Nhật ký viết vội - Hành trình 2014

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
Hành trình nối tiếp hành trình, chuyến đi nối tiếp chuyến đi... Thời gian không đủ để truyền tải chi tiết hình ảnh của từng chuyến đi. Nhật ký viết vội này là để dành tặng các cụ, các mợ đã tham gia cùng trong các chuyến đi, để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm và dấu ấn trên các cung đường.


Cũng có khi chuyến đi là sự độc ký, hy vọng là cơ hội để chia sẻ thông tin thu lượm được cùng với tất cả các cụ/mợ

Hành trình 2012

Hành trình 2013

Hành trình 2014

Tết Tây Bắc (T2.2014)

Vòng quanh lễ hội đầu năm (Tây Thiên, Đền Thượng, Yên Tử, Chùa Hương) (T2 - T4.2014)

Huế, tình yêu của tôi (T3.2014)

Đi bơi vào mùa biển sớm (Sầm Sơn, Thịnh Long) (T4.2014)

Mường Khương, Si Ma Cai - tránh sự ồn ào của dịp 30/4

Côn Đảo, hòn đảo xinh đẹp (T5.2014)

Kỳ nghỉ hè thường niên - Xuyên Việt 16 ngày (T6.2014)
- Ngày 1: Thái Hòa (Nghệ An) - Đà Nẵng
- Ngày 2: Đà Nẵng - Buôn Ma Thuột
- Ngày 3: Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài (Bình Phước)
- Ngày 4: Đồng Xoài - Long Xuyên (An Giang)
- Ngày 5: Long Xuyên - Rạch Giá (Kiên Giang)
- Ngày 6: Rạch Giá - Phan Thiết
- Ngày 7: Phan Thiết - Mũi Né
- Ngày 8: Mũi Né - Đà Lạt
- Ngày 9: Đà Lạt
- Ngày 10: Đà Lạt - Nha Trang
- Ngày 11: Nha Trang - Quảng Ngãi
- Ngày 12: Quảng Ngãi - Lý Sơn
- Ngày 13: Lý Sơn
- Ngày 14: Lý Sơn - Hội An
- Ngày 15: Hội An - Vinh
- Ngày 16: Vinh - HN

Campuchia - Đất nước kỳ bí nhưng nghèo nàn (T7.2014)

Cung đường HCM Nhánh Tây - Khe Gát - Khe Sanh - Lao Bảo (Dịp 2.9.2014)

Sa Pa (Khảo sát đường cao tốc trước khi thông đường, T9.2014)

Mai Châu vào mùa gặt (T9.2014)

Đảo Ngọc (Thanh Thủy) - Cúc Phương resort (Nghỉ dưỡng loanh quanh HN, T10.2014)

Mộc châu vào mùa chè xanh (T11.2014)

Khai trương Vinpearl Phú Quốc (T11.2014)

Đi Thái Lan, tránh xa Bangkok, đến tỉnh lẻ Khon Kean (T11.2014)

Leo Fansipan đón băng tuyết (T12.2014)
 
Chỉnh sửa cuối:

