Cấu tạo bên ngoài xe ô tô : A-B-C

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hình như chưa có bài nào trên OF nói về các bộ phận trên xe ô tô được gọi là giề , để đỡ mang tiếng ăn bám OF và biết đâu sang năm hội đồng quản trị quyết định cổ phần hóa OF em còn được ưu tiên tính điểm chia chác tí cổ phiếu giá gốc nên em mạo muội xin phép các bác Admin, xe thồ, CSGT, TTGT … và tất cả các chức sắc khác cho em đặt gạch viết bài này theo kiểu dân dã, gặp gì nói nấy, biết gì thì lải nhải kể lể cho các anh em trình độ i tờ về xe cộ còn biết . Còn các ông trình độ cao mở được xưởng garage, làm giám đốc , kỹ sư trong mấy hãng ô tô thì kiếm miếng đất khác màu mỡ hơn cho riêng rẽ, khỏe ăn .:D

Em có vinh hạnh suốt mấy năm được phục vụ nhân dân Hà Lội với chức danh : Hà thành Taxi Driver, nên cũng cóp nhặt được dăm ba tí kiến thức vụn vặt loanh quanh cái xe 4 bánh. Giả dụ như tại sao lại có cái gọi là xát-xi mà phần lớn xe của các bác đây làm đêk gì có xát-xi . :^)

Hoặc lại cái gọi là Pabulê là cái gì nhở ?

Kalăng , vè gió , mí đèn , bầu le, quây vè… nó nằm ở đâu , liệu xe của tớ không có thì có làm sao không ? Tính ra thì cũng nhiều phết , mỗi khi thông báo cho bạn bè biết xe mình nó có cái gì hay hơn hoặc miêu tả 1 chỗ nào đó trên xe nó bị làm sao thì hay bị bí từ , lúng túng khó giải thích cho đối tác hiểu , cứ như là nói chuyện với Tây vậy .

Vậy nên em sẽ chuẩn bị nhớ lại mấy món xưa để dọn mâm hầu các bác !

Kính mong các bác không ghét bỏ !
 
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
Khung xe
Cấu tạo thân xe con , thường được chia làm 2 loại, có khung rời ( SUV, PICKUP, MPV …) và loại có thân vỏ liền khung ( Sedan, Convertible, Compack….)


Khung ( Frame, Chassis, Xát xi) ở đây là phần kết cấu chịu lực chính cho cả xe, nó giống như cái bệ thép để body và tất cả các thứ khác bám vào , do vậy tại sao mấy cái xe có xát xi lại trâu bò hơn Sedan . Ở xe có xat xi thì số khung phải được đóng vào đây còn trên xe kết cấu khung liền vỏ thì nó được dập vào body .




Body – Thân xe
Với xe khung liền vỏ thì khung làm đơn giản hơn , thường bằng tôn mỏng cuộn lại nhiều lớp như cái ống hộp và hàn liền với vỏ xe làm thành một body là xong .




Trái và phải
Bây giờ ta chia ô tô làm mấy hướng , trước, sau, phải , trái , trên , dưới .
Lấy tâm là điểm giữa của nóc xe , từ đó về trước là trước, từ đó sang bên tay lái là bên trái, sang bên phụ là phải ……..
Nếu dòm sát vào một số phụ tùng như gương, đèn thì ta có thể thấy chữ LH hay RH là chữ viết tắt của Left hand hay Right hand

Nhân cách hóa
Hãy coi chiếc xe như một cơ thể con người , chống tay quì sấp , đầu trùng với cản trước , mông đít trùng với cản sau , mắt sẽ là đèn pha, tứ chi là 4 bánh , và bạn sẽ đoán ra đâu là tai và đâu là sườn , hông.

Nếu bạn đã quen với kiểu gọi này rồi thì khi đứng ở cửa hàng phụ tùng bạn sẽ không bị ù tai lúng túng bởi mấy cái từ dân dã thoát ra từ đôi môi của cô gái bán hàng kháu khỉnh nói rất nhanh như: Pha trái, đèn cạnh phải, hông phải , tai trái , kính trước , nẹp sườn phải …….

