[Funland] Về chiếc Mic-21R bị tên lửa HK của TQ bắn rơi ngày 05/10/1987

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,758
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cụ nào có thông tin sự thật về chiếc Mic này cũng như số phận sau này của phi công chia sẻ cho em biết với?

Em tìm đọc có đoạn chia sẻ sau:

Ngày 30/9/1987, phía Trung Quốc nắm được tin tình báo về việc Việt Nam tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ chiến lược khu vực phía bắc có sử dụng không quân với mật danh AI-87, diễn ra từ ngày 3 tới 5/10/1987. Các đơn vị chiến đấu giáp biên của Trung Quốc được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

9 giờ 29 phút ngày 5/10, phía Trung Quốc phát hiện một máy bay trinh sát khí tượng của Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép (TQ gọi là sân bay Sát Chồng/克夫/Khắc Phu), bay vòng qua không vực huấn luyện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn sát với biên giới Trung Quốc. Hơn 10 giờ, sau khi phát hiện các tốp máy tiêm kích cất cánh từ Kép, Nội Bài và Gia Lâm, phía Trung Quốc đã cho các đơn vị phòng không, không quân trực chiến vào cấp 1 khi máy bay chiến đấu Việt Nam có lúc vòng sát đường biên 10 km. Buổi diễn tập sáng 5/10 kết thúc không có sự cố, các đơn vị về cấp 2.

Buổi diễn tập chiều ngày 5/10 bắt đầu vào lúc 13 giờ 30 phút với nhiều tốp máy bay chiến đấu Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép. Các đơn vị phòng không, không quân Trung Quốc ở giáp biên được lệnh chuyển cấp 1 vào lúc 13 giờ 35 phút. Hồi 13 giờ 56 phút, mạng tình báo xa của Trung Quốc phát hiện 1 chiếc Mig-21R cất cánh từ Nội Bài bay về hướng bắc làm nhiệm vụ trinh sát điện tử. Hồi 14 giờ 5 phút, đài nhìn vòng của tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 đóng ở Long Châu, Sùng Tả, Quảng Tây bắt được mục tiêu. 14 giờ 8 phút, chỉ huy tiểu đoàn này đã lệnh chuẩn bị 3 đạn sau khi chiếc Mig-21R bay lấn qua đất Trung Quốc. Sau đó, chiếc Mig-21R ngoặt trái về không phận Việt Nam, rồi lại ngoặt phải lượn vòng hẹp lấn vào không phận Trung Quốc trong khoảng hơn chục giây trước khi về lại không phận Việt Nam. Hai phút sau, chiếc Mig-21R lại bay vào không phận khu vực Bằng Tường Trung Quốc. Do đài nhìn vòng mất mục tiêu nên chỉ huy tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 ra lệnh mở đài điều khiển phát sóng sục sạo trực tiếp bắt mục tiêu. 14 giờ 15 phút, sau khi bắt được mục tiêu trong giới hạn tham số phóng cho phép ở cự ly 35 km, chỉ huy phân đội hạ lệnh diệt mục tiêu bằng 3 đạn/三发/tam phát, phương pháp dẫn vượt trước nửa góc/半前置法/bán tiền trí pháp. Chiếc Mig-21R bị trúng ngay quả đạn đầu, rơi xuống gần một ao nuôi vịt ở huyện Long Châu, đại úy phi công Trần Tôn bị bắt sau khi nhảy dù. Phía Việt Nam sau đó đã phái trực thăng đi tìm kiếm trên không phận vùng biên Việt Nam. Vào 5 giờ chiều, sau hơn 2 giờ theo dõi công tác tìm cứu của không quân Việt Nam, tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ 2 được lệnh hạ cấp chiến đấu.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,614
Động cơ
514,134 Mã lực
Mấy cụ Ofer mũ xanh vào xác nhận cái lào :)
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,264
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
48
Lạ quá, sao lại bay vào khu vực của Tung Cẩu ạ?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cụ nào có thông tin sự thật về chiếc Mic này cũng như số phận sau này của phi công chia sẻ cho em biết với?

