỉ bằng tiếng Việt, không có tiếng Anh thì có bất cập gì?




------------------------------

1- Đường link dẫn đến THỚT KÍN, nơi các kụ VaTuVa đang họp tổ

http://www.otofun.net/threads/831190-chao-mung-cac-cu-den-voi-atgt-team?p=22604149#post22604149

2- Đường link dẫn về Thớt chính trên OF "Góp ý sửa đổi bổ sung QC41", nơi các kụ copy thông tin để paste vào đây

http://www.otofun.net/threads/809634-gop-y-ve-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bien-bao-hieu-duong-bo-qcvn-41-2012

2- Đường link dẫn sang các thớt thuộc Chuyên đề khác

http://www.otofun.net/threads/809634-gop-y-ve-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bien-bao-hieu-duong-bo-qcvn-41-2012?p=22223919#post22223919


3- Đường link của file Góp ý trên Facebook , nơi các kụ copy thông tin để paste vào đây
Còm nào phù hợp Chuyên đề của mình thì xử lí, các kụ VaTuVa nhé.

- File .pdf rút gọn, chỉ có các góp ý từ FB, không có spam.
https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCUFpPTV9VTW5kTjA/edit?usp=docslist_api


4- Đường link dẫn đến thớt "12 loại tài liệu cơ bản về gtđb"

http://www.otofun.net/threads/816490-danh-muc-12-loai-tai-lieu-co-ban-lien-quan-den-gtdb

.

---------------

Cập nhật ngày 6/3/2015:

Nhà cháu bổ sung DANH SÁCH nội dung cụ thể các BẤT CẬP, để các kụ mợ:
- góp ý bổ sung cho Nội dung chuyên đề BẤT CẬP này.
- LẤY MÃ SỐ từ các yêu cầu cụ thể này đính vào từng yêu cầu sửa đổi bổ sung của các kụ nhé.
- Nội dung nêu tại đây rộng hơn nội dung góp ý cho QC41. Nhà cháu nêu tổng quát luôn, sau này có thể sử dụng để góp ý sửa các văn bản PL khác nữa, cho đồng bộ, như góp ý sửa TT171, Luật gtđb, v.v...


1- Dưới dạng Văn bản

(Sorry, nhà cháu chưa xếp được theo thứ tự mã số từ 2.1 đến 2.8 ở trên. Kụ nào có thời gian xếp lại giúp nhà cháu với, dưới dạng bbbb -----> AAAA, trong đó, bbbb là số thứ tự ghi vội như trong văn bản phía dưới, AAAA là số thứ tự, từ 2.1 đến 2.8 nêu ở phía trên.

2- Bất cập

21- Từ hệ thống báo hiệu đường bộ

211- Diễn giải sai chức năng của biển báo, vạch kẻ, khiến không vi phạm thành có, lỗi nhẹ thành lỗi nặng.

212- Vị trí biển báo, vạch kẻ nhạy cảm, khiến người tggt mắc lỗi

213- Biển ngu, vạch dốt
2131- gắn biển 30 km/h/h trên đoạn đường 80km/h.
2132- Đèn, biển vạch đá nhau, bẫy
2133- Biển gộp hình sai luật biến thành Giấy phép con để phân làn
2134- Biển sai quy cách, biển báo siêu nhỏ (ghép trong biển gộp hình)
2135- Thiếu đèn đếm ngược
2136- Đèn tín hiệu mờ tỏ, ánh nắng chiếu không nhạn ra màu gì

214- Thông tin biển báo, vạch kẻ gây nhầm lẫn
2141- biển 30t nhìn giống biển cấm 30km/h, biển 60km/h giống biển 80km/h, biển 412a xe buýt nhìn giống xe ô tô con

215- Tình trạng kỹ thuật của biển báo
2151- Biển cũ, mờ, hỏng, bị phá hoại không được thay kịp thời
2152- Biển hết khu dân cư, bị bóc mất sọc chéo màu đỏ, lại biến thành Bắt đầu khi DC