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Tết Tây Bắc (T2.2014)
[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
(tặng các cụ/mợ Phieu du, Katie Kat, ntlong75, Ti tach, ...)
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Thói quen đi chơi tết đã thấm vào máu… Đã qua rồi cái cảnh ngày tết, nhà nọ nhà kia rồng rắn đi thăm nhau, sáng ngồi nhà này, trưa lại sang nhà khác, tối lại nhậu đến khuya. Tục lệ chúc tết bây giờ chỉ còn được gói gọn đối với tứ thân phụ mẫu trong ngày 30 và mùng 1 tết. Từ ngày mùng 2 tết là chào anh em bạn bè, nhà tớ lên đường. Cũng may mà trào lưu phây được phát triển nên bạn bè bây giờ vừa xa mà lại vừa gần, gặp nhau nhiều thì cũng chán vì chả còn gì để hàn huyên, hỏi han nữa, cái gì cũng trên phây cả. Thế là bỏ được cái tục lệ ngày tết phải đi thăm hỏi nhau, chỉ cần một câu “chúc mừng năm mới”, sau 1 giây là tất cả bạn bè năm châu bốn bể đã nhận được thông điệp.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Đủ mọi lý do nội công ngoại kích, thế nên mùng 2 tết năm nào nhà tôi cũng lên đường. Tết năm nay không đươc nghỉ dài như tết năm ngoái, chỉ có 5 ngày nghỉ, tính đi Lào hay đi Đà Nẵng cũng đều thấy lịch hơi căng. Miền Tây Bắc thì cũng chả còn lạ lẫm gì, nhưng để đi ngắm Tết Tây Bắc với những lời truyền tụng về rừng hoa ban, hoa mơ, hoa mận thì quả thật tôi cũng chưa đi Tây Bắc đúng dịp Tết bao giờ.[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Quả thật, điểm dừng chân đầu tiên ở Mộc Châu đã không làm chúng tôi thất vọng (Mộc Châu, điểm đến không biết chán), chúng tôi đã phải ngây ngất với rừng hoa mận trắng đồi, điều mà chúng tôi lần đầu tiên được chứng kiến, mặc dù đã qua Mộc Châu nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Chỉ tiếc là hoa ban thì chẳng thấy mấy, trước kia, trong sân của khách sạn Công đoàn Mộc Châu có mấy cây hoa ban rất đẹp, nhưng bây giờ thì đã được bê tong hóa để trở thành sân tennis mất rồi, nên với mấy đứa trẻ con nhà tôi, hoa ban cũng vẫn chỉ là loài hoa tồn tại trong sách vở.[/FONT]


[FONT=&quot]Cứ lo đêm mùng 2 tết ở Mộc Châu sẽ chẳng có gì mà ăn. Kinh nghiệm đi chơi tết Hà Giang mấy năm trước đã làm chúng tôi hơi lo lắng về vấn đề ăn uống. Năm đó, chúng tôi đã sướng run lên sau khi sục sạo khắp khu chợ Đồng Văn vắng vẻ để xin mua được một miếng thịt lợn về nấu mì cho trẻ con, người lớn xì xụp. Có lẽ do bà con dân tộc ở Hà Giang nghỉ ăn tết kỹ hơn. Còn ở đây, quán Cơm Quê, ngay gần khách sạn Sao Xanh Mộc Châu vẫn mở cửa đón khách như thường, cơm no rượu say chẳng khác gì ngày thường.[/FONT]

[FONT=&quot]Cảnh đồi mận tuyệt đẹp đây[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Ngày mùng 3 tết, chúng tôi tiếp tục hành trình đi đến Điện Biên. Quãng đường từ Mộc Châu lên Điện Biên là đi qua tượng đài chiến thắng tại Ngã Ba Cò Nòi, một tượng đài được xây dựng khá hoành tráng ngay bên đường, điểm dừng chân tại Cò Nòi của chúng tôi được đánh dấu bằng một xe trong đoàn bị ăn đinh và phải tiến hành vá rút khẩn cấp.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] Chúng tôi tiếp tục lướt qua thành phố Sơn La với cờ hoa rợp trời, băng rôn, biểu ngữ đỏ rực được giăng khắp phố phường Sơn La. Nhanh chóng đi lên đỉnh đèo Pha Đin, con đèo từng đi vào những trang hào hùng của dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng nay đèo Pha Đin không còn quá nguy hiểm nữa, đường đèo đã được hạ cốt, mở rộng nên chúng tôi cứ đi băng băng mà chẳng có cảm giác là đang đi đèo. Cả đoàn chúng tôi lại được một phen ấn tượng với đỉnh đèo Pha Đin khi một chiếc xe khác trong đoàn do vô ý mà quên đổ xăng khi qua đèo. Vậy là chiếc xe nhằm đúng con dốc đỉnh đèo để mà hết xăng. Mấy bác tài dân OF lại ra sức trổ tài cứu trợ, mấy cửa hàng bán đồ tạp phẩm trên đỉnh đèo ngày hôm nay lại vừa hết xăng lẻ, mượn cái ống hút xăng thì dây ngắn quá, không hút được. Chẳng biết làm thế nào, bác trường đoàn chỉ còn biết ghi thêm vào trong danh mục những đồ cần thiết mang theo trong các chuyến đi khác là dây hút xăng.
[/FONT]