Em tìm đọc có đoạn chia sẻ sau:
Phi công chính là ĐINH TÔN chứ không phải Trần Tôn
chiếc Mig-21R này bay gần biên giới lệch téo là sang đất tàu vài cây rồi .
phi công ĐInh Tôn bị bắt sau này đc trao trả về năm 1991
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,302
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
trên giời với tốc độ siêu thanh thì sai 1 ly đi chục dặm bác ạ
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,728
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Phi công chính là ĐINH TÔN chứ không phải Trần Tôn
chiếc Mig-21R này bay gần biên giới lệch téo là sang đất tàu vài cây rồi .
phi công ĐInh Tôn bị bắt sau này đc trao trả về năm 1991
thế là ngồi xem 4 cuốn lịch rồi mới được về à?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,244 Mã lực
Câu chuyện này đã được bác OldBuff- nguyên Trưởng xe điều khiển tên lửa SAM II, đã kể trên quansuvn.net rồi mà.
Xin trích dẫn lại để các bác OF tham khảo:

Sự kiện chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị một phân đội tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987 như sau:
Chiếc máy bay trinh sát này bay lạc sang vùng trời Bản Lan, Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc 2 lần vào hồi 14 giờ và 14 giờ 13 phút. Trong lần bay lạc thứ hai, chiếc Mig-21R của ta bị một tiểu đoàn hỏa lực Hồng Kỳ 2 bắn rơi, phi công bị bắt còn máy bay rơi xuống gần một trại vịt ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây.

Cụ thể:
Ngày 30/9/1987, phía Trung Quốc nắm được tin tình báo về việc Việt Nam tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ chiến lược khu vực phía bắc có sử dụng không quân với mật danh AI-87, diễn ra từ ngày 3 tới 5/10/1987. Các đơn vị chiến đấu giáp biên của Trung Quốc được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

9 giờ 29 phút ngày 5/10, phía Trung Quốc phát hiện một máy bay trinh sát khí tượng của Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép (TQ gọi là sân bay Sát Chồng/克夫/Khắc Phu), bay vòng qua không vực huấn luyện các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn sát với biên giới Trung Quốc. Hơn 10 giờ, sau khi phát hiện các tốp máy tiêm kích cất cánh từ Kép, Nội Bài và Gia Lâm, phía Trung Quốc đã cho các đơn vị phòng không, không quân trực chiến vào cấp 1 khi máy bay chiến đấu Việt Nam có lúc vòng sát đường biên 10 km. Buổi diễn tập sáng 5/10 kết thúc không có sự cố, các đơn vị về cấp 2.

Buổi diễn tập chiều ngày 5/10 bắt đầu vào lúc 13 giờ 30 phút với nhiều tốp máy bay chiến đấu Việt Nam cất cánh từ sân bay Kép. Các đơn vị phòng không, không quân Trung Quốc ở giáp biên được lệnh chuyển cấp 1 vào lúc 13 giờ 35 phút. Hồi 13 giờ 56 phút, mạng tình báo xa của Trung Quốc phát hiện 1 chiếc Mig-21R cất cánh từ Nội Bài bay về hướng bắc làm nhiệm vụ trinh sát điện tử. Hồi 14 giờ 5 phút, đài nhìn vòng của tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 đóng ở Long Châu, Sùng Tả, Quảng Tây bắt được mục tiêu. 14 giờ 8 phút, chỉ huy tiểu đoàn này đã lệnh chuẩn bị 3 đạn sau khi chiếc Mig-21R bay lấn qua đất Trung Quốc. Sau đó, chiếc Mig-21R ngoặt trái về không phận Việt Nam, rồi lại ngoặt phải lượn vòng hẹp lấn vào không phận Trung Quốc trong khoảng hơn chục giây trước khi về lại không phận Việt Nam. Hai phút sau, chiếc Mig-21R lại bay vào không phận khu vực Bằng Tường Trung Quốc. Do đài nhìn vòng mất mục tiêu nên chỉ huy tiểu đoàn Hồng Kỳ 2 ra lệnh mở đài điều khiển phát sóng sục sạo trực tiếp bắt mục tiêu. 14 giờ 15 phút, sau khi bắt được mục tiêu trong giới hạn tham số phóng cho phép ở cự ly 35 km, chỉ huy phân đội hạ lệnh diệt mục tiêu bằng 3 đạn/三发/tam phát, phương pháp dẫn vượt trước nửa góc/半前置法/bán tiền trí pháp. Chiếc Mig-21R bị trúng ngay quả đạn đầu, rơi xuống gần một ao nuôi vịt ở huyện Long Châu, đại úy phi công Trần Tôn bị bắt sau khi nhảy dù. Phía Việt Nam sau đó đã phái trực thăng đi tìm kiếm trên không phận vùng biên Việt Nam. Vào 5 giờ chiều, sau hơn 2 giờ theo dõi công tác tìm cứu của không quân Việt Nam, tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ 2 được lệnh hạ cấp chiến đấu.

