- Biển số
- OF-116608
- Ngày cấp bằng
- 13/10/11
- Số km
- 3,076
- Động cơ
- 406,133 Mã lực
- Nơi ở
- Quán Thịt Chó
- Website
- forhome.vn
Trong khi sự phát triển của CPU, card đồ họa ở một tốc độ chóng mặt thì ổ cứng HDD gần như chỉ làm mới mình bằng cách tăng dung lượng lưu trữ. Việc copy hoặc load các file nặng làm tốn thời gian chờ đợi của các cụ mợ. Trong một vài năm trở lại đây, các nhà phát triển đã tìm ra hướng lưu trữ mới đó là sử dụng ổ cứng thể rắn SSD giải quyết được những nhược điểm mà ổ HDD mắc phải
So với ổ HDD thì ổ SSD có nhiều ưu điểm hơn hẳn về mặt tốc độ, nhiệt độ, an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ. Thời gian truy cập của HDD thường ~ 5-10 mili giây, còn của ổ SSD là ~3,5-10 micro giây, nhanh gấp cả trăm lần. Nếu bỏ qua vấn đề chi phí thì việc máy tính của các cụ mợ sở hữu ổ cứng SSD sẽ là một lựa chọn sáng suốt. Sau đây là vài thông tin nếu các cụ các mợ định nâng cấp ổ cứng của mình lên SSD
1. Tuổi thọ:
Công nghệ sử dụng trên ổ SSD mang tính bảo mật cao, đặc biệt là chip điều khiển (Chip điều khiển là một bộ vi xử lí được tích hợp để điều khiển giao tiếp giữa bộ nhớ flash và máy tính). Hiện nay có 3 dạng ổ SSD dùng cho từng trường hợp là:
- SLC (Single-Level-Cell): Loại sử dụng cho doanh nghiệp, loại này đắt nhất (giá tầm 3 $/GB), hiểu nôm na là loại này 1 bit dữ liệu cho một ô nhớ
- MLC (Multi-Level-Cell): Loại này dành cho người sử dụng thông thường (giá tầm 0,9 $/GB), thường có 2 bit dữ liệu trên 1 ô nhớ
- TLC (Triple-Level-Cell): Loại này chưa xuất hiện nhiều trên thị trường phổ thông (giá tầm 0,6 $/GB)
Sự khác nhau giữa 3 loại trên là số bit dữ liệu trên 1 ô nhớ, tất nhiên số bit dữ liệu trên 1 ô nhớ càng cao thì dung lượng ổ SSD càng lớn và nhà sản xuất càng tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên tính ổn định của ổ có bit dữ liệu trên 1 ô nhớ cao lại không bằng loại có bit dữ liệu trên 1 ô nhớ thấp
Thường thì tuổi thọ trung bình của một ổ SSD là 10-20 năm. Các ô nhớ sẽ bị hao mòn mỗi khi các cụ ghi dữ liệu vào chúng, giống như các cụ viết bút chì vào tờ giấy rồi tẩy xóa. Vi dụ: Ổ SSD Vertex 3 120GB có chu kì danh nghĩa là 3000 chu kỳ. Nếu các cụ mỗi ngày ghi lên ổ 50GB thì thời gian sử dụng là: 120 x 3000/ 50 = 7200 ngày = 20 năm. Nếu mỗi ngày ghi 100 GB thì tuổi thọ là 10 năm
Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đang cố gắng phát triển một công nghệ mới giảm hao mòn wear-leveling (tạm dịch là cân bằng hao mòn) nhằm đảm bảo dữ liệu được ghi đều lên tất cả các ô bộ nhớ. Ngoài ra còn có thuật toán khác nhằm di chuyển những vùng dữ liệu ít thay đổi vào vùng bộ nhớ thường xuyên sử dụng. Tất cả nhằm đảm bảo ô bộ nhớ nào cũng lưu trữ và làm việc như nhau => Tuổi thọ cao
2. Dung lượng cao, hiệu suất càng lớn:
Chỉ số đánh giá hiệu suất ổ cứng là RPM (số vòng quay/phút). Hiểu nôm na tốc độ quay càng chậm thì tốc độ truy cập dữ liệu càng lâu, vì thế các cụ mợ mua HDD thông thường toàn chọn loại ổ có rpm = 7200 hoặc 11000 chứ đừng nên chọn loại 5400 rpm.
Còn về chỉ số rpm của ổ SSD lại có đánh giá là ổ có dung lượng lớn sẽ nhanh hơn ổ có dung lượng thấp (đánh giá của trang PC World). Còn theo đánh giá của cá nhân em nếu chi phí của các cụ không dư giả thì cứ rẻ nhất mà mua. Vì các ổ SSD khủng hơn thì chỉ hơn khoản benchmark, ngoài ra cũng chẳng nhanh hơn là bao.
