Đầu tiên là em xin lỗi cụ vì đã hiểu nhầm ý cụ.
Vầng, không có vấn đề gì cụ ạ. Trao đổi để hiểu rõ hơn về luật và lưu thông trên đường cho an toàn là ý chính của em.
Về khoản 3, vì ko có văn bản giải thích cụ thể nên em ko thể chứng minh đc, nhưng cụ hãy đọc lại toàn bộ điều 13 thì sẽ thấy khoản 3 này là nguyên tắc phân chia làn đường, xe nhanh đi về làn bên trái, xe chậm đi về làn bên phải.
Vâng, em lại hiểu điều 13 theo những chữ có ở đó ạ.
Sử dụng làn đường. Em đã nêu ở một thớt khác rằng khoản 3 điều 13 này hơi bị mập mờ.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Đó là đi về "bên phải" của 1 làn hay của "phần đường được phép lưu thông".
Tuy nhiên, vì em chưa phân tích trường họp 3, rằng chỉ có 1 làn đường và dành riêng cho 2b nên khoản 3 này để sau đi ạ.
Cụ đọc lại các điều khoản trong nghị định 171 sẽ thấy ko hề có điều khoản nào phạt lỗi "ko đi bên phải làn xe" cả, tất cả là "ko đi bên phải phần đường xe chạy".
Em hiểu 171 là chế tài xử phạt chứ không phải là quy định lỗi hay không. Vi phạm hay không là chiểu theo luật gt, còn phạt bao nhiêu là theo 171.
Ví dụ, ở điều 8 (luật gtdb) có tới 23 khoản bị nghiêm cấm, trong đó không ít khoản không xuất hiện trong 171, điều đó không có nghĩa là mắc phải thì không vi phạm. Đơn cử khoản 23:
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi gây nguy hiểm là những hành vi nào? phân định ra sao. Ngoài ra, 171 là văn bản dưới luật gt 2008 cho nên phân định vi phạm phải dựa vào luật gt chứ không phải là theo 171.
Còn về 2b phải đi về bản phải làn đường, theo em đi như thế là đúng, nhưng đây là vấn đề văn hóa giao thông, NĐ 171 ko quy định cụ thể việc xử phạt vì rất khó áp dụng thực tế. Khi đường có 1 vạch tim đường thì sẽ nhìn thấy ngay xe có đi về bên phải chiều đi của mình ko, còn trong 1 làn đường, rất khó để xác định đang đi bên trái hay bên phải, quyết định sẽ rất cảm tính.
Về ý này, ngay trong còm trả lời chủ thớt em đã nêu là nếu người bạn không nhớ là đi bên nào thì khó xác định được là mình sai hay xxx sai.
Hơn nữa trong làn đó, ko phải lúc nào 2b cũng là xe chạy chậm nhất.
Cái này em hoàn toàn đồng ý. Giả sử có 2b và một ô tô trên cùng 1 làn mà ô tô bò ra với tốc độ 10 km/h thì tình huống nếu được xem xét tới là hành vi vượt chứ không phải là hành vi đi về phía bên nào.
Còn khi đường rộng đc chia thành nhiều làn thì nguyên tắc xe chậm đi bên phải sẽ được cụ thể hóa bằng biển báo phân làn và biển báo tốc độ. Khi đó xe chậm mà ko đi về bên phải sẽ dễ dang nhận ra bởi các vạch kẻ chia làn đường.
Cái này em cũng nhất trí. Nếu trên 1 làn mà 2b đang đi, chẳng có xe nào đi cùng chiều thì không thể xuất hiện lỗi đi về bên phải hay bên trái. Tuy nhiên, nếu có trường hợp phân làn theo phương tiện và phân làn theo tốc độ thì câu chuyện lại khác đi một chút ạ. Các trường hợp 1 và 2 em nêu trên đều không đề cập đến việc phân biệt đối xử này
- Trong nguyên tắc xe nhanh đi bên trái, xe chậm đi bên phải thì tốc độ ở đây là tốc độ mà các xe đang chạy chứ ko phải tốc độ tối đa xe có thể chạy. Như VD của cụ là trong nội thành, 2b tốc độ tối đa là 40km/h, nhưng 4b hoàn toàn có thể chạy 30km/h.
Nếu xác định được nhanh chậm thì trong nhận thức của người đi chậm mà ở phía trước sẽ phải có ý nghĩ nhường đường để đảm bảo xe đi nhanh, đang ở phía sau. Và khi vượt trong 1 làn thì đương nhiên là đi chậm phải đi về bên tay phải thì mới nhường đường được.
- Trong ví dụ về vượt xe của cụ, cụ hãy tưởng tượng trường hợp khác, có con xe tải bò trên đường với tốc độ 40km. 2b đc chạy 60 tất nhiên nó sẽ vượt xe tải, và trong trường hợp này 2b chạy nhanh hơn xe tải thì nó sẽ phải đi về bên trái, con xe tải (4B) phải đi về bên phải.
Tình huống này em đã nêu trên, đó là tình huống vượt.