Đấy hình đơn giản thế đấy, bác nào có cái đẹp hơn thì gửi link cho E, để E thay vào. Buồn ngủ lắm rồi, thôi mai chơi tiếp.

( Hết hồi I)

Em có trang này về phụ tùng xe , nhưng lại có thể xem hình trực tiếp http://www.car-part.com/
Click vào nút Search by Images sau đó chọn exterior nó sẽ hiện lên hình ảnh một chiếc xe ở các góc độ khác nhau :



Chọn vị trí mà mình muốn quan sát - ví dụ Left front



Sau đó chỉ chuột vào từng chi tiết bên ngoài xe , nó sẽ tách riêng hình của chi tiết đó kèm theo tên ( English)
Ví dụ chỉ vào tai xe trước , nó sẽ ra hình sau kèm tên : left front fender



Phần này có hình các chi tiết sau :
Back Glass
Door Mirrors
Fender
Front Bumper
Front Door
Front Door Glass
Front Door Handle
Grille
Headlights
Hood
Inner Taillights
Outer Taillights
Park Lamps
Quarter Panel
Rear Bumper
Rear Door
Rear Door Glass
Rear Door Handle
Roof
Spoiler
Trunk Lid
Vent Glass, Rear
Windshield
Bác Land xem có dùng minh họa được không nhé

Em góp một tấm:




Từ từ rồi khoai cũng nhừ mà bác Giaothong ơi , em đang mài mực để chuẩn bị vẽ, bác yên chí là có tất tần tật. Hầu bác một tí nèo :



Nắp cabô , nắp khoang máy

@ Bác Camel
Bác mà cho em liên doanh được thì tuyệt, E gửi tên các bộ phận cho bác, sau đó bác làm thế nào để huơ huơ chuột lên các thứ đó mà nó hiện được tên tiếng Việt lên là nhất bác. (y)
Em thích tranh vẽ hơn, E tự vẽ đấy, bác thấy thế nào?



Đặc điểm là chịu nhiệt ghê gớm , dưới máy bốc lên, trên mặt giời chiếu xuống , thế nên 1 số xe có thêm tấm cách nhiệt ốp dưới cabô .
Cũng vì chịu nhiệt nên lỡ nó bị trầy sơn 1 tẹo thì thợ thường phải sơn lại cả cabô để cho nhiệt đỡ làm khác màu giữa các chỗ sơn cũ và mới . Nếu chẳng may bị bẹp thì khu vực bẹp bằng tờ A4 là nên thay mới. Gò sơn lại mới đầu thì ngon dưng mà mấy tháng sau là thấy khang khác rồi. :(

Khi dòm các xe cũ, nếu để ý khe hở giữa cabô và tai ta sẽ biết được ối chuyện , nếu xe đã bị đụng thì các khe hở này sẽ kô đều tăm tắp, uốn lượn, vuốt ngón tay qua là bắt được bệnh ngay.

Cái miếng tôn mỏng 2 bên cabo ta hay gọi là tai xe, bên trong là khoang rỗng, nó chả có nhiệm vụ gì ngoài việc làm cho xe đẹp hơn. Bên trong thỉnh thoảng có lớp đệm, ống hút gió chạy qua. Trên tai thường có nẹp tai, đèn xinhan tai, chắn bùn, vòm chắn bùn, mark V6, VTVi,....

Kết cấu khung của nó gọi là xương tai, được chế tạo liền với ụ giảm xóc. Tại đây 1 đầu của giảm xóc sẽ bắt vào còn đầu kia bắt với bánh trước chống xuống đất. Do vậy vị trí của xương tai+ ụ giảm xóc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hệ thống lái.

Cái tai xe này rất hay bị bẹp, thợ thường tháo rời ra , gò sơn bét nhè vô tư. Cũng có xe tai làm bằng composit hay nhựa dẻo để chống va đập như Nissan Xtrail, bên ngoài trông y hệt như làm bằng thép nhưng bạn có thể đấm , đá, cấu véo tùy thích mà nó chả sao .