3. Có nên dùng phần mềm để tối ưu hóa ổ cứng SSD ?
Câu trả lời là không nên. Thậm chí còn phản tác dụng, các kỹ thuật tối ưu hóa cho ổ cứng cơ HDD không áp dụng cho ổ SSD. Thông thường các ổ SSD được cắm vào main đời mới sử dụng chuẩn giao tiếp SATA III thường có tốc độ đọc ghi lên tới 550 MB/s
4. Vẫn có cách tăng hiệu suất:
Đó là dùng lệnh TRIM, cái này dành cho cụ mợ nào biết và dùng win bản quyền. Theo thời gian hiệu suất của ổ SSD sẽ suy giảm, theo định kì thường win (bản quyền) sẽ nhắc nhở các cụ mợ các dữ liệu nào không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ cứng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn
5. Kinh nghiệm mua ổ cứng SSD:
Ưu điểm của loại ổ cứng này các cụ đã thấy. Còn nhược điểm là gì, ngoài chuyện money nhiều hơn loại ổ thông thường thì nó còn có vài nhược điểm như: Dung lượng thấp, tỉ lệ hỏng và lỗi ghi nhận cao hơn (vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển toàn diện), nếu các cụ đánh rơi hoặc cập nhật firmware có vấn đề thì có thế dẫn tới hiện tượng "chết"
Sau đây là vài lưu ý:
- Ổ cứng SSD nên dùng để cài Hệ điều hành (thường thì thời gian khởi động tầm 5-8 giây, thậm chí biểu tượng logo của Microsoft chưa lắp ghép xong đã vào win, load văn bản thì cờ líc 1 phát lên luôn )và các soft nặng
- Tùy theo túi tiền các cụ có mà mua, tiền nhiều mua loại dung lượng cao, tiền ít thì cứ nhè loại thấp mà mua (Ví dụ các cụ mợ dùng văn phòng thì có thể dùng loại OCZ Agility 3 60GB giá tầm 1tr5)
- Các cụ nếu dùng win bản quyền thì nên cập nhật các bản mới nhất từ nhà phát hành để có thể sử dụng lên TRIM
- Việc sử dụng ổ SSD để lưu dữ liệu, phim ảnh, nhạc nhẽo là không nên. Vì thế các cụ nên sắm thêm 1 em HDD nữa để lưu cho sướng
- Khi mua các cụ nên chú ý tới độ bền và sự ổn định:
+ Loại SLC thì tốc độ không quá cao nhưng bền và ổn định, ghi xóa được tầm 10 vạn lần
+ Loại MLC thì tốc độ cao nhưng độ bền lại kém hơn SLC tầm 10 lần. Đây đang là loại phổ biến nhất
+ Loại TLC thì tốc độ rất cao nhưng kém bền nhất, chỉ đạt tối đa tầm 1000 lần ghi xóa, vì vậy loại này ít được phổ biến, khi mua các cụ mợ chú ý tránh mua phải loại này
Chúc các cụ các mợ mua được ổ cứng SSD như ý, cảm ơn đã đọc bài ạ
So với ổ HDD thì ổ SSD có nhiều ưu điểm hơn hẳn về mặt tốc độ, nhiệt độ, an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ. Thời gian truy cập của HDD thường ~ 5-10 mili giây, còn của ổ SSD là ~3,5-10 micro giây, nhanh gấp cả trăm lần. Nếu bỏ qua vấn đề chi phí thì việc máy tính của các cụ mợ sở hữu ổ cứng SSD sẽ là một lựa chọn sáng suốt. Sau đây là vài thông tin nếu các cụ các mợ định nâng cấp ổ cứng của mình lên SSD
1. Tuổi thọ:
Công nghệ sử dụng trên ổ SSD mang tính bảo mật cao, đặc biệt là chip điều khiển (Chip điều khiển là một bộ vi xử lí được tích hợp để điều khiển giao tiếp giữa bộ nhớ flash và máy tính). Hiện nay có 3 dạng ổ SSD dùng cho từng trường hợp là:
- SLC (Single-Level-Cell): Loại sử dụng cho doanh nghiệp, loại này đắt nhất (giá tầm 3 $/GB), hiểu nôm na là loại này 1 bit dữ liệu cho một ô nhớ
- MLC (Multi-Level-Cell): Loại này dành cho người sử dụng thông thường (giá tầm 0,9 $/GB), thường có 2 bit dữ liệu trên 1 ô nhớ
- TLC (Triple-Level-Cell): Loại này chưa xuất hiện nhiều trên thị trường phổ thông (giá tầm 0,6 $/GB)
Sự khác nhau giữa 3 loại trên là số bit dữ liệu trên 1 ô nhớ, tất nhiên số bit dữ liệu trên 1 ô nhớ càng cao thì dung lượng ổ SSD càng lớn và nhà sản xuất càng tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên tính ổn định của ổ có bit dữ liệu trên 1 ô nhớ cao lại không bằng loại có bit dữ liệu trên 1 ô nhớ thấp
Thường thì tuổi thọ trung bình của một ổ SSD là 10-20 năm. Các ô nhớ sẽ bị hao mòn mỗi khi các cụ ghi dữ liệu vào chúng, giống như các cụ viết bút chì vào tờ giấy rồi tẩy xóa. Vi dụ: Ổ SSD Vertex 3 120GB có chu kì danh nghĩa là 3000 chu kỳ. Nếu các cụ mỗi ngày ghi lên ổ 50GB thì thời gian sử dụng là: 120 x 3000/ 50 = 7200 ngày = 20 năm. Nếu mỗi ngày ghi 100 GB thì tuổi thọ là 10 năm
Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đang cố gắng phát triển một công nghệ mới giảm hao mòn wear-leveling (tạm dịch là cân bằng hao mòn) nhằm đảm bảo dữ liệu được ghi đều lên tất cả các ô bộ nhớ. Ngoài ra còn có thuật toán khác nhằm di chuyển những vùng dữ liệu ít thay đổi vào vùng bộ nhớ thường xuyên sử dụng. Tất cả nhằm đảm bảo ô bộ nhớ nào cũng lưu trữ và làm việc như nhau => Tuổi thọ cao
2. Dung lượng cao, hiệu suất càng lớn:
Chỉ số đánh giá hiệu suất ổ cứng là RPM (số vòng quay/phút). Hiểu nôm na tốc độ quay càng chậm thì tốc độ truy cập dữ liệu càng lâu, vì thế các cụ mợ mua HDD thông thường toàn chọn loại ổ có rpm = 7200 hoặc 11000 chứ đừng nên chọn loại 5400 rpm.
