- Biển số
- OF-137063
- Ngày cấp bằng
- 3/4/12
- Số km
- 2,360
- Động cơ
- 387,370 Mã lực
Đây là bài viết của em ợ :
Mùa xuân năm 1994
Ngày mùng 2 Tết lần đầu tiên về quê người yêu ra mắt ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp, tâm trạng em đan trộn hồi hộp lẫn âu lo. Gớm, họ hàng nhà người yêu đông như kiến cỏ : 8 người dì, 4 người cậu, 6 người chú, 2 người cô cùng hàng lô hàng lốc con cháu.
Ngày Tết miền Nam sau những màn chào đón, thăm hỏi luôn là những bàn tiệc đã dựng sẵn với những món ăn truyền thống : Gà luộc lá chanh chấm muối ớt, chả lụa bánh mì, tôm càng xanh nướng, cá tra nấu canh chua, khổ qua hầm cá thác lác, thịt kho tàu, dưa hành chua ... và tất nhiên không bao giờ thiếu 1 thứ đó là rượu
Rượu Đồng Tháp nhạt chứ không đậm đà và nặng đô như những xứ khác nhưng với những người chưa hề lâm trận bao giờ như em thì chỉ cần ngửi thấy mùi là đã muốn say. Dù muốn dù không thì "nhập gia phải tùy tục". Chén rượu ngày xuân của người miền Nam luôn chứa đựng nhiều tình cảm, tâm tình của những người con tứ phương trời quần tụ lại trong những ngày này. Và em cũng thế, cũng phải hòa mình vào những tình cảm ấy qua men rượu.
Ngồi chung bàn với 7 người anh của người yêu (người yêu của em là con gái duy nhất trong gia đình 8 anh em) em phải chịu cảnh "ra mắt" mà muốn rớt nước mắt các cụ ợ. Trên bàn rượu có 3 cái ly (loại ly uống nước trà), 1 ly do "chủ xị" cầm tài, 1 ly xoay vòng và 1 ly tình cảm "đá bổng đá bỏ". Chính vì cái ly tình cảm đá bổng ấy mới làm chết em đấy. Vì là người lần đầu tiên xuất hiện nên em luôn nhận được sự quan tâm chào đón của mọi người và chính vì thế cái ly tình cảm nó làm việc hết công suất và em cũng nhanh chóng "ngu" luôn. Kỷ niệm em không thể nào quên được là khi ông bố vợ tương lai sang bàn của em mời rượu. Tất nhiên, em là người được quan tâm nhất. Sau những câu chúc Tết, ông cầm ly rượu đưa em. Không biết do sợ quá hay sao nên em bị liệu trả lời ông bố vợ : " Bác cám ơn cháu". Các cụ thấy có chết không
Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của em. Còn các cụ thì sao ợ
Mùa xuân năm 1994
Ngày mùng 2 Tết lần đầu tiên về quê người yêu ra mắt ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp, tâm trạng em đan trộn hồi hộp lẫn âu lo. Gớm, họ hàng nhà người yêu đông như kiến cỏ : 8 người dì, 4 người cậu, 6 người chú, 2 người cô cùng hàng lô hàng lốc con cháu.
Ngày Tết miền Nam sau những màn chào đón, thăm hỏi luôn là những bàn tiệc đã dựng sẵn với những món ăn truyền thống : Gà luộc lá chanh chấm muối ớt, chả lụa bánh mì, tôm càng xanh nướng, cá tra nấu canh chua, khổ qua hầm cá thác lác, thịt kho tàu, dưa hành chua ... và tất nhiên không bao giờ thiếu 1 thứ đó là rượu
Rượu Đồng Tháp nhạt chứ không đậm đà và nặng đô như những xứ khác nhưng với những người chưa hề lâm trận bao giờ như em thì chỉ cần ngửi thấy mùi là đã muốn say. Dù muốn dù không thì "nhập gia phải tùy tục". Chén rượu ngày xuân của người miền Nam luôn chứa đựng nhiều tình cảm, tâm tình của những người con tứ phương trời quần tụ lại trong những ngày này. Và em cũng thế, cũng phải hòa mình vào những tình cảm ấy qua men rượu.
Ngồi chung bàn với 7 người anh của người yêu (người yêu của em là con gái duy nhất trong gia đình 8 anh em) em phải chịu cảnh "ra mắt" mà muốn rớt nước mắt các cụ ợ. Trên bàn rượu có 3 cái ly (loại ly uống nước trà), 1 ly do "chủ xị" cầm tài, 1 ly xoay vòng và 1 ly tình cảm "đá bổng đá bỏ". Chính vì cái ly tình cảm đá bổng ấy mới làm chết em đấy. Vì là người lần đầu tiên xuất hiện nên em luôn nhận được sự quan tâm chào đón của mọi người và chính vì thế cái ly tình cảm nó làm việc hết công suất và em cũng nhanh chóng "ngu" luôn. Kỷ niệm em không thể nào quên được là khi ông bố vợ tương lai sang bàn của em mời rượu. Tất nhiên, em là người được quan tâm nhất. Sau những câu chúc Tết, ông cầm ly rượu đưa em. Không biết do sợ quá hay sao nên em bị liệu trả lời ông bố vợ : " Bác cám ơn cháu". Các cụ thấy có chết không
Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của em. Còn các cụ thì sao ợ