Pardeshock

Cảm ơn bác Giaothong đã nhanh chóng Confirm , đúng là công bộc thời A còng có khác. :D

Hôm nay câu sang phần mom ~ xe, các bác thông củm là bài này dựa trên mớ kiến thức hỗn tạp của bản thân E, hầu hết là kiến thức ngoài vỉa hè của dân Taxi, trên mạng ít thấy, trong giảng đường như của bác Hùm càng ít thấy hơn, cái gì copy là E nói copy, còn cái gì các bác thấy tham gia bàn luận được thì chơi luôn đi chả kể đúng sai gì sất, thế mới là forum. (b)

Ở đây sẽ kô có các từ như các đăng, bầu lọc gió, dàn tỏa nhiệt mà thay vào đó là các từ láp, bầu le, dàn nóng …… Ở mỗi môi trường khác nhau, vùng miền khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau .
Nội dung bài này rất đơn giản vì E theo triết lý : Cột đèn điện sáng mấy thì chân cột đèn vẫn tối, Trên 4R có bao nhiêu siêu sao đã dồn vào hết vào Hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống truyền động, động cơ … Còn trơ lại cái mảnh đất cằn này cho E mần là vừa sức . :D

Cái mom xe, bađơsốc, cản xe, bumper thường làm bằng nhựa , thép, composit, E nghe nói thấy có làm bằng thép vô định hình , tức là cho đâm bẹp xả láng , về nhà bác tài chỉ cần xả e vào là nó tự phồng lên y hệt ban đầu , thế mới khiếp . :))
Trên cản trước thường có các nan gió, hốc đèn gầm, nẹp cản . Sau nó là khoang trống hoặc 1 tấm xốp đệm, xương cản bằng thép bắt thẳng vào đầu khung xe . Ở 1 số xe thì cảm biến đâm va của túi khí đặt ở đây để lấy tín hiệu va chạm . Hoặc lắp các cảm biến tiến lùi cho các bác tài thích công nghệ cao . :P
Bên ngoài cản thỉnh thoảng hay lắp mấy cái ống thép hoặc Inox để bảo vệ cản, mấy cái đó nếu gia cố kô chắc chắn thì lợi bất cập hại, có khi đáng hỏng 1 thì lại hỏng 3, 4 lần .



Cảm ơn 2 bác Vina và Primera , thế mới là 4R , mong các bác nhiệt tình góp ý và SC cho E nhiều hơn. (b) Bản này là bản BETA nên còn nhiều thiếu sót mà :D

@ Vina , đã nói với bác rồi , E chỉ là lái xe taxi nên chỉ dám ba hoa rờ rẫm về cái vỏ bên ngoài ô tô thôi , bác với anh Hùm nên chia nhau mấy món điện tử và nhiên liệu phức tạp kia đi đi. :D
Cafe là món E chơi hàng ngày đấy , vừa ngồi ở cafe 65 quán sứ với một đám đông các ofers mà chả thấy bác đâu , hôm nào đánh lẻ bác nhẩy (l)

-------------------------------------------------------------------------

Tối nay lại xin phép các bác dông dài tới phần kính của xe , trước phần này có khi phải nói đến hệ đèn trước mới đúng nhưng Land chót nghĩ , trên 4R này có một bác chuyên bán buôn, bán lẻ các loại đèn pha ô tô, đèn của bác đó rất tốt và giá cũng kô đến nỗi nào. Mình kiếm được bát cơm thì cũng để cho người ta kiếm được tô cháo , thế nên bình loạn về đèn xin nhường cho nhà bác Nava.