Còn về chỉ số rpm của ổ SSD lại có đánh giá là ổ có dung lượng lớn sẽ nhanh hơn ổ có dung lượng thấp (đánh giá của trang PC World). Còn theo đánh giá của cá nhân em nếu chi phí của các cụ không dư giả thì cứ rẻ nhất mà mua. Vì các ổ SSD khủng hơn thì chỉ hơn khoản benchmark, ngoài ra cũng chẳng nhanh hơn là bao.
3. Có nên dùng phần mềm để tối ưu hóa ổ cứng SSD ?
Câu trả lời là không nên. Thậm chí còn phản tác dụng, các kỹ thuật tối ưu hóa cho ổ cứng cơ HDD không áp dụng cho ổ SSD. Thông thường các ổ SSD được cắm vào main đời mới sử dụng chuẩn giao tiếp SATA III thường có tốc độ đọc ghi lên tới 550 MB/s
4. Vẫn có cách tăng hiệu suất:
Đó là dùng lệnh TRIM, cái này dành cho cụ mợ nào biết và dùng win bản quyền. Theo thời gian hiệu suất của ổ SSD sẽ suy giảm, theo định kì thường win (bản quyền) sẽ nhắc nhở các cụ mợ các dữ liệu nào không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ cứng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn
5. Kinh nghiệm mua ổ cứng SSD:
Ưu điểm của loại ổ cứng này các cụ đã thấy. Còn nhược điểm là gì, ngoài chuyện money nhiều hơn loại ổ thông thường thì nó còn có vài nhược điểm như: Dung lượng thấp, tỉ lệ hỏng và lỗi ghi nhận cao hơn (vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển toàn diện), nếu các cụ đánh rơi hoặc cập nhật firmware có vấn đề thì có thế dẫn tới hiện tượng "chết"
Sau đây là vài lưu ý:
- Ổ cứng SSD nên dùng để cài Hệ điều hành (thường thì thời gian khởi động tầm 5-8 giây, thậm chí biểu tượng logo của Microsoft chưa lắp ghép xong đã vào win, load văn bản thì cờ líc 1 phát lên luôn )và các soft nặng
- Tùy theo túi tiền các cụ có mà mua, tiền nhiều mua loại dung lượng cao, tiền ít thì cứ nhè loại thấp mà mua (Ví dụ các cụ mợ dùng văn phòng thì có thể dùng loại OCZ Agility 3 60GB giá tầm 1tr5)
- Các cụ nếu dùng win bản quyền thì nên cập nhật các bản mới nhất từ nhà phát hành để có thể sử dụng lên TRIM
- Việc sử dụng ổ SSD để lưu dữ liệu, phim ảnh, nhạc nhẽo là không nên. Vì thế các cụ nên sắm thêm 1 em HDD nữa để lưu cho sướng
- Khi mua các cụ nên chú ý tới độ bền và sự ổn định:
+ Loại SLC thì tốc độ không quá cao nhưng bền và ổn định, ghi xóa được tầm 10 vạn lần
+ Loại MLC thì tốc độ cao nhưng độ bền lại kém hơn SLC tầm 10 lần. Đây đang là loại phổ biến nhất
+ Loại TLC thì tốc độ rất cao nhưng kém bền nhất, chỉ đạt tối đa tầm 1000 lần ghi xóa, vì vậy loại này ít được phổ biến, khi mua các cụ mợ chú ý tránh mua phải loại này
Chúc các cụ các mợ mua được ổ cứng SSD như ý, cảm ơn đã đọc bài ạ
Chỉnh sửa cuối: