- Biển số
- OF-26897
- Ngày cấp bằng
- 5/1/09
- Số km
- 11
- Động cơ
- 487,010 Mã lực
Căn nhà 6m2 và 3 mảnh đời trước "bão"
(Dân trí) - Căn nhà họ ở vẻn vẹn 6m2, vốn là nhà tập thể của Công ty Cơ giới 12. Trước đây nó rộng hơn thế, nhưng từ ngày chị ốm, mọi tài sản trong nhà cứ đội nón ra đi, diện tích nhà nhỏ dần, vậy mà cơ cực vẫn chưa dừng ở đó…
Căn nhà nhỏ đến khó tin
Căn hộ anh chị ở nói là “căn hộ” nhưng cũng chỉ đủ kê 1 chiếc tủ đứng và một chiếc giường - nơi diễn ra mọi sinh hoạt ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiếp khách… của cả gia đình, là nơi 3 con người - bố mẹ và con trai vẫn ngày ngày cùng nhau trải qua những nỗi trăn trở cơm áo để sống, để vượt lên những nỗi đau bệnh tật.
Thắng vẫn học bài trên căn gác xép được trang trí bởi những tờ giấy khen mà em có được (Ảnh: Hồng Hạnh)Phía bên trên là căn gác xép nhỏ cao chưa đầy 1 mét là “bản doanh” của cậu bé Vũ Mạnh Thắng - con trai anh chị. Thắng đang học lớp 7, trên vách căn gác xép ẩm thấp, tối tăm và nóng ngột ngạt ấy được “trang trí” bởi hàng loạt dãy giấy khen đủ cho thấy “chủ nhân” của nó học hành giỏi giang đến mức nào nhưng cũng đủ làm cho bất cứ ai cũng phải kinh ngạc, xót xa: với điều kiện như vậy, làm sao cậu bé Thắng có thể có thành tích học tập cao đến thế?
Hai vợ chồng đều ung thư giai đoạn cuối
Cả hai vợ chồng anh Quyết, chị Thuận đều đang nằm điều trị tại phòng cấp cứu khoa 7 phòng chống đau tại cơ sở 2 Bệnh viện K (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chị Thuận được điều trị ở buồng số 2 và anh Quyết đang nằm truyền đạm tại buồng số 1. Vì vẫn vận động đi lại được, chị Thuận - người phụ nữ nhỏ bé, gương mặt đen xạm tất tả lo chăm chồng được điều trị tại phòng bên.
Đã 5 năm nay, chị bị luân phiên các chứng bệnh ung thư hành hạ.
Chị Thuận ngày càng héo mòn vì bệnh tật
Năm 2003, chị đi mổ Ung thư vú và điều trị xạ, phải đi khám định kỳ 4 năm trời. Vậy là chị chẳng đi làm được ở đâu, quanh quẩn ở nhà đi chợ, bán vé số. Năm 2007, chị bị ung thư vú rồi di căn sang ung thư buồng trứng. Bệnh này nối tiếp bệnh khác, tháng 2/2008, chị được chuyển xuống Bệnh viện K1 điều trị bệnh lan tỏa dịch phúc mạc.
6 tháng nay, chị phải điều trị giảm đau, truyền dịch. Bụng chị trương lên bởi dịch đã tràn quá lớn, 49 tuổi, chị biết mình đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo…
Suốt thời gian dài chị Thuận đau ốm, cả gia đình đã cạn kiệt, anh chị bán bớt ít diện tích nhà vốn đã “chẳng lấy gì làm rộng rãi” cho hàng xóm để lấy tiền chi trả viện phí. Vẫn chưa đủ, chị bán cả mảnh đất ở quê Nam Định mà bố mẹ để lại 72m2 được 30 triệu, đổ cả vào chữa trị. Cả nhà ba miệng ăn trông chờ vào đồng lương anh Quyết hơn 1 triệu đồng một tháng. Mọi thứ có giá trị mà anh chị có đều được bán để lấy tiền chi trả viện phí. Vậy mà cơ cực vẫn chưa thôi giáng xuống. Tháng 2/2008, anh Quyết nhập viện sau bao tháng cố níu kéo bởi căn bệnh ung thư vòm họng. Vậy là người đàn ông lao động chính - cây cột vững chắc của cả gia đình cũng bị căn bệnh ung thư quái ác quật ngã.