Kính ô tô là loại kính an toàn, giảm thiểu khả năng sát thương cho hành khách khi xe gặp tai nạn, kính xe được chia làm 2 loại, kính có màng và kính cường lực . Kính trước xe là kính có màng, chế tạo từ 2 lớp kính mỏng khoảng 2,5mm được dán với nhau bằng một lớp chất dẻo trong suốt . Mặc dù có 3 lớp nhưng ta khó phát hiện ra điều đó . Mục đích của lớp màng là khi kính bị vỡ, các mảnh thủy tinh vỡ sắc lẻm không bị gió ép bắn văng về phía hành khách và lái xe, cả tấm kính chỉ bị mềm ra như một tấm vải và được giữ chặt lại khung kính . Còn kô thể tiết kiệm đến mức đem kính xây dựng để lắp vào ô tô được, khi vỡ loại kính này sẽ tạo thành những miếng thủy tinh nhọn hoắt văng tứ tung vào xe cực kỳ nguy hiểm.



Hình kính trước khi vỡ tạo thành 1 lớp màng mềm

Kính trước được gắn bằng keo mềm ( giống keo silicon gắn kính bể cá ) với khung xe , ở loại xe 7 chỗ trở lên thì hay được gắn bằng zoang cao su . Kính có thể tạo màu , có chất cản tia cực tím, chống lóa , chống bám nước và bụi, đổi màu . Đặc biệt kính phải có khả năng giảm tốc tốt , kô chói khi bị pha đèn xe ngược chiều ( Kính xịn)

Khác với kính trước, các tấm kính sườn và sau thường là kính cường lực 1 lớp, rất khó vỡ, nhưng khi vỡ lại vỡ vụn như hạt ngô nhằm giảm sát thương . Những tấm kính này có thể đánh rơi từ độ cao 2m xuống sàn bê tông mà không vỡ .



Hình kính cửa lái khi vỡ thì vụn ra thành các hạt nhỏ như ngô - Vòng số 2, trái với kính trước bị dính thành màng như ở vòng số 1

Ở dưới chân kính trước thường có 1 tấm nhựa chạy ngang xe đó là tấm chắn rác , gọi thế vì nó có mỗi chức năng là hứng lá rụng tránh cho rơi vào khoang máy . :D

Loanh quanh khu vực này có bộ gạt mưa, vòi phun nước, cảm biến mưa, có bác nào hiểu biết thì giúp nhà tôi 1 cái, gõ nhiều cóng tay quá rồi .:^)

À có bài đây rồi nhưng còn thiếu nhiều: Đây

(Lại hết hiệp II) :D

Phía trước xe có 1 chi tiết rất quan trọng , nó quan trọng kô phải là thiếu nó thì xe kô đi được , mà là mang tính thẩm mỹ và thương hiệu cho Hãng sản xuất . Nó giống như cái mũi của xe.

Lưới tản nhiệt , cái tên hoa mỹ các nhà viết siêu xe hay dùng , Kalang là tên dân chợ Trời hay gọi, canăng là tiếng mấy bác thợ quê hay phát âm . Dân Nam thì kêu là mặt nạ , dân sành tiếng Anh gọi là Grilles , dân sành tiếng Pháp kô biết gọi là gì….:D

Hình dáng thiết kế của kalang đặc trưng cho từng hãng , để tản mạn về nó có lẽ cũng phải cần đến chục trang A4 mới vừa đủ . Chúng thường được làm từ thép mạ crôm, nhựa cứng, nên khi bị vỡ rất khó phục hồi để trả lại vẻ duyên dáng như xưa.

Trên kalang thường có logo của Hãng , là nơi trang trọng nhất phía đầu xe , logo chỉ đính vào nên rất dễ bị kẻ xấu cậy mất .



Sang đến món Gương - Đèn
Đèn trước xe thường gồm đèn Xinhan , đèn pha, đèn cốt, đèn đăng téc, đèn sương mù. Đèn xinhan màu vàng, đèn đăng téc trắng, đèn pha và cốt to nhất, đèn sương mù màu vàng lắp trên cản trước.

Gương gồm gương trái phải và gương giữa xe , mỗi gương ngoài gồm mặt kính, động cơ điện, vỏ ốp gương, chân gương bắt vào cửa xe. Cũng có 1,2 cái gương nhỏ lắp trên tấm chắn nắng trong xe. Một số xe MPV hay lớn hơn thì lắp thêm gương hậu. Ở xe tải hay khách lớn thì gương nhiều chi chít để LX có thể quan sát nhiều khu vực xung quanh xe.