216- không gắn đủ đèn, biển, vạch.
2161- Đượng phố thiếu vạch kẻ chia đường, biến thành Làn đường siêu rộng, đủ 3-4 xe dàn hàng ngang
2162- Làn đường rẽ trái Siêu rộng trước ngã tư, chỉ có 1 mũi tên 1.18 duy nhất

22- Từ công trình đường bộ

221- Điều kiện kỹ thuật đường kém, ổ gà, nứt lún
222- Hộ lan nguy hiểm, không ngăn được tai nạn khi xe bị sự cố đâm vào
223- Nắp hố ga nhô cao, cập kênh, gạch đá nằm trên đường
224- Cây cỏ trên cao tốc, xe tưới nước chạy chậm trên cao tốc
225- Bị ném đá khi đang đi tốc độ cao
226- Thiếu trạm dừng chân, bảo dưỡng kĩ thuật trên các đường cao tốc

23- Từ người tham gia giao thông
231- Gặp xe bất ngờ quay, tạt đầu khi đi trên đường trường
232- Mù luật, đi bát nháo, chen lấn, tạt đầu, cướp đường, quay đầu giữa đường, xe đường nhánh ra cúp đầu xe trên đường chính.
233- Điều khiển xe dưới sự ảnh hưởng của rượu bia, chất kích thích
234- Hành vi trả đũa nhau của người tggt (vượt ấu, ép xe, tạt đầu, rùa bò trên đường
235- Xe to chạy nhanh sợ xe bé đánh võng, tạt đầu, xoè
236- Xe đi ngược chiều, kể cả trên cao tốc
237- Xe không đảm bảo CL KT vẫn lưu thông trên cao tốc

24- Quy định luật pháp không rõ ràng, vận dụng sai luật
241- Nguyên tắc cơ bản của giao thông bị đảo lộn
2411- Xe con chạy chậm làn ngoài cùng (bên trái), xe tải chạy nhanh làn trong (bên phải)
2412- Nguyên tắc nhường đường bị Biến dạng
24121- Xe chạy thẳng phải tránh xe từ ngõ lao ra
24122- Xe từ bên phải tới bị xe bên trái cướp đường, bị tạt đầu
24123- Xe trong vòng xuyến đi ra bị xe ngoài vòng xuyến chặn đầu, cướp đường để đi vào
24124- Xe đi đúng luật đền cho người, xe đi sai luật, xe to đền xe bé, vì lỗi "không làm chủ tốc độ"
24125- Người đi xe đạp điện là Vua

2413- muốn đi vào làn đường nào đó, phải có giasy phép, ghi trên biển gộp hình không có trong luật.
2414- Cấm xe đi vào nhưngkhông cần gắn biển báo cấm như luật định
2415- Xe biển xanh, biển đỏ đi như xe được ưu tiên, vi phạm luật ngày càng phổ biến

242- Sử dụng biển chỉ dẫn thông tin như một biển cấm xe, để phân làn

243- Tâm lý bất an. Lái xe không biết đi kiểu gì mới không bị dừng xe phạt

25- Từ người thi hành pháp luật

251- Phạt tiền hơn nhắc nhở, hướng dẫn
2511- Quên xe đạp điện, thanh niên đầu trần. Ưu tiên lỗi nặng, thích xe biển tỉnh.
2512- Áp sai lỗi. Không thành có, nhẹ thành nặng
25121- Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, bị phạt ép thành lỗi đi sai làn đường
25122- Không theo biển chỉ dẫn thông tin (biển gộp hình 411, 412a, 412 nói chung) là không phạm luật, nhưng bị khép lỗi "đi sai làn đường"
25123- Bị ép lỗi Vượt phải, khi trên đường không có các yếu tố luật định cấu thành hành vi Vượt phải.
25124- Bắt lỗi Vượt trên đường vòng, vượt trên cầu hẹp, tại đoạn đường không có biển Cấm vượt, hoặc trên cầu rộng.
25125- Chuyển làn đúng luật để đi thẳng ở nơi giao cắt, nhưng bị bắt thành lỗi rẽ phải khi đèn rẽ phải đang đỏ
25126- Xe con, nhưng bị phạt lỗi của xe chở khách (không búa thoát hiểm, không bình chữa cháy)