Các hình ảnh tham khảo:




Tiểu đoàn tên lửa phòng không bắn rơi chiếc Mig-21R được tặng bức trướng đề chữ "Thần uy đạo đạn doanh




Hiện trường nơi địa điểm rơi của chiếc Mig-21R của sự kiện ngày 5/10/1987






Đại úy phi công Trần Tôn bị bắt sau khi chiếc Mig-21R bị bắn rơi ngày 5/10/1987





Lễ mừng công của phân đội hỏa lực bắn bị thương chiếc Mig-21R vào ngày 28/3/1988




Xác chiếc Mig-21R của đại úy Trần Tôn bị bắn rơi ngày 10/5/1987 được đưa về doanh trại tiểu đoàn tên lửa Hồng Kỳ 2 để phục vụ công tác tuyên truyền




Sơ đồ trận đánh ngày 10/5/1987

Đường bay chiếc Mig-21R màu xanh, nằm bên trái hướng từ huyện Ninh Minh/宁明县 đi huyện Long Châu/龙州县 và đi qua bên phải thị xã Bằng Tường/凭祥市, địa khu Sùng Tả/崇左, tỉnh Quảng Tây. Đường bay này tương ứng với các điểm xuất phát từ các địa danh của tỉnh Lạng Sơn: qua huyện Đình Lập, huyện Lộc Bình rồi lạc vào đất Trung Quốc trước khi tới huyện Cao Lộc, lạc tiếp vào đất Trung Quốc và bị bắn rơi trên đường tới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.





Tiểu đoàn bộ hiện nay của đơn vị tên lửa phòng không hữu quan
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanva06

Xe tải
Biển số
OF-165316
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
436
Động cơ
348,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đại úy Trần Tôn các cụ nhé. Sự việc này đã được cụ OldBuff kể trong trang quansu rồi
 

PhamHongHa90

Xe hơi
Biển số
OF-327207
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
133
Động cơ
286,210 Mã lực
Các cụ cho nhà cháu hỏi chiếc mig 21 này và những chiếc khác của việt mình có hệ thống cảnh báo tên lửa giống như f18 của mỹ như trong phim không ạnh? Nếu có gắn thì cụ Đinh Tôn này, nhà cháu nhớ không lầm là ack thời chống mỹ, cộng với khả năng cơ động của mig nổi tiếng là bay nhanh, không lý gì lại trúng ngay trái đầu tiên chứ ạnh??!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,244 Mã lực
Xin đính chính với các bác:
Phi công Đinh Tôn, át trong cuộc chiến chống Mỹ, thì đã hy sinh từ lâu rồi.
Vụ này, nhà cháu đã biên ngay trong OF này mà.
Link đây:

http://www.otofun.net/threads/614280-khong-chien-tren-bau-troi-vn-nhin-tu-hai-phia/page51
Xin trích lại:

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
 

PhamHongHa90

Xe hơi
Biển số
OF-327207
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
133
Động cơ
286,210 Mã lực
Xin đính chính với các bác:
Phi công Đinh Tôn, át trong cuộc chiến chống Mỹ, thì đã hy sinh từ lâu rồi.
Vụ này, nhà cháu đã biên ngay trong OF này mà.
Link đây:

http://www.otofun.net/threads/614280-khong-chien-tren-bau-troi-vn-nhin-tu-hai-phia/page51
Xin trích lại:

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
nhà cháu đọc bài cụ, nhìn gà hóa quốc nên lầm là cụ Đinh Tôn ạh, nhà cháu xin lỗi!. lại đang định nghĩ pk trung giỏi hơn phi công mỹ dự là xếp chúng vào loại thần tượng hận thù...! :-t . còn chuyện quân ta bắn nhầm quân mình thì nhà cháu cũng đọc được nhiều, có lần tiêm kích ta cất cánh đánh chặn máy bay mẽo, khi quay về thì lại rơi đúng vào cái lưới lửa phòng không chết tiệt của chính mình, hay đâu đó trong of có các cụ dân quân bắn chặn cả mig khi đang hạ cánh... (dislike) nhưng nhà cháu tưởng đường bay phi công phải được thông báo cho các đơn vị phòng không chứ, hoặc là có hệ thống tín hiệu nhận diện địch - ta... chứ sao lại có chuyện tác chiến hiệp đồng như ww2 thế hả cụ??!
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,758
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Xin đính chính với các bác:
Phi công Đinh Tôn, át trong cuộc chiến chống Mỹ, thì đã hy sinh từ lâu rồi.
Vụ này, nhà cháu đã biên ngay trong OF này mà.
Link đây:

http://www.otofun.net/threads/614280-khong-chien-tren-bau-troi-vn-nhin-tu-hai-phia/page51
Xin trích lại:

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
Đọc bài của bác mà em thấy nghẹn lại.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,333
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
nhà cháu đọc bài cụ, nhìn gà hóa quốc nên lầm là cụ Đinh Tôn ạh, nhà cháu xin lỗi!. lại đang định nghĩ pk trung giỏi hơn phi công mỹ dự là xếp chúng vào loại thần tượng hận thù...! :-t . còn chuyện quân ta bắn nhầm quân mình thì nhà cháu cũng đọc được nhiều, có lần tiêm kích ta cất cánh đánh chặn máy bay mẽo, khi quay về thì lại rơi đúng vào cái lưới lửa phòng không chết tiệt của chính mình, hay đâu đó trong of có các cụ dân quân bắn chặn cả mig khi đang hạ cánh... (dislike) nhưng nhà cháu tưởng đường bay phi công phải được thông báo cho các đơn vị phòng không chứ, hoặc là có hệ thống tín hiệu nhận diện địch - ta... chứ sao lại có chuyện tác chiến hiệp đồng như ww2 thế hả cụ??!
Chỉ cần một ông cập nhật thông tin nhầm là tai họa xảy ra.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
23,822
Động cơ
752,102 Mã lực
nhà cháu đọc bài cụ, nhìn gà hóa quốc nên lầm là cụ Đinh Tôn ạh, nhà cháu xin lỗi!. lại đang định nghĩ pk trung giỏi hơn phi công mỹ dự là xếp chúng vào loại thần tượng hận thù...! :-t . còn chuyện quân ta bắn nhầm quân mình thì nhà cháu cũng đọc được nhiều, có lần tiêm kích ta cất cánh đánh chặn máy bay mẽo, khi quay về thì lại rơi đúng vào cái lưới lửa phòng không chết tiệt của chính mình, hay đâu đó trong of có các cụ dân quân bắn chặn cả mig khi đang hạ cánh... (dislike) nhưng nhà cháu tưởng đường bay phi công phải được thông báo cho các đơn vị phòng không chứ, hoặc là có hệ thống tín hiệu nhận diện địch - ta... chứ sao lại có chuyện tác chiến hiệp đồng như ww2 thế hả cụ??!
Chuyện quân ta bắn quân mình trong CT chống Mỹ thì nhiều.
Đơn cử là trong những trận đánh đầu tiên của không quân NDVN, số MIG 17 bị cao xạ bảo vệ cầu Hàm rồng bắn hạ có khi còn cao hơn số mất trong không chiến.
 

gafquef

Xe tăng
Biển số
OF-123033
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
1,617
Động cơ
395,365 Mã lực
Nơi ở
MÃ Pí Lèng
Còn cái vụ máy bay của Khựa bay vào mình bị rơi hay bị bắn rơi cũng hiếm thông tin nhỉ các cụ, ngoài mỗi cái hình ảnh xác máy bay.
 

tuanva06

Xe tải
Biển số
OF-165316
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
436
Động cơ
348,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xin đính chính với các bác:
Phi công Đinh Tôn, át trong cuộc chiến chống Mỹ, thì đã hy sinh từ lâu rồi.
Vụ này, nhà cháu đã biên ngay trong OF này mà.
Link đây:

http://www.otofun.net/threads/614280-khong-chien-tren-bau-troi-vn-nhin-tu-hai-phia/page51
Xin trích lại:

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
………

Chú Huy Phong, là Lính Phòng không, cho biết thêm thế này:

…..vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.
Cụ baoleo ơi theo lời dẫn trên thì đâu phải bác phi công Đinh Tôn hy sinh đâu? Hình như bác ấy ốm rồi mất. Về bác này em thấy là 1 trong những bậc thầy của KQNDVN nhưng thông tin về sau rất ít, không chính thức.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,828
Động cơ
362,244 Mã lực
Cụ baoleo ơi theo lời dẫn trên thì đâu phải bác phi công Đinh Tôn hy sinh đâu? Hình như bác ấy ốm rồi mất. Về bác này em thấy là 1 trong những bậc thầy của KQNDVN nhưng thông tin về sau rất ít, không chính thức.
Để nhà cháu tìm rồi bốt lên: 'Danh sách các liệt sỹ phi công Việt Nam', thì sẽ rõ thôi, bác nhá.
Cảm ơn bác.
 

XYZ000

Xe hơi
Biển số
OF-320176
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
130
Động cơ
292,110 Mã lực
tên bay đạn lạc là hy sinh ngay. E hóng vụ này!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top