Primera nói:
Em mạn phép sửa lỗi chính tả tí:
Ba_đờ_xốc = Barre de choc (tiếng Pháp nhé)
=bumper
là cái thanh cản va đập !
Ba_đờ_xốc = pare-chocs (pare = tránh, chống lại)

Primera nói:
tiếp về đèn vậy:
Đèn xinhan thì em biết rồi vì nó là signal.
Đèn phanh em cũng lờ mờ đoán nó từ chữ fin tiếng Pháp, là hết phim đấy !
Thế đèn pha, đèn cốt ??
Phanh = frein, động từ là freiner, không liên quan đến fin là hết đâu ạ.
Phare : đèn pha
Phares code, hoặc thường nói tắt là code : đèn pha được để ở chế độ trong thành phố hay khi có xe ngược chiều

Primera nói:
À thế em hỏi nhé: đèn lăng-téc (đăng-téc) là đèn gì, lắp ở chỗ nào, và vì sao lại gọi như thế (hỏi GG rồi nhưng nó bận). Em chỉ loáng thoáng biết cái lantern là đèn lồng thôi.
Lanterne : các đèn xung quanh xe nhằm giúp các xe khác xác định vị trí xe của mình (chứ không phải để chiếu sáng). Trong cách nói hàng ngày thì lanterne hay code đều có y nghĩa như nhau

Land nói:
Lưới tản nhiệt , cái tên hoa mỹ các nhà viết siêu xe hay dùng , Kalang là tên dân chợ Trời hay gọi, canăng là tiếng mấy bác thợ quê hay phát âm . Dân Nam thì kêu là mặt nạ , dân sành tiếng Anh gọi là Grilles , dân sành tiếng Pháp kô biết gọi là gì….
Tiếng Pháp là calandre

Nhân đây cũng xin nhắc lại về từ jante, vành bánh xe, thường được gọi không chính xác là lazang (trên báo Ôtô Xe máy cũng viết thế mới chết chứ !). Âm la là do trong tiếng Pháp thường có giới từ đi kèm danh từ, giới từ này không có nghĩa mà chỉ có tác dụng về mặt ngữ pháp thôi (như the trong tiếng Anh). Theo tôi cứ nói luôn là cái vành bánh xe cho dễ hiểu.

Kiếm bát cháo nhỉ



Mời bác land vào trang này tham khảo. Khi bác bấm vào nút Language bên trên mỗi hình sẽ xem được cả thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp.

Cám ơn cả hai bác, E thì vẫn nghĩ là các bác giỏi cả Anh lẫn Pháp kô cần vào cái trang kia ạ.:D

Tiếp theo là sàn xe

Sàn xe được dập bằng thép mỏng , có hình dạng lồi lõm, gân gờ để tăng khả năng chịu lực mà trọng lượng vẫn nhẹ ( kiểu như tấm lợp bằng tôn). Hai bên sàn được uốn thành hộp để chịu lực như khung xương chính.

Mặt dưới sàn được phun một lớp chống gỉ và chống ồn đối với các âm thanh từ dưới đường và khoang máy, mặt trên được dán một lớp hấp thụ rung động khá dày trông giống như giấy dầu . trên cùng mới là các lớp thảm lót trang trí .

Sàn xe thường không kín, trên đó có nhiều lỗ để thoát nước , nên nếu nước ngập ngang sàn xe là có khả năng chui lên sàn xe làm hỏng hệ thống điện điện tử . Một số xe có bố trí các hộp điểu khiển điện tử ngay trên sàn , nếu sơ ý là có khả năng chập cháy ngay .




Cửa xe

Chả mấy khi các bác dòm được vào bên trong các cánh cửa ô tô, chúng có cấu tạo đơn giản gồm khung cửa bằng thép được làm thành 2 lớp , bên ngoài là vỏ cửa, bên trong là khung xương cửa , giữa 2 lớp được lắp đặt các bộ phận kính và thiết bị nâng hạ kính (compa) các ổ khóa, tay mở, bản lề, zoang, nẹp , công tắc điều khiển….