2513- Thích giữ giấy tờ
2514- Bẫy đèn đỏ, bẫy vạch liền, bẫy sai làn

252- Hành vi nguy hiểm
2521- Nhảy chặn xe, dễ bị tai nạn
2522- Hù doạ lỗi nặng, hiện tượng "quần chúng bức xúc".



2- Dưới dạng Sơ đồ:

- file .pdf:

https://docs.google.com/file/d/0BzFS2oW0MZYCWllodWhFNHktNEU/edit?usp=docslist_api

- file .jpg:



.
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Đây rồi, em xí luôn chỗ này để tổng hợp các ý kiến đóng góp ạ!
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Đã là quy chuẩn quốc gia theo em chỉ sử dụng duy nhất 1 loại quy chuẩn sau khi đã sửa đổi, tránh tình trang mỗi địa phương nghĩ ra thêm 1 loại biển, loại luật riêng cho mình rồi căn cứ vào đó để điều tiết giao thông, và ra mức phạt riêng cho từng địa phương. Mọi biển báo, quy định trái với quy chuẩn nhất thiết phải bị hủy bỏ, cá nhân tổ chức nào nghĩ ra phải chịu trách nhiệm với chữ ký và quyết định của mình.
Ví dụ biển này tại Hà Nội, nó được sử dụng và gây tranh cãi rất nhiều tại thủ đô. Cụ thể vụ cụ Đông ky sốt đã đưa nhau ra tòa án để tranh luận nhưng phần thắng vẫn không thuộc về người tham gia giao thông. Biển chữ rất nhỏ được đặt tại 2 đầu phố (không hề có biển nhắc lại tại mỗi giao cắt) với tốc độ cho phép chạy trong nội đô là 50km/h thì không có tài xế nào đọc kịp nội dung biển báo. Nếu muốn cấm thì chỉ sử dụng duy nhất biển cấm của QC quốc gia!
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Góp ý về cách sử dụng vạch kẻ đường:
1:




Đảo phân chia này thì vẽ chuẩn rồi, nhưng hình như không có tiêu chuẩn nào về độ dài của các đảo nên các bác đi kẻ vẽ tùy tiện kéo dài miên man... Ví dụ ngay lối xuống hầm Kim Liên do vạch này dài gần trăm m, mọi phương tiện qua đây muốn nhập làn đều phải đi vào từ rất xa, khi đường đông không vào kịp hoặc không chú ý là bị chèn qua đảo này và ngay sau đó một chút thì đều có lực lượng chức năng đứng chặn gần như cả ngày để phạt ạ. :)
Đề nghị có thêm quy định về độ dài và hình dáng tối đa cho các đảo mềm.


2:



Luật ghi rõ vạch này dùng để phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau nhưng trong ảnh chụp là đường Pham Văn Đồng bên GTCC nhét ngay vạch này vào làn xe có cùng chiều, vô hình chung xe con chạy từ làn ngoài vào trong là khỏi ra nữa, CSGT thường xuyên đứng tại đây để bắt xe nào đi từ bên vạch liền sang vạch đứt! :)
 