[FONT=&quot]Ngã ba Cò Nòi[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]



[FONT=&quot]Cờ hoa rợp trời tại Tp Sơn La[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot]Đỉnh đèo Pha Đin và chiếc xe hết xăng[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Cũng may là sau một hồi nghỉ ngơi, chiếc xe lại vẫn cố đi được lên đỉnh đèo, để rồi từ đó thả dốc với chế độ lái tiết kiệm xăng để đến được cây xăng lẻ gần nhất. Thật hú vía, các bác tài lưu ý giúp, nhớ chuẩn bị xăng cỏ đầy đủ trước khi phục vụ chị em nhé.
[/FONT]

[FONT=&quot]Đi trên đường, tôi được chứng kiến rất nhiều đôi vợ chồng dân tộc đèo nhau bằng xe máy với cái mũ bảo hiểm của chị em được quàng trên cái búi tắng cẩu lênh khênh. Chị em người dân tộc Thái ở Sơn La – Điện Biên rất đông, chị em đã có chồng được phân biệt với con gái chưa chồng chính là ở cái búi tóc được quấn cao trên đỉnh đầu, mà ở đây người ta gọi là cái tắng cẩu. Phụ nữ đã có chồng thì lúc nào cũng phải quấn tắng cẩu như vậy, quấn cả ngày và ngay cả lúc đi ngủ, chỉ khi ngủ dậy thì họ mới chải lại đầu và quấn lại búi tắng cẩu cho nó gọn gàng lại. Đây là một nét văn hóa rất đặc biệt và đáng gìn giữ. Chỉ có điều, khi luật giao thông đường bộ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm được áp dụng chặt chẽ thì cái búi tắng cẩu mới trở thành sự bối rối cho chị em dân tộc ở đây. Cái búi cao lênh khênh trên đầu làm cho họ không thể đội được bất cứ cái mũ bảo hiểm nào, mà không đội mũ bảo hiểm thì sợ bị phạt, mà cố đội thì phải tốn dây buộc. Thế là chiếc mũ bảo hiểm trở thành hình thức, được buộc như treo trên các búi tắng cẩu của chị em và cũng như để thách thức với luật lệ cũng như với sự an toàn của các chị em dân tộc đã có chồng.[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Qua Tuần Giáo là đến thẳng thành phố Điện Biên, lần thứ 3 quay trở lại Điện Biên, dường như mọi di tích lịch sử ngay trong trung tâm thành phố không còn quá hấp dẫn đối với chúng tôi. Đi để điểm danh lại sự thay đổi của những điểm di tích lịch sử này:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Hầm tướng Đờ Cát thì đã có thêm một cái mái che rộng và phủ kín toàn bộ khu vực hầm, xung quanh là hàng rào dây thép gai, một cái biển cấm trèo lên nóc hầm đã được cắm lên. Vậy là việc tha hồ trèo và chạy nhảy, giơ cờ chụp ảnh trên nóc hầm tướng Đờ cát chỉ còn được lưu trữ bằng các bức ảnh mà chúng tôi đã chụp được ở mấy chuyến đi lần trước. Lần này, coi như hầm tướng Đờ cát đã được niêm phong và đưa vào tủ kính xong. Tất nhiên, khách thăm quan vẫn được vào bên trong hầm.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khu vực cầu Mường Thanh cũng đã được bê tong hóa, một tấm bảng bê ton to đoành được dựng ở bên cạnh, chắc là để ghi lời giới thiệu về cây cầu này, nhưng tạm thời vẫn chưa xong nên vẫn chỉ là tấm bảng chưa quét sơn si gì cả[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khu vực đồi A1 thì cũng đã được tu sửa lại, các bảng biểu giới thiệu đều đã được đầu tư in chữ nổi rõ ràng, dễ đọc. Chiếc xe tăng trưng bày trên đỉnh đồi cũng lại được làm mái che. Khu vực hố bom, di tích của việc giật nổ khối bộc phá gần 1000kg vào tối ngày 6.5.1954 đánh dấu hiệu lệnh của cuộc tổng công kích cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Hố bom đã đươc cắm cọc tiêu xung quanh nhằm cảnh báo cho khách thăm quan và có biển giới thiệu lịch sử của hố bộc phá này ngay bên cạnh[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khu vực đồi D1 với 340 bậc nối thẳng với con đường trung tâm của thành phố Điện Biên. Với những người muốn leo bộ tập thể dục thì cũng có thể thực hành ngần này bậc để lên khu tượng đài chiến thắng trên đỉnh đồi D1. Còn với người lười leo thì có thể đi xe oto bằng con đường nhỏ bên cạnh để lên khu vực phía sau, ngay gần chân tượng đài, từ đó đi bộ mấy bước