Nóc xe

NÓc xe thông thường khá đơn giản , cấu tạo giống như cabo xe , bao gồm lớp vỏ tôn mỏng, dưới là vài cái xà mảnh mai , dưới cùng là tabi trần xe thường bằng nỉ, các tông bọc vải.

Nóc xe có cửa sổ trời sẽ phức tạp hơn và phức tạp nhất chắc là các xe mui trần :D . Cái này Land chưa có dịp test kỹ nên bác nào rành thì giúp 1 tay.

Trên nóc xe thỉnh thoảng có mấy thanh trang trí, giá để đồ


Tấm ốp phía dưới sàn xe như trong hình trên thông thường được gọi là Pavôlê, là chi tiết rất hay bị bẹp khi ta bó vỉa quá sát.

Các ốp nhựa được gọi tên như sau



Cửa hậu
Ở một số xe Compack, MPV, SUV… vách sau cùng được thay bằng cánh cửa hậu
Nếu nó mở lên phía trên thì 2 bản lề được bắt vào nóc xe , đồng thời có 2 cây chống trợ lực giúp ta nâng cửa lên , đó là các cylind được nén khí với áp suất rất cao . Cấu tạo 1 cửa hậu bình thường như hình dưới đây , từ trái qua phải gồm :
Tabi cửa , zoang cao su, khung cửa, kính cửa,

Nếu xe chạy đã cũ mà nghe thấy tiếng lọc xọc phát ra từ cửa thì chắc chắn zoang đã lão hóa, khóa cửa bị lỏng, bản lề bị xê dịch , cần phải kiểm tra lại .


Về đèn thì cám ơn bác NV đã có một đoạn khá rõ phía trên kia , nhưng tiện có cái hình trong tay tôi đưa luôn lên bổ xung thêm 1 tẹo

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
Hay quá ! Thế mà từ trước tới giờ chả ai trên OF giới thiệu cả !!! :)
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hu hu !! thế là E bị cạnh tranh mất rồi , mấy quả ảnh kia E copy về định bụng để dành làm vốn sau mang đến chỗ sư phụ tìm hiểu thêm mấy thứ rồi về loè AE. :P

Các bác làm như thế là bên có công , người góp của đấy. Như vậy thì việc lớn mới chóng thành được. (b)
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,073
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
41
Bác Land vẽ cái này chứng tỏ bác đang làm trong 1 hàng nèo đó và đang phải vẽ catalog cho xe he he
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác Land vẽ cái này chứng tỏ bác đang làm trong 1 hàng nèo đó và đang phải vẽ catalog cho xe he he
Bác CAT phát biểu như vậy chứng tỏ bác đang làm trong 1 hàng nèo đó và đang phải xem rất nhiều catalog cho xe he he :))
 

humxam

Xe hơi
Biển số
OF-2421
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
172
Động cơ
566,410 Mã lực
E hỏi tẹo !!! Pac Land vẽ toàn bộ từ đầu hay là chỉ gắn tên vào thôi !? *-) Nếu pac vẽ được thì pac có thể vẽ 3D bằng Solid, 3DS Max, Cimatron, Pro Engineer, Inventor... cho AE xem không chứ thật sự là xem 2D chán lắm. 3D dễ nhìn hơn. (h)
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hùm ơi , thế cậu nhìn vào đó mà kô biết tớ vẽ bằng giề à , vẽ bằng bút lông chấm với mực tàu đấy !

Ở đây có lão Giaothong sẽ confirm chính xác là cài giề cho cậu xem.

Bạn chắc chỉ học kỹ thuật mà chưa nghiền ngẫm nhiều về kinh tế , khi nào định đầu tư vào 1 dự án nào đó thì phải tìm được vấn đề "đầu tiên" đã ! Do vậy tất cả các phiên bản phờ-ri nên chỉ để ở một mức độ vừa phải thôi.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,738
Động cơ
842,874 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Land nói:
Hùm ơi , thế cậu nhìn vào đó mà kô biết tớ vẽ bằng giề à , vẽ bằng bút lông chấm với mực tàu đấy !

