lần đầu em nhìn thấy bức tranh này . bác nào biết tích thì cho em mở mang đầu óc tí .
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống con người. Với tôn giáo, âm nhạc là một phương tiện thực nghiệm tâm linh, một hình thức biểu hiện niềm tin thiêng liêng. Mang tinh thần giáo lý từ bi và giải thoát, lễ nhạc Phật giáo là phương tiện đem đến người Phật tử một đời sống thanh thản và hướng thượng. Vốn là một phương tiện biểu hiện cảm xúc và tư tưởng, xưa nay âm nhạc vẫn luôn là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người, suốt cả chiều dài lịch sử.
Thuở Đức Phật còn tại thế, các vị Tỳ Kheo tu tập rất tinh cần. Ngoài việc khất thực, nghe pháp hay giáo hóa quần chúng, họ dành toàn bộ thời gian còn lại cho việc tu tập thiền quán. Lúc ấy, âm nhạc chỉ phù hợp với người cư sĩ tại gia, còn đối với Tăng đoàn thì âm nhạc được xem là không phù hợp lắm, vì nó thường gợi lên những tình cảm bi lụy, quyến luyến, làm xáo động tâm thức và gây ra nhiều trở ngại cho sự thăng hoa của tâm linh. Mỗi khi tụ hội và ôn lại những lời dạy của Đức Phật, chư vị Tỳ kheo chỉ tụng theo ngữ điệu thông thường, không có nhạc cụ, và dĩ nhiên cũng không tán tụng du dương như thời nay.
Kinh Tỳ Ni Mẫu có kể chuyện một Tỳ kheo nọ rất đam mê âm nhạc. Vị ấy thường hay tấu lên những khúc nhạc véo von khi tụng lời Phật dạy. Khi hay tin này, Đức Thế Tôn liền quở trách và cấm không cho vị ấy sử dụng âm nhạc nữa. Âm nhạc không những làm nhiễu loạn tâm tư của kẻ phàm phu mà ngay cả tôn giả Đại Ca Diếp cũng bất giác rung chân nhịp theo từng âm điệu trong lúc 500 vị tiên nhân đang vui đùa ca múa. Đối với hàng Phật tử tại gia, Đức Thế Tôn cho phép họ được ca múa, đánh đàn, thổi sáo, tấu nhạc để tỏ lòng thành kính của mình, tán thán và cúng dường lên Tam bảo.
Người Phật tử Ấn Độ thời bấy giờ thường dùng điệu Raga, một làn điệu âm nhạc nhịp nhàng, êm ái cổ xưa để bày tỏ niềm tri ân với Đức Phật. Âm nhạc Phật Giáo được hình thành từ thời điểm này.
Đức Phật luôn nhắc nhở các đệ tử của Ngài rằng sự tham đắm, luyến ái, chính là cội gốc của sinh tử luân hồi, người nào chưa đoạn trừ được tham ái thì vẫn cứ mãi chìm đắm trong dòng đời khổ đau chập chùng. Do vậy, Ngài khuyên những người xuất gia cần phải nhiếp tâm tu trì, không rong ruổi theo thế gian; thay vì tìm kiếm niềm vui trong âm nhạc như người thế tục thì hàng xuất gia nên tìm đến niềm an lạc chân thật kỳ diệu trong thể tánh thanh tịnh của mình. Hầu hết giới luật dành cho người xuất gia cũng như giới Bát quan trai của người Phật tử đều răn cấm các giới tử không được biểu diễn hoặc xem nghe âm nhạc.
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới có nói :"chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc.". Như vậy ngay cả hàng Bồ tát mới phát tâm cũng còn phải giữ cấm giới với âm nhạc.
Còn đối với các bậc Bồ tát thượng thừa trở lên, âm nhạc là một trong những phương tiện hữu hiệu cho việc hóa độ chúng sinh. Tuy các Ngài đàn hát, ca muá hay làm các việc thế tục để tùy thuận chúng sinh, nhưng không một mảy bụi trần nào có thể bám vào tâm thể thanh tịnh chói ngời, không một âm thanh sắc tướng nào có thể lay chuyển tâm kim cang bất hoại của các Ngài.
Chính vì những lý do trên (hàng chữ đậm màu đen) mà các bác sẽ hầu như không thể thấy được những bức hình ca hát, múa nhạc trong chùa. Khi các bác nhìn thấy những bức hình như vậy có nghĩa là ở đó có những vị Bồ Tát thượng thừa (hàng chữ đậm màu xanh).