là đến tượng đài[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khu vực nhà bảo tàng lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ thì vẫn đang được đầu tư xây dựng. Hình dáng của nhà bảo tàng mới, được thiết kế mô phỏng theo chiếc mũ cối bọc lưới của chiến sĩ Điện Biên. Tuy nhiên, thời gian này, công trình vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thành, khu vực bảo tàng mô phỏng cái chóp mũ thì cũng đã lên hình hài, nhưng không biết có kịp cho lễ kỷ niệm lớn 60 năm chiến thắng Điện Biên năm nay hay không. Toàn bộ hiện vật của bảo tàng vẫn đang được để trong khu bảo tàng tạm ở bên cạnh, khách du lịch vẫn có thể vào thăm khu bảo tàng tạm, vẫn được xem sa bàn mô phỏng về chiến thắng Điện Biên Phủ ở đây.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Ngoài những điểm tham quan quen thuộc này, cũng may lần này chúng tôi lại có cảm hứng khám phá thêm được khu du lịch Mường Phăng, trụ sở chỉ huy của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đối chọi với Hầm tướng Đờ cát, về phía quân ta cũng có khu hầm của Đại tướng. Dường như từ sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, danh từ Đại tướng đã được sử dụng làm danh từ riêng dành cho vị tướng được dân chúng ngưỡng mộ này[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khu vực sở chỉ huy của quân ta nằm cách khá xa khu trung tâm thành phố Điện Biên, khoảng 30km, chính vì vậy mà toàn bộ khu này vẫn giữ được nét tự nhiên và phong cảnh núi rừng của nó, chứ không bị bê tong hóa giống như khu sở chỉ huy của địch ở khu trung tâm.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Khu vực này hiện nay cũng đã được đầu tư thành một khu du lịch rất ngay ngắn, đường đi bộ xuyên rừng được lát đá, lối đi dù nhỏ, chỉ đủ cho một người đi, nhưng nó lại tạo ra sự trật tự cho du khách khi mọi người cứ xếp hang và nối đuôi nhau đi trên con đường nhỏ đó. Con đường mòn lát đá nhỏ xuyên rừng và được bao phủ bằng nhiều tầng lớp cây to nhỏ làm cho khu thắng cảnh này trở nên rất mát mẻ, không gian yên tĩnh, thỉnh thoảng có những khoảng trống qua các kẽ lá nhìn xuống được khu bản làng của người dân tộc ở xa xa. Con đường mòn lần lượt dẫn khách qua các khu lán trại của các cấp chỉ huy của ta, từ lán thông tin, lán giao ban, lán bếp nấu… cho đến lán làm việc của các vị lãnh đạo như Hoang Văn Thái, Võ Nguyên Giáp,..[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Lối đi nhỏ vừa đủ cho một người đi xuyên rừng trong khu vực chỉ huy[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Bản làng của người dân tộc nhìn qua kẽ lá[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Dọc bên đường cũng lác đác có những quán hàng của người dân tộc, trẻ em dân tộc ra bán hàng giúp mẹ rất ngoan, các bạn ngồi ngoan bên đống cơm lam, khách đi qua thì chào hỏi lễ phép nhưng không hề chèo kéo khách mua hàng.
[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Khách du lịch mà muốn ngắm kĩ các búi tắng cẩu của chị em dân tộc thì đây chính là nơi mà khách có thể được tiếp cận và ngắm kĩ nhất. Chị em dân tộc ở đây là dân tộc thật, có vẻ chưa bị đô thị hóa, các chị đầu tóc đen nhẻm, ngồi giữa trưa nắng, nhóm bếp củi để đun nấu. Chẳng ai nghĩ đến chuyện bôi kem chống nắng hay phải trùm kín mít để tránh nắng như chị em dưới xuôi[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Quán hàng phục vụ ăn uống xung quanh khu du lịch này cũng đã có, tuy nhiên, để chủ động thì cần phải đặt ăn trước. Chúng tôi may mắn tìm được quán ăn vẫn còn đồ ăn và lại còn được ông chủ quán là một chiến sĩ điện biên ra tiếp chuyện và kể chuyện lịch sử nữa, tuy nhiên, giá cả đồ ăn thì cũng không phải là rẻ.[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Trong hầm Đại Tướng, kiến trúc có vẻ sơ sài hơn Hầm Đờ cát[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