Ở đây có lão Giaothong sẽ confirm chính xác là cài giề cho cậu xem.

Bạn chắc chỉ học kỹ thuật mà chưa nghiền ngẫm nhiều về kinh tế , khi nào định đầu tư vào 1 dự án nào đó thì phải tìm được vấn đề "đầu tiên" đã ! Do vậy tất cả các phiên bản phờ-ri nên chỉ để ở một mức độ vừa phải thôi.
Ơ, giờ mới biết bác Land biết đá bóng:s

Nhưng mà bác ấy nói đúng đấy Hùm Xám ạ, cứ từ từ từng bước một rồi cần thì hoàn thiện sau, diễn đàn thì cần phải có sự góp sức của nhiều người mà.
 

vina

Xe máy
Biển số
OF-1675
Ngày cấp bằng
23/9/06
Số km
91
Động cơ
571,310 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Trong thang máy
@Land: Vụ này hay đây bác Land ,trong bảo dưỡng sửa chữa thì theo thống kê lợi nhuận 40% là từ sc khung vỏ:D béo lắm, theo em vụ này bác nên chia thành từng phần đánh số rõ ràng cho lo logic tý ,làm tài liệu tra cứu luôn,đôi lúc cần thiết mở ra xem lại nó dễ tìm ,bác nhẩy?;) Nhìn qua thế này cũng đoán chừng bác không phải dân kỹ thuật thì cũng đang ,đã,hay sẽ.. làm hoặc mần ăn về kt:D .Vậy là hôm nào bố chí mấy anh em cafe bữa bác nhá!!!
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
@Fiat Lux
Hay quá , trên OF mình rất nhiều bác giỏi tiếng Pháp, mong các bác tiếp tục theo dõi và sửa chữa cũng như tham gia bình luận hộ em. Nợ bác Cafe nhé ! :D
 

mr_limo

Xe buýt
Biển số
OF-19205
Ngày cấp bằng
28/7/08
Số km
913
Động cơ
511,986 Mã lực
Tuổi
36
vỏ thân thì tương đối ổn rồi:41:, tiếp về động cơ và nội thất đi bác (b)
 

mr_limo

Xe buýt
Biển số
OF-19205
Ngày cấp bằng
28/7/08
Số km
913
Động cơ
511,986 Mã lực
Tuổi
36
bác cho em hỏi, con camry bác dung để minh họa có tên là gì, nó được sản xuất từ năm bao nhiêu vậy ạ (ngoài luồng tí,em cũng thấy con này hay nhưng k0 có nhiều thông tin về em này)
 

loi

Xe đạp
Biển số
OF-28519
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
41
Động cơ
484,000 Mã lực
Công nhận hay, thực sự thì e được học trong trường làm sao tiếp xúc được với các từ ''chuyên ngành'' như các bác được. em có ý kiến là bác nào dành chút thời gian thông kê và '' biên dịch'' tên các bộ phận, chi tiết trên otô nha
 

bachkhoak40

Xe điện
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
4,971
Động cơ
539,003 Mã lực
Hay quá nhưng sao không viết tiếp phần động cơ, nội thất, điện đóm .... nữa nhỉ!!! Các bác viết tiếp đi.
 

Utehy pro

Xe đạp
Biển số
OF-38297
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
12
Động cơ
470,820 Mã lực
Hệ thống khung và vỏ xe địa hình