“Thắng học giỏi và hiếu thảo”
Khi bố mẹ đều lần lượt nhập viện, 13 tuổi, cậu bé Thắng trở thành người chăm lo vun vén chính của cả nhà. Cả phòng bệnh nơi anh Quyết đang điều trị lặng đi khi nghe chị Thuận kể về em: “Hàng ngày, cháu đi học, trưa về, cháu đạp xe hơn 10 cây số đưa cháo cho bố mẹ rồi lại tất tả đạp xe về cho kịp giờ học buổi chiều, tối về lại đem đồ ăn ra bệnh viện. Ngày nào cũng thế. “Trẻ cậy cha”, giờ cả hai bố mẹ đều nằm đây, cháu chẳng biết cậy ai mà chỉ có chúng tôi cậy cháu, nương nhờ cháu để sống”.
Dù sớm phải cáng đáng việc nhà nhưng trong đôi mắt Thắng luôn ánh lên sự thông minh, đáng yêu của một cậu học trò nhỏ. Chị Thuận kể: “5 năm cấp 1 cháu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Đó là niềm an ủi lớn nhất của cả nhà. Có lần đi “tiếp tế” cho bố mẹ, xe cháu bị hỏng, cháu gửi xe vào nhà bạn rồi chạy qua nhà anh người quen mượn xe 12 giờ trưa phải mang lại trả. Trưa mùa hè, cháu đến viện, mặt đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, đưa cháo cho bố mẹ xong, xin mẹ mấy nghìn sửa xe rồi lại lập cập đạp về trả xe sớm. Nhìn thằng bé ai cũng thương thương”.
Khi được hỏi thành tích học tập của Thắng năm học vừa qua, chị đưa tay lên gạt nước mắt: “Tôi có lỗi, chẳng biết nói sao, cả nhà ốm, cháu vừa phải tự lo cho mình, vừa lo cho bố mẹ, dạo này có vẻ cháu học sút đi…”.
Ngày xưa, mẹ vẫn kèm Thắng học từng môn một, bây giờ, mẹ yếu lắm, có bài khó Thắng đem sách đưa mẹ, mẹ chỉ biết lắc đầu: “Mẹ mệt lắm, mẹ xin lỗi…”.
Ngày xưa, cả nhà vẫn quây quần bên mâm cơm, mẹ vẫn đi chợ dù bệnh tật, bố vẫn đi làm dù đồng lương eo hẹp, bây giờ cả bố mẹ nằm viện, Thắng tự lo cho bản thân, kiêm luôn cả nhiệm vụ của một người trưởng thành - chăm lo cho bố mẹ.
Chị Thuận nói trong tiếng nấc: “Cả hai vợ chồng cùng mắc bệnh hiểm nghèo thế này, nhỡ ra chẳng may… có lần tôi đã nói với cháu rằng con chỉ biết trông chờ vào cô chú anh em nội ngoại, rồi nhờ đến các tổ chức xã hội. Bố mẹ như “trứng để đầu gậy”, con luôn phải biết cố gắng. Gia đình mình như sống trong cơn lũ, nó cuốn bố mẹ đi lúc nào thì bố mẹ đi lúc ấy”.
Chị Vũ Thị Quê - chị anh Quyết trong căn nhà 6m2Chị Vũ Thị Quê, bác ruột của Thắng đang tất bật với phích nước, chậu rửa vừa mang từ bệnh viện về để chiều lại mang ra cho gia đình người em. Hoàn cảnh nhà chị cũng khó khăn, neo người, lại ở cách xa nhà em, ở nhà giúp cháu được ngày nào hay ngày đó, 2 ngày nữa chị phải về, chị không khỏi lo lắng: “Thắng mới 13 tuổi đầu, vừa học, vừa chăm bố mẹ trên viện, tôi sợ cháu không kham nổi…”.