30T-2917

Xe tải
Biển số
OF-44506
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
361
Động cơ
467,200 Mã lực
[FONT=&quot]Ngày mùng 3 tết, chúng tôi tiếp tục hành trình đi đến Điện Biên. Quãng đường từ Mộc Châu lên Điện Biên là đi qua tượng đài chiến thắng tại Ngã Ba Cò Nòi, một tượng đài được xây dựng khá hoành tráng ngay bên đường, điểm dừng chân tại Cò Nòi của chúng tôi được đánh dấu bằng một xe trong đoàn bị ăn đinh và phải tiến hành vá rút khẩn cấp.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] Chúng tôi tiếp tục lướt qua thành phố Sơn La với cờ hoa rợp trời, băng rôn, biểu ngữ đỏ rực được giăng khắp phố phường Sơn La. Nhanh chóng đi lên đỉnh đèo Pha Đin, con đèo từng đi vào những trang hào hùng của dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng nay đèo Pha Đin không còn quá nguy hiểm nữa, đường đèo đã được hạ cốt, mở rộng nên chúng tôi cứ đi băng băng mà chẳng có cảm giác là đang đi đèo. Cả đoàn chúng tôi lại được một phen ấn tượng với đỉnh đèo Pha Đin khi một chiếc xe khác trong đoàn do vô ý mà quên đổ xăng khi qua đèo. Vậy là chiếc xe nhằm đúng con dốc đỉnh đèo để mà hết xăng. Mấy bác tài dân OF lại ra sức trổ tài cứu trợ, mấy cửa hàng bán đồ tạp phẩm trên đỉnh đèo ngày hôm nay lại vừa hết xăng lẻ, mượn cái ống hút xăng thì dây ngắn quá, không hút được. Chẳng biết làm thế nào, bác trường đoàn chỉ còn biết ghi thêm vào trong danh mục những đồ cần thiết mang theo trong các chuyến đi khác là dây hút xăng.
[/FONT]


[FONT=&quot]Ngã ba Cò Nòi[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]



[FONT=&quot]Cờ hoa rợp trời tại Tp Sơn La[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot]Đỉnh đèo Pha Đin và chiếc xe hết xăng[/FONT]


[FONT=&quot][/FONT]


[FONT=&quot]
[/FONT]
Hahaha, mợ lại mắng em rồi :)
 

tudcmo

Xe điện
Biển số
OF-73983
Ngày cấp bằng
27/9/10
Số km
2,013
Động cơ
443,880 Mã lực
Nơi ở
ở tù mà không phải ở tù
Muốn đi chơi miền Tây bắc quá mà chưa bố trí được thời gian
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
Quán ăn trưa tại Mường Phăng



