Cảm ơn 2 cụ [@luckyme;198284] và [@audi80;15254] đã khai mạc ý kiến. Tui sẽ ngẫm nghĩ và có feedback cùng chia sẻ với 2 cụ ạ.
Sau đây tui xin post 1 số ý kiến mà tui "hục túc" cày đêm sau khi nhận được đề nghị của cụ [@sgb345;2985]. Xin post dưới đây, mời các cụ vào trao đổi ạ.
1. Hiện trong QC41, một số điều khoản về đèn quy định lẫn lộn cho cả người điều kiển khiển phương tiện giao thông và người đi bộ, đâm ra không hợp lý. Cho nên, QC mới cần có các quy định riêng biệt về đèn tín hiệu áp dụng điều khiển 3 loại đối tượng:
- a. Các phương tiện giao thông đường bộ (xe cơ giới, xe thô sơ) qua nút giao cắt đường bộ
- b. Người đi bộ qua đường
- c. Các phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua giao cắt với đường của các phương tiện đặc biệt (đường sắt, đường thủy, đường hàng không)
như Công ước Viên khuyến cáo.
Mỗi loại đối tượng cần có quy định đặc trưng nên cũng có 3 loại đèn chính áp dụng để điều khiển 3 đối tượng này:
- a. Điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ qua nút giao cắt đường bộ: Dùng đèn 3 màu Xanh Vàng Đỏ. Thứ tự chuyển màu trong 1 chu kỳ là: Xanh -> Vàng -> Đỏ rồi quay lại Xanh và tiếp . Từ đỏ chuyển sang xanh không cần qua vàng. (cái này trên thực tế đang diễn ra như vậy, nhưng QC chưa đưa vào, sợ có ông nào làm khác đi nên đề nghị QC mới đưa vào)
- b. Điều khiển người đi bộ qua đường (chỉ cần đèn 2 màu xanh, đỏ).
- c. Điều kiển nơi giao cắt với đường hàng không dung đèn 2 màu xanh đỏ và điều khiển giao cắt với đường sắt = 2 màu đỏ nhấp nháy (như QC41 cũ).
2. Hiện trong QC41 chưa quy định rõ đèn tín hiệu có hiệu lực đối với nhóm phương tiện ở trước nút giao thông hay trong nút giao thông? Nên có trường hợp sẽ hiểu rằng tín hiệu này áp dụng cho cả 2 đối tượng, dẫn đến vô lý và ko thể thực hiện được. Ví dụ: Đèn đỏ-> dừng lại. Hiệu lệnh này chỉ có hiệu lực với những phương tiện ở trước nút giao cắt chứ ko thể có hiệu lực đối với các phương tiện ở trong nút giao cắt được. Tương tự, tín đèn đỏ chỉ hiệu lực đối hiệu người đi bộ khi còn ở trên hè, chưa bước xuống đường chứ ko thể có hiệu lực đối với những người đã đi xuống lòng đường rồi. Đèn vàng cũng vậy.
Vậy nên trong QC mới cần quy ước , tín hiệu đèn (nếu ko có chú thích gì kèm theo) chỉ có hiệu lực đối các phương tiện chưa vào nút giao cắt, người đi bộ chưa bước xuống lòng đường. Và cần có những điều khoản riêng quy định hiệu lực của đèn khi các phương tiện đã ở trong nút giao cắt hoặc người đi bộ đã bước xuống lòng đường.
3. Quy định nút giao cắt của QC41 hiện chỉ là vạch “Dừng lại” (vạch 1.2). Nhưng tại 1 số nút giao ko kẻ vạch dừng lại hoặc có vạch kẻ khác, nên Qc mới cần quy định trong trường hợp ko có vạch “Dừng lại” thì nút giao cắt tính từ “cột” hay “giá treo” Đèn tín hiệu. (hơi lấn sân sang Topic vạch kẻ đường 1 chút hehe
)
4. Hiện có kiểu đèn tín hiệu hình tròn và có kiểu đèn hình mũi tên. Có kiểu kết hợp đèn hình tròn + đèn phụ hình mũi tên. Tính chất của nó khác nhau khá nhiều nên QC mới cần ghi cụ thể ra, hoặc nếu ko chú giải gì đặc biệt thì quy ước đang nói đến loại đèn hình tròn
5. Quy định về đèn xanh, đèn đỏ áp dụng ở nút giao cắt đường bộ hiện rất sơ sài và có thể ra gây bất cập, nên cần bổ xung cho rõ hơn. Cụ thể:
- a. Tại Điều 9.3.1_QC41. Tín hiệu xanh (đèn xanh): Cho phép đi.
Điều này chỉ hoàn toàn đúng đối với những phương tiện đi thẳng. Đối với các phương tiện rẽ trái, cần quy định thêm: phải chú ý nhường đường cho phương tiện đi từ hướng ngược lại. Tương tự, đối với các phương tiện rẽ phải thì phải nhường đường cho người đi bộ và các xe đi thẳng khác.