phanptsc

Xe tải
Biển số
OF-70035
Ngày cấp bằng
6/8/10
Số km
278
Động cơ
431,902 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, vậy tất cả Biển báo giao thông mà em đã được học để thi lấy Giấy phép lái xe từ trước tới giờ nó chưa được là chuẩn quốc gia hay sao mà phải sửa ạ. Mà sửa rồi thì mấy thằng có GPLX từ trước như em có phải học lại hay ko? nếu ko học lại thì liệu em có biết cái bảng của các cụ sửa nó mang ý nghĩa hướng dẫn thế nào?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Luật ghi rõ vạch này dùng để phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau nhưng trong ảnh chụp là đường Pham Văn Đồng bên GTCC nhét ngay vạch này vào làn xe có cùng chiều, vô hình chung xe con chạy từ làn ngoài vào trong là khỏi ra nữa, CSGT thường xuyên đứng tại đây để bắt xe nào đi từ bên vạch liền sang vạch đứt! :)
Hồi giữa tháng 9/2014, vạch này có mầu vàng cụ ợ. Em đã tận mắt nhìn thấy. Sau đó 3 tuần thì màu vàng không còn rõ ràng vì bụi bẩn và vệt phanh.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, vậy tất cả Biển báo giao thông mà em đã được học để thi lấy Giấy phép lái xe từ trước tới giờ nó chưa được là chuẩn quốc gia hay sao mà phải sửa ạ. Mà sửa rồi thì mấy thằng có GPLX từ trước như em có phải học lại hay ko? nếu ko học lại thì liệu em có biết cái bảng của các cụ sửa nó mang ý nghĩa hướng dẫn thế nào?
Câu hỏi nầy em thấy hay nhất :D. Cụ [@sgb345;2985] giả nhời đê :D.

Giả nhời chuẩn thì mới sửa đổi QC :D.
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, vậy tất cả Biển báo giao thông mà em đã được học để thi lấy Giấy phép lái xe từ trước tới giờ nó chưa được là chuẩn quốc gia hay sao mà phải sửa ạ. Mà sửa rồi thì mấy thằng có GPLX từ trước như em có phải học lại hay ko? nếu ko học lại thì liệu em có biết cái bảng của các cụ sửa nó mang ý nghĩa hướng dẫn thế nào?
Câu hỏi nầy em thấy hay nhất :D. Cụ [@sgb345;2985] giả nhời đê :D.

Giả nhời chuẩn thì mới sửa đổi QC :D.
Cái này em trả lời thay chắc đc ạ ! :) Để hội nhập các nước Asean và phù hợp với giao thông hiện đại, nên quy chuẩn quốc gia cần phải phù hợp theo tình hình thực tế và được quốc tế hóa. QC VN từ trước tới nay là dịch nguyên văn của Liên Xô cũ nên có nhiều bất cập khi áp dụng trong giao thông hiện đại, vì thế luật và quy chuẩn cần phải sửa để đuổi kịp không có tụt hậu ạ. Sau khi thay đổi ( chủ yếu là bổ xung nhưng không lớn) thì lái xe cần thiết phải úp mít lại sẽ giúp cho các bác tham gia giao thông thuận lợi hơn, tai nạn sẽ giảm thiểu khi tuân thủ theo đổi mới! Là em cứ hi vọng thế thôi nhá... thực ra kêu được đến đâu hay đến đấy thôi ạ! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Cái này em trả lời thay chắc đc ạ ! :) Để hội nhập các nước Asean và phù hợp với giao thông hiện đại, nên quy chuẩn quốc gia cần phải phù hợp theo tình hình thực tế và được quốc tế hóa. QC VN từ trước tới nay là dịch nguyên văn của Liên Xô cũ nên có nhiều bất cập khi áp dụng trong giao thông hiện đại, vì thế luật và quy chuẩn cần phải sửa để đuổi kịp không có tụt hậu ạ. Sau khi thay đổi ( chủ yếu là bổ xung nhưng không lớn) thì lái xe cần thiết phải úp mít lại sẽ giúp cho các bác tham gia giao thông thuận lợi hơn, tai nạn sẽ giảm thiểu khi tuân thủ theo đổi mới! Là em cứ hi vọng thế thôi nhá... thực ra kêu được đến đâu hay đến đấy thôi ạ! :)
Cụ giả nhời thay thì cho phép em hỏi thay (hỏi thêm) ạ. :D