Ngay tại ngã ba



Ông chủ quán, thấy bảo cũng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ






 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Từ Mường Phăng (Điện Biên), chúng tôi quyết định sang Sa Pa bằng con đường 279. Một con đường đi qua các địa danh như Pa Uôn, Quỳnh Nhai, Than Uyên. Chúng tôi chỉ mất khoảng 10 km đường rất xấu, đó là đoạn trên QL6 từ Tuần Giáo đến ngã ba rẽ vào đường 279. Từ ngày có đường QL12 (qua Điện Biên) và đường QL 32 (qua Mù Cang Chải) để lên Lai Châu, con đường QL 6 này dường như bị bỏ quên, có thể vì vậy mà đường rất xâu. Cũng may, khi rẽ vào đường 279 để hướng về Than Uyên – Sa Pa thì đường đi khá đẹp và lại vắng người, chẳng mấy chốc chúng tôi đã đến cây cầu Pa Uôn, cây cầu bắc qua con sông Đà. Từ ngày có đập thủy điện Sơn La, nước dâng lên đã làm cho đoạn sông này được mở rộng ra trông như một cái hồ, lòng hồ khá rộng nên cây cầu Pa Uôn cũng đã được đầu tư khá to đẹp[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Mặt đường QL6 rất xấu[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Vào đường 279, đường đã đẹp hơn[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Cầu và hồ Pa Uôn[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Qua cây cầu Pa Uôn cũng là lúc con đường 279 bắt đầu đi xuyên và cắt ngang qua khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn. Trời bắt đầu tắt nắng, đường có một vài đoạn xấu, xe gầm thấp phải xuống xi nhan mới qua được, nhưng cũng không có vấn đề gì lớn. Qua địa phận huyện Quỳnh Nhai là đến địa phận huyện Than Uyên, toàn bộ cung đường lúc này là đi xuyên qua rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn nhưng trời thì đã tối sập, nên chúng tôi cũng chẳng biết cảnh vật xung quanh như thế nào, mắt chỉ dán vào ánh đèn pha oto trước mặt và mong nhanh chóng đến nơi. Đi mãi rồi cũng thấy ánh điện lấp loáng phía trước, càng đến gần thì lại càng thấy ánh điện lung linh hơn, thì ra đó là ánh điện trên hồ thủy điện Bản Chắt, một nhà máy thủy điện cũng khá lớn, chỉ tiếc là đi qua lúc trời tối nên không có cơ hội dừng nghỉ để tìm hiểu về nó. Chỉ chụp vội được con đập của thủy điện Bản Chắt và thấy nó cũng khá lớn. Qua đoạn này cũng là bắt đầu vào thị trấn Than Uyên và nhập vào QL 32, không còn gì phải lo ngại nữa khi thấy được quán hàng và nhà nghỉ. Nghỉ trong nhà khách Huyện Ủy với 150K/phòng, mỗi thành viên trong đoàn được bồi dưỡng bằng một bát cháo và đồ ăn thừa mang theo. Đúng là du lịch tiết kiệm, không gì rẻ hơn [/FONT]:)








Ánh điện của thuỷ điện Bản Chắt











[FONT=&quot][/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
Nhà khách Huyện Ủy huyện Than Uyên

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Ngày hôm sau (mùng 4 tết), từ Than Uyên, tiếp tục theo QL 32 để đến ngã ba với QL4D, đi qua con đèo Ô Quỳ Hồ để đến Sa Pa. Toàn đường quốc lộ lớn nên đường đi thênh thang, lúc thì đi ngang qua các đỉnh núi cao ngất của dãy Hoàng Liên Sơn, lúc thì đi ngang qua các khu ruộng bậc thang còn đang trơ đất, lúc thì đi dọc theo các con suối cạn với vô số các hòn đá tròn to…Phong cảnh quê hương tươi đẹp vẫn vậy, chỉ khác là vào dịp Tết, mỗi khi đi qua bản làng của người dân tộc là thấy bà con mặc quần áo mới đi dạo ra đường rất đông. Quần áo của người dân tộc thì cả trăm bộ giống nhau cả trăm nên trông cả đoàn người khá lạ mắt, trẻ con trong đoàn cứ thắc mắc là tại sao người dân tộc họ lại mặc đồng phục