Khung Range Rover Defender.
Khung xe là bệ đỡ toàn bộ cụm máy, hệ thống lái và vỏ... Hệ chịu lực của xe gồm khung và vỏ; tùy theo thiết kế, phần chịu lực có thể chỉ là một trong hai yếu tố đó, hoặc phối hợp cả hai nhờ liên kết gối đỡ đàn hồi hoặc liên kết cứng giữa chúng.
Khung bằng thép dập lần đầu tiên được hãng Daimler lắp cho xe Mercedes cách đây 100 năm, sau đó được áp dụng rộng rãi. Việc chuyển vỏ xe từ loại hở sang kín đã làm thay đổi khung xe khá nhiều, vì vỏ xe bằng thép liền giữa nóc và thành bên làm tăng mạnh khả năng chống xoắn của hệ khung - vỏ. Một yếu tố khác góp phần biến đổi kết cấu khung xe là việc chuyển từ hình thức bắt cứng động cơ với khung sang kiểu liên kết qua các gối đỡ cao su.
Khung xe địa hình phổ biến là loại dầm thép thấp, khi vượt chướng ngại hoặc chạy nhanh, hệ thống này luôn phải chịu tải trọng động lớn, truyền đến từ cơ cấu treo. Vì thế, việc xác định tương quan giữa độ cứng của hệ thống treo và khung là một trong những nhiệm vụ chính của nhà thiết kế. Giảm xóc một mặt phải đủ mềm để xe chạy êm và bám đường tốt, mặt khác, nó lại phải hạn chế được dao động của vỏ xe, cùng các cụm máy lắp trên khung. Phương pháp thiết kế khung dầm xe mới của hãng General Motors là xác định tiết diện dầm tối ưu, tùy theo tải trọng tác động lên từng đoạn của nó, cách này cho phép giảm đáng kể trọng lượng chung và tăng độ bền. Tuy vậy, phương pháp này chưa phổ biến lắm vì công nghệ phức tạp.


Khung xe Tatra 138.
Năm 1923, kỹ sư trưởng Letvinca của nhà máy Tatra (Cộng hòa Séc) đã đưa ra thiết kế kết cấu khung xe dạng ống thép, đến nay các xe của hãng này vẫn sử dụng. Khung loại này không những có khả năng chống xoắn cao mà còn có độ bền lớn, thậm chí, quá tải 20% vẫn không gãy. Sáng chế đã làm giảm tự trọng, tăng trọng tải, cho phép lắp loại lốp tiết diện rộng mà không tăng chiều ngang xe. Song khung ống lại khiến cầu xe có kết cấu phức tạp, khó tiếp cận khi bảo dưỡng các cụm bố trí trong ống (muốn tháo được cầu giữa ở xe 3 cầu thì phải tháo toàn bộ dầm).
Những năm gần đây, để tăng độ an toàn, người ta còn yêu cầu khung xe phải có khả năng làm giảm nhẹ các va đập khi xe đâm vào chướng ngại. Vì thế, bộ khung phải có những đoạn đặc biệt có thể hấp thụ phần lớn động năng của cú đâm, giảm chấn thương cho người trên xe. Một trong những xu hướng thiết kế mới làm tăng độ cứng, chống xoắn cho cả hệ khung - vỏ là thay đổi kết cấu các gối đỡ giữa chúng.


Khung xe Range Rover 1970.
Nhìn chung, hệ chịu lực với khung xe riêng có ưu thế hơn loại liền, bởi vỏ xe được cách biệt tốt hơn với phần động lực, giảm rung động. Quy trình hàn vỏ đơn giản hơn và có thể sản xuất các loại xe với bề ngoài khác nhau trên cùng một khung. Nhược điểm của thiết kế này là tỷ trọng khung lớn, sàn và trọng tâm xe bị nâng cao nên điều khiển khó hơn.
Để tăng hiệu suất hoạt động của chiếc xe, các nhà thiết kế tìm mọi cách làm cho khung nhẹ bớt mà vẫn đủ độ bền và cứng vững. Mặc dù vỏ xe luôn luôn phải chịu lực tác động xoắn rõ ràng, nhưng trước năm 1930, chẳng nhà thiết kế nào để ý đến hiện tượng này. Chỉ từ sau năm 1931, khi người ta thừa nhận rằng độ ồn và các vết nứt vỏ xe là do khung không đủ độ cứng, vấn đề mới được coi trọng.
(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


File ảnh trên có kích thước 1000px × 1291px , em đang giữ file gốc có kích thước 7800 x 10000 px ( Nếu in ra có thể to gấp 3 lần khổ A0 )
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top