Điều này nên chỉnh thành:
- Tín hiệu xanh: Các phương tiện được ưu tiên đi thẳng, được phép rẽ trái nhưng phải nhường đường cho các phương tiện đi từ phía ngược lại, được rẽ phải nhưng phải nhường đường cho người đi bộ.
- b. Điều 9.3.3_QC41. Tín hiệu đỏ (đèn đỏ): Cấm đi.
Ghi ntn có thể hiểu rằng, mọi phương tiện đều phải dừng lại hết, bất kể ở đâu, kể cả các phương tiện còn đang cách vạch “Dừng lại” đến cả mấy chục mét cũng phải dừng ngay lại mặc dù từ chỗ nó cho đến vạch” Dừng lại” chẳng có một phương tiện nào.
Thực ra đèn đỏ là chỉ cấm các phương tiện đi vào nút giao thôi. Các phương tiện vẫn có thể di chuyển đến sát vạch “Dừng lại”.
Vậy nên chỉnh lại thành:
- Tín hiệu đỏ : Cấm các phương tiện đi vào nút giao cắt (cấm vượt qua vạch “Dừng lại” hoặc cột đèn tín hiệu).
Tại đây, nên bổ xung luôn khoản mục quy định trường hợp: khi đèn bắt đầu chuyển sang đỏ mà phương tiện đã ở trong nút giao cắt (qua vạch “Dừng lại”) thì phải ntn….
6. Quy định về đèn vàng hiện chưa rõ ràng, gây nhiều cách hiểu khác nhau và làm khó cho người tham gia giao thông, cần phải chỉnh sửa, bổ xung thêm cho rõ.
- Điều 9.3.2_QC41. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật
sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu
dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
- Ý kiến 1: Bỏ, không lôi “người đi bộ” ở điều khoản này, vì đây đang nói đến đường dành cho các phương tiện giao thông (xe cơ giới hoặc xe thô sơ). Để ntn thì khác gì cho người đi bộ đi trong lòng đường lẫn với xe cơ giới hay xe thô sơ
- Ý kiến 2: Đèn vàng là khoảng thời gian chuyển đổi giữa đèn xanh và đèn đỏ, giữa lúc được phép đi vào nút giao cắt và không được đi vào nút giao cắt nữa. Khi nhận được hiệu lệnh dừng lại, bao giờ các phương tiện giao thông cũng cần một quãng đường nhất định hay 1 thời gian nhất định để giảm tốc độ, rồi dừng lại hẳn. Chỉ có các xe còn cách vạch nút giao cắt khá xa thì mới có thể dừng lại hẳn trước vạch “Dừng lại”. Những xe đã quá gần vạch “Dừng lại” khi đèn vàng hiện sáng thì không thể dừng lại an toàn trước vạch “Dừng lại “ được. Những xe ấy chỉ có thể dừng lại sau khi đã vượt qua vạch “Dừng lại” mà thôi và chúng cần phải đi tiếp để tránh cản trở giao thông.
Mặc dù QC41 có vế thứ 2 của Điều khoản: 9.3.2 quy định về tình huống này: Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; Tuy nhiên, quy định lại chưa thật rõ ràng, nên một số người hiểu thành mọi phương tiện đều phải dừng lại hết trước vạch “Dừng lại” , kể cả các xe chỉ cách vạch “Dừng lại” có 1 vài cm. Chỉ trừ các phương tiện đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, khi đèn mới bắt đầu vàng thôi. Nếu mà hiểu như vậy thì rất khó thực hiện, vì nếu chỉ đi với tốc độ 20-30km/h cũng phải cần 1 quãng đường 5-7m mới có thể dừng lại được. Còn nếu ko thì chỉ có thể đi với tốc độ của người đi bộ mới đáp ứng được cách hiểu này
.
Vậy nên, cần điều chỉnh, bổ xung cho rõ ràng rằng: Gặp đèn vàng, cách xe phải giảm tốc độ. Nếu dừng lại an toàn được trước vạch “Dừng lại” thì phải dừng lại. Các xe đã ở quá gần vạch “Dừng lại” thì được đi tiếp như Công ước Viên khuyến cáo và quy tắc giao thông ở các nước phát triển như Mỹ, Liên minh Châu Âu, New Zealand. Cụ thể như sau:
Điều 9.3.2 (mới). Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và dừng an toàn trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp khi tín hiệu vàng bắt đầu sáng, phương tiện đã quá gần nên chỉ có thể dừng lại an toàn sau vạch sơn “Dừng lại”, phương tiện phải thận trọng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Mong các cụ cho comment cũng như đề xuất thêm của mình.
Cám ơn các cụ.