“Bố mẹ như trứng để đầu gậy”, khi mà anh chị đều đang điều trị ung thư giai đoạn cuối, chị Thuận đã lo đến “một lúc nào đó…”. Căn nhà tập thể 6m2 mà ai cũng không tin nổi có thật trên đời vẫn là nơi đi về của cậu bé Thắng, Thắng vẫn cố gắng đi học, cố gắng là chỗ dựa của bố, mẹ. 3 mảnh đời ấy đang cần lắm những vòng tay nhân ái để chia sẻ, để yêu thương và thắp lên niềm hy vọng sống…
(Dân trí) - Căn nhà họ ở vẻn vẹn 6m2, vốn là nhà tập thể của Công ty Cơ giới 12. Trước đây nó rộng hơn thế, nhưng từ ngày chị ốm, mọi tài sản trong nhà cứ đội nón ra đi, diện tích nhà nhỏ dần, vậy mà cơ cực vẫn chưa dừng ở đó…
Căn nhà nhỏ đến khó tin
Chúng tôi biết đến gia đình anh Vũ Ngọc Quyết (50 tuổi) và chị Ninh Thị Thuận (49 tuổi) theo lời giới thiệu của một cán bộ phụ nữ xã. Ngôi nhà của anh chị nằm trong một “xóm ổ chuột” chưa đến chục hộ gia đình ngay sát đường tỉnh lộ TP Hà Đông. Đó là khu tập thể cũ kỹ của Công ty Cơ giới 12 (Khu Cầu Bươu, xã Kiến Hưng, TP Hà Đông, Hà Nội) quanh năm thiếu nước, cả xóm dùng chung một nhà vệ sinh “ba chìm bảy nổi”. Căn hộ anh chị ở nói là “căn hộ” nhưng cũng chỉ đủ kê 1 chiếc tủ đứng và một chiếc giường - nơi diễn ra mọi sinh hoạt ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiếp khách… của cả gia đình, là nơi 3 con người - bố mẹ và con trai vẫn ngày ngày cùng nhau trải qua những nỗi trăn trở cơm áo để sống, để vượt lên những nỗi đau bệnh tật.
Thắng vẫn học bài trên căn gác xép được trang trí bởi những tờ giấy khen mà em có được (Ảnh: Hồng Hạnh)
Hai vợ chồng đều ung thư giai đoạn cuối
Cả hai vợ chồng anh Quyết, chị Thuận đều đang nằm điều trị tại phòng cấp cứu khoa 7 phòng chống đau tại cơ sở 2 Bệnh viện K (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chị Thuận được điều trị ở buồng số 2 và anh Quyết đang nằm truyền đạm tại buồng số 1. Vì vẫn vận động đi lại được, chị Thuận - người phụ nữ nhỏ bé, gương mặt đen xạm tất tả lo chăm chồng được điều trị tại phòng bên.
Đã 5 năm nay, chị bị luân phiên các chứng bệnh ung thư hành hạ.
Chị Thuận ngày càng héo mòn vì bệnh tật
Năm 2003, chị đi mổ Ung thư vú và điều trị xạ, phải đi khám định kỳ 4 năm trời. Vậy là chị chẳng đi làm được ở đâu, quanh quẩn ở nhà đi chợ, bán vé số. Năm 2007, chị bị ung thư vú rồi di căn sang ung thư buồng trứng. Bệnh này nối tiếp bệnh khác, tháng 2/2008, chị được chuyển xuống Bệnh viện K1 điều trị bệnh lan tỏa dịch phúc mạc.
6 tháng nay, chị phải điều trị giảm đau, truyền dịch. Bụng chị trương lên bởi dịch đã tràn quá lớn, 49 tuổi, chị biết mình đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo…
Suốt thời gian dài chị Thuận đau ốm, cả gia đình đã cạn kiệt, anh chị bán bớt ít diện tích nhà vốn đã “chẳng lấy gì làm rộng rãi” cho hàng xóm để lấy tiền chi trả viện phí. Vẫn chưa đủ, chị bán cả mảnh đất ở quê Nam Định mà bố mẹ để lại 72m2 được 30 triệu, đổ cả vào chữa trị. Cả nhà ba miệng ăn trông chờ vào đồng lương anh Quyết hơn 1 triệu đồng một tháng. Mọi thứ có giá trị mà anh chị có đều được bán để lấy tiền chi trả viện phí. Vậy mà cơ cực vẫn chưa thôi giáng xuống. Tháng 2/2008, anh Quyết nhập viện sau bao tháng cố níu kéo bởi căn bệnh ung thư vòm họng. Vậy là người đàn ông lao động chính - cây cột vững chắc của cả gia đình cũng bị căn bệnh ung thư quái ác quật ngã.