Quần áo đồng phục của người dân tộc




[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Bắt đầu vào con đèo Ô Quỳ Hồ là bắt đầu thấy các trang trại nuôi cá Hồi, loài cá chỉ được nuôi ở những vùng xứ lạnh. Con đèo vào dịp Tết thì rất nhiều sương mù, sương dày đặc cũng giúp cho các tay lái mới trong đoàn bớt sợ con đèo khi chỉ nhìn thấy được một đoạn đường ngắn trước mặt mà không nhìn thấy được toàn cảnh ngoằn nghèo của con đèo. Lên đến đỉnh đèo mà chẳng có cảm giác đi đèo, toàn bộ khu vực quan sát xuống con đèo đã bị che bằng một lớp sương đục dầy đặc. Hầu như xe nào lên đến đỉnh cũng phải dừng nghỉ ở đây, mọi người xuống xe và ngồi túm tụm xung quanh mấy cái bếp than nướng để thưởng thức các món nướng đặc sản của Sa Pa: trứng nướng, khoai nướng…[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đỉnh đèo Ô Quỳ Hồ vào thời tiết lạnh, đầy sương mù[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đứng trên đỉnh đèo, bên dưới vực chỉ thấy toàn sương trắng xóa[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Các món ăn truyền thống của Sa Pa[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Mạn đèo dẫn xuống thị trấn Sapa thì trời quang, đi qua khu vực thác tình yêu và tour leo Phan xi pan đang tạm thời đóng cửa để đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]

 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Đến Sapa vào dịp Tết không khí cũng thảnh thơi hơn, chủ yếu là người dân tộc mặc đồng phục mới ra đường ăn Tết, khách du lịch dưới xuôi lên không nhiều. Trời nắng đẹp cũng là điều kiện thuận lợi để ngắm cảnh ruộng bậc thang dọc trên con đường dẫn đi Cầu Mây và bãi đá cổ. Tuy không lớn và nổi tiếng như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, nhưng dải ruộng bậc thang bên con đường Cầu Mây này cũng đáng để ngắm.





Thỉnh thoảng, bên đường lại có một đài quan sát cho du khách có thể dừng ngắm phong cảnh. Tuy nhiên, tại các khu vực đài quan sát này, trẻ em dân tộc bán hàng rong tập trung ở đây rất đông. Không giống với những đứa trẻ ngoan ngoãn và thật thà ở khu Mường Phăng, trẻ em dân tộc ở đây hình như đã quá quen với sự thương mại hóa do khách du lịch mang lại, chúng đeo bám và thậm chí xúm lại “tấn công” mang tính hội đồng nếu phát hiện ra khách có ý muốn mua hoặc lỡ thốt ra lời hứa sẽ mua hàng của chúng. Chúng chỉ tạm tha cho chúng tôi khi tôi quyết định mang sấp tiền mới ra mừng tuổi cho tất cả lũ trẻ.






[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
[FONT=&quot]Đích đến cuối cùng trên con đường này là cây cầu Mây, mặc dù đã có cây cầu Mây mới bằng bê tong đã được xây bên cạnh nhưng cây cầu mây cồ bằng gỗ vẫn được giữ nguyên. Khách phải trả tiền cho một gia đình người dân tộc canh giữ ngay sát cầu thì mới được đi thử qua cầu. Thời điểm đó chưa xảy ra vụ sập cầu Chu Va 6 nên chúng tôi vẫn chưa biết sợ, tuy nhiên, bước vài bước vào cây cầu đã thấy cảm giác rung rinh rất ghê, không đủ can đảm để đi hết qua cây cầu mà chỉ đi vài bước ở đầu cầu. Không có gì đảm bảo chắc chắn cả, không thấy có bảo hiểm, cũng chẳng thấy có nhân viên ngành du lịch nào ở đây để hướng dẫn hay quản lý khách qua cầu cả, vụ sập cầu Chu Va là một minh chứng cho việc không nên quá liều với hệ thống cơ sở hạ tầng của VN








[/FONT]
 

Huehoa

Xe tăng
Biển số
OF-143642
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
1,817
Động cơ
381,140 Mã lực
Một số hình ảnh ấn tượng về cuộc sống của người dân tộc ở đây





Xe win là dòng xe phổ biến của người dân tộc





Hàng thông cổ thụ ngay tại cửa ngõ của Sa Pa và trở thành biểu tượng cho thành phố Sa Pa




Đi bộ cũng là sở trường của người dân tộc



Những cung đèo trên đường từ Sapa xuống Lào Cai





 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top