Cứ cho là thông tin của cụ là đúng (dịch từ VB của LX cũ). Thế nhưng, LX cũ cũng tham gia CƯ Viên ngay từ đầu (1968). Đến nay họ chắc chắn cũng đã sửa đổi. Vậy phải chăng dịch từ VB của Nga ra là xong? :D
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,886
Động cơ
813,279 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Em đã post bên kia nhưng bác chinhatm bảo không đúng chủ đề Thớt nên em xin copy lại ở đây để các Sếp GT tham khảo hự :D

Theo em ở các đường Cao tốc hay Quốc Lộ, hoặc đơn giản như đường trên cao thì cách khoảng 2km trước lối rẽ xuống, VD như từ Sân bay Nội bài đi cầu Nhật Tân về Nội đô, để rẽ phải để vòng xuống đi Nhật Tân - Âu Cơ - đường Yên Phụ chẳng hạn thì nên bổ sung thêm các biển chỉ hướng đi. Cứ 300 - 500m dài nhắc lại 1 biển báo chỉ các hướng rẽ cho người tham gia GT dễ quan sát.

Như vậy rất thuận tiện cho người tham gia Giao thông biết hướng mình muốn tới thì phải theo đường nào, chứ hiện thời hầu hết chỉ có 1 biển duy nhất, rất dễ sơ suất không kịp nhìn thấy hoặc khi thấy thì đã quá gần nút giao, phanh dúi dụi.

Thêm nữa các biển báo chỉ hướng đi nên to hơn hiện thời nữa ạ, em thấy nhiều cái hơi bị nhỏ :D
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Chạy xe trên đường quốc lộ hiện nay em ngại nhất về vấn đề tốc độ, nhiều lúc không phải do chạy ẩu mà là do không nhìn thấy biển báo, mắt lúc nào cũng căng ra để nhìn xem lúc nào được đi 50. lúc nào thì 60, 80...hay 100km/h, nhiều lúc giật mình vì bị xe tải lớn chạy bên trong che mất biển báo, đang chạy thấy xe xung quanh đi chậm thì mình cũng đi theo thôi chứ thật sự chả biết biển cắm chỗ nào? Nên chăng ngoài biển báo chúng ta viết thêm các con số báo tốc độ tối đa cho phép trên nền đường như các nước để lái xe lúc nào cần biết thì chỉ nhìn xuống lòng đường là phát hiện ra ngay?

- 1 số đoạn đường chạy qua khu đông dân cư là cần thiết phải giới hạn tốc độ về 50km/h vào ban ngày, xong về đêm thì hầu hết khu đông dân cư này đã vắng ngắt. Em thường xuyên chạy Hà Nội - Hà tĩnh vào ban đêm thì thấy rất lãng phí thời gian cho một số khu vực như Tam Điệp, Bỉm Sơn....đường thì 4 làn to đùng chẳng có cái xe máy nào chạy cũng chả có đường cắt ngang mà cả đoàn xe oto thì phải bò 50km/h một chặng khá dài. Nên chăng một số khu vực đông dân cư kiểu này nên có biển giới hạn tốc độ vào những giờ nhất định?
- Vị trí cắm biển giới hạn tốc độ cũng cần phải rà soát lại, vì có nhiều nơi đặt cách xa khu vực đông dân cư quá, 2 bên đường không có nhà dân, đường thì to đùng gây cho lái xe chủ quan không quan sát được thế là dính lỗi tốc độ (những điểm như thế này CSGT thường xuyên tổ chức bắn tốc độ) ví dụ cụ thể đoạn đầu đường tránh Hồng Lĩnh hướng Hà tĩnh - Vinh, đầu vào và ra đặt rất xa khu vực có dân...khi rẽ ra đường tránh thấy đường rộng và 2 bên đường là ruộng nên nhiều lái xe nghĩ là đã được đi 80km/h và chạy khoảng 500m sau đó mới thấy biển báo hết nơi đông dân cư..thế là dính lỗi tốc độ. :)

Nói có sách, mách có chứng cứ đây ạ: "p
[YOUTUBE]http://youtu.be/lmJe_6XP9DI[/YOUTUBE]
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Cụ giả nhời thay thì cho phép em hỏi thay (hỏi thêm) ạ. :D

Cứ cho là thông tin của cụ là đúng (dịch từ VB của LX cũ). Thế nhưng, LX cũ cũng tham gia CƯ Viên ngay từ đầu (1968). Đến nay họ chắc chắn cũng đã sửa đổi. Vậy phải chăng dịch từ VB của Nga ra là xong? :D
Đúng như vậy cụ ạ, nhưng ở ta còn thua nhiều về cơ sở hạ tầng giao thông nên vẫn cần có cái tạm gọi là khác người cho nó vui ạ! (có nhiều cái biển khác người mà em đã đề cập bên trên rồi cụ nhá) lần này em kiến nghị hủy ạ!
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, vậy tất cả Biển báo giao thông mà em đã được học để thi lấy Giấy phép lái xe từ trước tới giờ nó chưa được là chuẩn quốc gia hay sao mà phải sửa ạ. Mà sửa rồi thì mấy thằng có GPLX từ trước như em có phải học lại hay ko? nếu ko học lại thì liệu em có biết cái bảng của các cụ sửa nó mang ý nghĩa hướng dẫn thế nào?
Câu hỏi hay. Cụ nên đặt câu hỏi này cho các loại bằng mà cụ có như bằng phổ thông, bằng đại học.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em không hoàn toàn nhất trí về bỏ hạn chế tốc độ trong khu dân cư vào ban đêm. Vi đã thật sự là khu dân cư dù ban là ban đêm vắng vẻ nhưng tình huống bất ngờ dễ xẩy ra nếu không hạn chế tốc thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Quan trọng như cụ nói là phải cắm cho đúng, đừng có cắm cho tương lai khi mà hai bên đường vẫn là đồng ruộng.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Cụ giả nhời thay thì cho phép em hỏi thay (hỏi thêm) ạ. :D

Cứ cho là thông tin của cụ là đúng (dịch từ VB của LX cũ). Thế nhưng, LX cũ cũng tham gia CƯ Viên ngay từ đầu (1968). Đến nay họ chắc chắn cũng đã sửa đổi. Vậy phải chăng dịch từ VB của Nga ra là xong? :D
Cái này em lại được trả lời thay cụ Libor ạ ;)): riêng 2 bản CUV bằng tiếng Nga và Tung của thì vẫn lại là bản gốc 1968 trong khi các bản tiếng Anh, Pháp, TBN thì đã là sửa đổi lần 2 năm 2006 ạ. Tuy nhiên, về hệ thống biển báo thì nhìn chung là cũng tuân thủ CUV, trừ mấy cái biển 411, 412.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,493
Động cơ
356,913 Mã lực
Cái này em lại được trả lời thay cụ Libor ạ ;)): riêng 2 bản CUV bằng tiếng Nga và Tung của thì vẫn lại là bản gốc 1968 trong khi các bản tiếng Anh, Pháp, TBN thì đã là sửa đổi lần 2 năm 2006 ạ. Tuy nhiên, về hệ thống biển báo thì nhìn chung là cũng tuân thủ CUV, trừ mấy cái biển 411, 412.
He he. Thế em lại hỏi. Cần gì phải sửa đổi làm gì. Làm hẳn cái mới bằng cách dịch bản tiếng Anh (2006) là xong. Nhanh gọn?!
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
He he. Thế em lại hỏi. Cần gì phải sửa đổi làm gì. Làm hẳn cái mới bằng cách dịch bản tiếng Anh (2006) là xong. Nhanh gọn?!
Dịch luôn thì nó mất Bản sắc dân tộc cụ nhá! Cái gì nó cũng phải có tý hình ảnh con trâu, cái cầy thì mới giữ được bản sắc cụ ạ! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Chạy xe trên đường quốc lộ hiện nay em ngại nhất về vấn đề tốc độ, nhiều lúc không phải do chạy ẩu mà là do không nhìn thấy biển báo, mắt lúc nào cũng căng ra để nhìn xem lúc nào được đi 50. lúc nào thì 60, 80...hay 100km/h, nhiều lúc giật mình vì bị xe tải lớn chạy bên trong che mất biển báo, đang chạy thấy xe xung quanh đi chậm thì mình cũng đi theo thôi chứ thật sự chả biết biển cắm chỗ nào? Nên chăng ngoài biển báo chúng ta viết thêm các con số báo tốc độ tối đa cho phép trên nền đường như các nước để lái xe lúc nào cần biết thì chỉ nhìn xuống lòng đường là phát hiện ra ngay?