“Thắng học giỏi và hiếu thảo”
Khi bố mẹ đều lần lượt nhập viện, 13 tuổi, cậu bé Thắng trở thành người chăm lo vun vén chính của cả nhà. Cả phòng bệnh nơi anh Quyết đang điều trị lặng đi khi nghe chị Thuận kể về em: “Hàng ngày, cháu đi học, trưa về, cháu đạp xe hơn 10 cây số đưa cháo cho bố mẹ rồi lại tất tả đạp xe về cho kịp giờ học buổi chiều, tối về lại đem đồ ăn ra bệnh viện. Ngày nào cũng thế. “Trẻ cậy cha”, giờ cả hai bố mẹ đều nằm đây, cháu chẳng biết cậy ai mà chỉ có chúng tôi cậy cháu, nương nhờ cháu để sống”.
Dù sớm phải cáng đáng việc nhà nhưng trong đôi mắt Thắng luôn ánh lên sự thông minh, đáng yêu của một cậu học trò nhỏ. Chị Thuận kể: “5 năm cấp 1 cháu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Đó là niềm an ủi lớn nhất của cả nhà. Có lần đi “tiếp tế” cho bố mẹ, xe cháu bị hỏng, cháu gửi xe vào nhà bạn rồi chạy qua nhà anh người quen mượn xe 12 giờ trưa phải mang lại trả. Trưa mùa hè, cháu đến viện, mặt đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, đưa cháo cho bố mẹ xong, xin mẹ mấy nghìn sửa xe rồi lại lập cập đạp về trả xe sớm. Nhìn thằng bé ai cũng thương thương”.
Khi được hỏi thành tích học tập của Thắng năm học vừa qua, chị đưa tay lên gạt nước mắt: “Tôi có lỗi, chẳng biết nói sao, cả nhà ốm, cháu vừa phải tự lo cho mình, vừa lo cho bố mẹ, dạo này có vẻ cháu học sút đi…”.
Ngày xưa, mẹ vẫn kèm Thắng học từng môn một, bây giờ, mẹ yếu lắm, có bài khó Thắng đem sách đưa mẹ, mẹ chỉ biết lắc đầu: “Mẹ mệt lắm, mẹ xin lỗi…”.
Ngày xưa, cả nhà vẫn quây quần bên mâm cơm, mẹ vẫn đi chợ dù bệnh tật, bố vẫn đi làm dù đồng lương eo hẹp, bây giờ cả bố mẹ nằm viện, Thắng tự lo cho bản thân, kiêm luôn cả nhiệm vụ của một người trưởng thành - chăm lo cho bố mẹ.
Chị Thuận nói trong tiếng nấc: “Cả hai vợ chồng cùng mắc bệnh hiểm nghèo thế này, nhỡ ra chẳng may… có lần tôi đã nói với cháu rằng con chỉ biết trông chờ vào cô chú anh em nội ngoại, rồi nhờ đến các tổ chức xã hội. Bố mẹ như “trứng để đầu gậy”, con luôn phải biết cố gắng. Gia đình mình như sống trong cơn lũ, nó cuốn bố mẹ đi lúc nào thì bố mẹ đi lúc ấy”.
Chị Vũ Thị Quê - chị anh Quyết trong căn nhà 6m2
“Bố mẹ như trứng để đầu gậy”, khi mà anh chị đều đang điều trị ung thư giai đoạn cuối, chị Thuận đã lo đến “một lúc nào đó…”. Căn nhà tập thể 6m2 mà ai cũng không tin nổi có thật trên đời vẫn là nơi đi về của cậu bé Thắng, Thắng vẫn cố gắng đi học, cố gắng là chỗ dựa của bố, mẹ. 3 mảnh đời ấy đang cần lắm những vòng tay nhân ái để chia sẻ, để yêu thương và thắp lên niềm hy vọng sống…