- 1 số đoạn đường chạy qua khu đông dân cư là cần thiết phải giới hạn tốc độ về 50km/h vào ban ngày, xong về đêm thì hầu hết khu đông dân cư này đã vắng ngắt. Em thường xuyên chạy Hà Nội - Hà tĩnh vào ban đêm thì thấy rất lãng phí thời gian cho một số khu vực như Tam Điệp, Bỉm Sơn....đường thì 4 làn to đùng chẳng có cái xe máy nào chạy cũng chả có đường cắt ngang mà cả đoàn xe oto thì phải bò 50km/h một chặng khá dài. Nên chăng một số khu vực đông dân cư kiểu này nên có biển giới hạn tốc độ vào những giờ nhất định?
- Vị trí cắm biển giới hạn tốc độ cũng cần phải rà soát lại, vì có nhiều nơi đặt cách xa khu vực đông dân cư quá, 2 bên đường không có nhà dân, đường thì to đùng gây cho lái xe chủ quan không quan sát được thế là dính lỗi tốc độ (những điểm như thế này CSGT thường xuyên tổ chức bắn tốc độ) ví dụ cụ thể đoạn đầu đường tránh Hồng Lĩnh hướng Hà tĩnh - Vinh, đầu vào và ra đặt rất xa khu vực có dân...khi rẽ ra đường tránh thấy đường rộng và 2 bên đường là ruộng nên nhiều lái xe nghĩ là đã được đi 80km/h và chạy khoảng 500m sau đó mới thấy biển báo hết nơi đông dân cư..thế là dính lỗi tốc độ. :)

Nói có sách, mách có chứng cứ đây ạ: "p
[YOUTUBE]http://youtu.be/lmJe_6XP9DI[/YOUTUBE]
Em thấy đầu tiên nên sửa đổi cái quy định về vạch kẻ cho đường cho phép chạy trên 60 km/h và từ 60 km/h trở xuống thành 50 km/h và từ 50 km/h trở xuống cho phù hợp với quy định về tốc độ tối đa cho phép ở trong và ngoài đô thị hiện nay. Sau đó sử dụng màu của vạch kẻ đường để phân biệt (cái này rất tốn kém và phải có lộ trình vì số tiền đầu tư để sửa đổi sẽ rất lớn). Ngoài ra, cần bổ sung biển thông báo sớm và viết cả tốc độ hạn chế lên nền đường như cụ đề xuất. Thêm vào đó, nên quy định nếu như đường có trên 3 làn đường thì phải treo biển trên giá long môn hoặc những vật có tính chất vĩnh cửu như thành cầu.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
He he. Thế em lại hỏi. Cần gì phải sửa đổi làm gì. Làm hẳn cái mới bằng cách dịch bản tiếng Anh (2006) là xong. Nhanh gọn?!
Xong thế nào được cụ. Khi ấy vấn đề lại là "dịch câu này như thế nào?". Một câu tiếng Việt còn có thể hiểu khác nhau huống hồ một câu ngoại ngữ.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
974
Động cơ
295,670 Mã lực
Tui thấy bất cập lớn nhất của QC hiện nay là tính khả thi. Một số quy định hiện quá sơ sài , hướng dẫn ko đến nơi đến chốn làm cho người tham gia giao thông và thậm trí các anh GTCC đều khó thực hiện được. Đơn cử:

1. Vạch kẻ đường:
- Vạch 1.18 mũi tên chỉ hướng. Tuy có quy chuẩn kích thươc cụ thể, nhưng lại ko quy định trước khi kẻ vạch đó thì phải có kèm cái gì để bà con nhận biết và chuyển làn phù hợp. Hiện tại tại rất nhiều nơi giao cắt, vạch 1.18 chỉ kẻ đúng một cái. Lái xe phải đến sát rồi mới thấy thì khó có thể chuyển làn phù hợp được.
- Vạch liền 1.1 (hiện tại chia 2 làn ngược chiều, cấm đè. Sắp tới có thể áp dụng cho chia làn trên đường một chiều). Nhiều chỗ kẻ bụp một phát mà ko có vạch đứt ở trước. Đi 4b tốc độ cao hoặc lạ đường thì sao mà thực hiện được.
...
2. Biển báo:
- Dựng biển phân làn ngay đầu đường sau nơi giao cắt mà ko có biển báo ở đường phía người rẽ thì làm sao mà có thể thực hiện được khi qua giao cắt lái xe còn phải tập trung quan sát tránh người đi bộ hoặc các phương tiện khác.

3. Đèn hiệu. Một số nơi đèn vàng quá ngắn. Chỉ sáng chưa đầy 1s thì làm sao lái xe có thể dừng lại trước khi đèn đỏ được.
....

Bất cập, khó khả thi cũng đến với cả các anh GTCC. Ví dụ: thì quy định một số biển phải treo trên Long môn... Nhưng 1 số đường siêu rộng hoặc vì mỹ quan đô thị mà các anh ở HN và TP. HCM ko thể thực hiện được, nên đành chế ra 1 số "biển chế". Ý tưởng thì ok, nhưng thiết kế và đặt không phù hợp khiến chẳng ai thấy được mà đi theo ý của các anh ấy.

Vấn đề cần giải quyết là đưa ra quy định gì cũng cần đưa kèm các quy định khác để cho việc thực hiện khả thi. Ví dụ:
- Trước khi kẻ vạch liền, cần có vài vạch dứt
- Vạch 1.18 mũi tên chỉ hướng phải kẻ ít nhất 2-3 cái liên tiếp trước nút giao cắt.
- Một số biển báo nên đặt 2 lần (nhắc lại), để nhỡ ko kịp nhìn hay bị lấp thì lần sau sẽ thấy. (Nhầm đường, thậm trí đi vào đường cấm cũng 1 phần vì đặt duy nhất có 1 lần)
- Đèn vàng phải tính toán sáng ít nhất bao nhiêu lâu để xe có vận tốc bình thường qua đó kịp dừng lại trước khi đèn đỏ.
- Trường hợp đặc thù, các anh GTCC ko thể treo biển, kẻ vạch được như QC cũ (đặt biển cự ly tối thiếu 50m, treo giá long môn...) thì cần có quy định mang tính đặc thù: treo biển hiệu từ các hướng giao cắt, cắm "biển chế 411 hay 412" cả 2 bên đường + kẻ hình dưới lòng đường để người đi đường biết mà đi theo
....

Nếu các quy định ban hành mà có tính khả thi cao hơn, mang tính hỗ trợ hướng dẫn nhiều hơn thì mọi người sẽ vui vẻ thực hiện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top